Bạn đang xem bài viết Bài Cảnh ngày xuân tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài số 1
Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm nổi tiếng có giá trị của văn học Việt Nam. Truyện Kiều thể hiện bút pháp tài hoa của tác giả. Nguyễn Du đã mô tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Mở đầu bài thơ thể hiện bút pháp tả cảnh của tác giả:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Người đọc thấy rõ ràng bức tranh cảnh ngày xuân tươi đẹp và cao rộng. Bầu trời bao la với những cánh chim én mừng xuân đang quay trở về chao liệng trên nền trời rộng lớn, bao la. Nhà thơ tả cả đất trời tươi đẹp đang độ đầu tháng ba. Tháng ba là thời điểm của tiết Thanh minh, không gian xuân đang nở rộ, tươi đẹp làm cho lòng người cảm thấy vui vẻ, phấn chấn.
Từ góc nhìn bầu trời Nguyễn Du hướng xuống mặt đất đó là những ngọn cỏ non trải thảm xanh trên khắp mặt đất tiếp nối dài đến tưởng như đến đường chân trời. Điểm xuyết trên nền xanh đó là những màu trắng tinh khôi của đóa hoa lê vươn nở trong mùa xuân,khung cảnh rất đẹp và thơ mộng về mùa xuân. Biện pháp đảo ngữ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đủ khiến người đọc thấy màu trắng hoa lê, chỉ “một vài bông hoa” nhưng đã đủ sức làm cho bức tranh ngày xuân thêm sống động, tươi đẹp.
Nhà thơ đã thực sự tinh tế khi lựa chọn màu sắc cho bức tranh xuân gồm có xanh và trắng – những sắc màu thanh khiết, giàu sức sống, đại diện cho sức sống của mùa xuân. Tác giả lúc này trở thành nhà thơ có bút pháp tả cảnh và lựa chọn thật tinh tế cho bức tranh ngày xuân của mình.
Bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ đậm chất hội họa. Mùa xuân của tác giả cảm nhận đầy đủ các màu sắc, ánh sáng, hương thơm và vẻ đẹp nên thơ đến ngây ngất lòng người.
Bài số 2
“Cảnh ngày xuân” đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều. Đoạn trích vị trí đầu của Truyện Kiều. Trong phần này thì Nguyễn Du trình trình bày bối cảnh Thúy Kiều gặp nấm mồ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng, đó là lúc cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân. Cảnh ngày xuân tươi đẹp hiện ra trước mắt họ đó là:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
“Ngày xuân con én đưa thoi” tả không gian ngày xuân, những đàn chim én trở về, chao liệng ngập trời, trong đó tác giả muốn nói đến ngày xuân trôi nhanh quá, tựa như cánh én trên bầu trời. Câu thơ thứ hai “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có ý muốn nói đến thời gian: chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sáu mươi ngày như vậy là đã đến tháng ba của tiết Thanh minh.
Hai câu thơ đầu báo hiệu thời gian hai câu thơ sau là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với hai sắc màu xanh và trắng giúp cho không gian xuân thêm thơ mộng.Có non những thảm màu xanh trải dài đến “tận” chân trời, không gian thật bát ngát, thảm cỏ non chính là làm nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, vẻ đẹp như thanh kiết, tinh khôi và rất nhẹ nhàng. Không gian lúc này không chỉ đứng im mà có những nét sinh động. Cách thay đổi trật tự từ trong câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đã làm cho màu trắng hoa lê thêm sống động trên cái nền màu xanh của cỏ non, nền xanh của thiên nhiên.
Chỉ với đoạn đầu tác giả đã mô tả sinh động không gian xuân đang về thật đẹp, thiên nhiên luôn mang lại cho con người nhiều cảm xúc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài Cảnh ngày xuân tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.