Bạn đang xem bài viết Múa lân nguồn gốc của múa lân sư rồng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Múa lân sư rồng là môn nghệ thuật múa dân gian xuất xứ từ Trung Quốc, hoạt động múa lân sư rồng thường được biểu diễn trong các dịp lễ quan trọng trong năm đó là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, những hình tượng giúp cho người dân làm ăn tốt đẹp, thuận lợi.
Nguồn gốc múa lân:
Theo truyền thuyết Trung Quốc xa xưa có một loại quái thú đầu to, sừng nhọn, miệng to là Kỳ Lân thường xuyên đi vào dân làng và quấy phá, ăn thịt các loại gia súc trong làng. Ông Lão râu tóc bạc không biết từ đâu đến đã bày cho dân làng cách chống lại quái thú đó là dùng giấy và vải làm thành hình con quái thú trét bột màu vẽ lên màu mè và đáng sợ, khi nào Kỳ Lân xuất hiện thì mang con vật kia ra nhảy múa kèm với tiếng gõ của trống,chiên…như vậy con quái thú kia sẽ không dám xuất hiện.
Trong những ngày lễ, hội lớn người dân thường mang theo hình tượng đó nhảy múa ăn mừng, Múa Lân thường mang ý nghĩa đó là sự may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió nên Múa Lân trở thành nét đẹp văn hóa ở Nam Trung Quốc.
Múa Lân rất phổ biến tại nước ta, lân có hai loại đó là lân loại có sừng và lân loại không sừng.
Lân không sừng tương tự như con hổ. Đầu lân khi làm thường dính vào sau gáy một miếng vải có màu đỏ, có chữ Vương lớn còn thân của con lân có vòng đen.
Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa hay còn được biết đến với tên kỳ lân, đầu tròn, màu thân giống màu đầu lân.
Đám múa lân sẽ có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa theo nhịp trống. Trong múa lân phải có ông Địa thường to lớn, hay dùng quạt. Thường đội lân đánh trống đến nhà nào thì sẽ có thưởng, tiền thưởng thường treo trên cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy tiền thưởng trên cao, đây được xem như là thách thức và một cách để chứng tỏ tài nghệ của đội. Ông địa phải vào nhà vái gia chủ, làm hề cho trẻ em vui, nếu như thấy hài lòng gia chủ sẽ trao tiền thưởng cho ông địa.
Một số bài múa lân như:
“Độc chiếm ngao đầu” lúc này chỉ có 1 con lân biểu diễn, tả xung hữu đột, dũng cảm, trèo giỏi, tượng trưng cho người anh hùng dũng cảm, giỏi giang và đại trượng phu.
“Song hỉ” – lúc này bài biểu diễn sẽ có hai con lân phối hợp với nhau biểu diễn, ăn ý như tình cảm vợ với chồng, đất trời và âm dương tương hợp với nhau.
“Tam Tinh” – trong bài này sẽ có ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ mà ai cũng mong muốn.
“Tam Anh” – 3 con lân cùng múa, như những người anh hùng Trung Quốc đó là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi tình anh em, nguyện gắn bó sống chết cùng nhau.
Múa lân có nguồn gốc lâu đời hàng ngàn năm và được giữ gìn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cứ đến rằm tháng 8 hoặc Tết nguyên đán hoặc các dịp lễ khác ta lại thấy những con lân nhảy múa đến từng gia đình, cầu chúc may mắn và thuận lợi cho gia chủ. Ngoài ra cũng có những đoàn múa lân chuyên nghiệp đi biểu diễn.
Múa lân (múa sư tử) đã được xã hội hóa đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Ngoài các ngày lễ Tết, lân còn xuất hiện trong các các buổi tổ chức khai trương thương hiệu,buổi lễ động thổ, liên hoan với các con vật thuộc bộ tứ linh (Long – Lân – Quy – Phụng) với ý nghĩa rằng sẽ mang lại may mắn, điềm lành, thuận lợi cho gia chủ hoặc tổ chức. Múa lân không thể thiếu trong nhiều hoạt động lớn của xã hội.
Như vậy các bạn vừa tìm hiểu nguồn gốc múa lân. Hi vọng thông tin trên sẽ có ích cho bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Múa lân nguồn gốc của múa lân sư rồng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.