Bạn đang xem bài viết [Soạn văn] Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ hay nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong văn học, có một câu tục ngữ người ta thường dùng khi muốn diễn đạt ý nghĩa của một tình huống rất căng thẳng, đầy khó khăn hoặc cảm giác bùng nổ, đó là “Tức nước vỡ bờ”. Từ câu tục ngữ này, chúng ta có thể cảm nhận được sự mạnh mẽ, dữ dội cũng như tính chất không thể kiềm chế của một tình huống đến đỉnh điểm.
Ở mỗi người, ý nghĩa của câu tục ngữ này có thể khác nhau, tuy nhiên nó thường gắn liền với những cảm xúc sôi động, dữ dội và có thể gây ra sự thay đổi lớn trong cuộc sống. Sự “tức nước vỡ bờ” có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như áp lực công việc, gia đình, tình yêu hay bất kỳ sự khó khăn nào đến từ cuộc sống hàng ngày.
Ý nghĩa của câu tục ngữ này cũng có thể được dùng để miêu tả tình huống trong một tác phẩm nghệ thuật. Đó có thể là truyện, tiểu thuyết hoặc phim ảnh, nơi tác giả muốn tạo ra sự căng thẳng và nhấn mạnh lên tính chất khó kiểm soát của một tình huống.
Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là tình huống tiêu cực hay sự lo lắng, “tức nước vỡ bờ” cũng có thể được hiểu như một sự cống hiến tột bậc, sự kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua khó khăn. Đôi khi, một tình huống căng thẳng cũng có thể đánh thức những tiềm năng tiêm ẩn, khám phá khả năng vượt trội trong chúng ta.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ” không chỉ là một cách diễn đạt một trạng thái cảm xúc mà còn nhấn mạnh lên ý chí, sự dũng cảm và sự tấn công của con người để vượt qua những rào cản trong cuộc sống. Ý nghĩa đặc biệt của trạng thái “tức nước vỡ bờ” là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng, dù khó khăn có đến mấy, giữ vững ý chí và không bao giờ từ bỏ là chìa khóa để vượt qua mọi trở ngại.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố thể hiện rõ bộ mặt của xã hội thực dân phong kiến đương thời cùng giá trị của người phụ nữ. Chính điều đó khiến người đọc không khỏi tò mò về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ. Để hiểu rõ hơn, cùng Chúng Tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Top 6 ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ
Trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” (trích tác phẩm Tắt đèn – Ngô Tất Tố) in trong SGK Ngữ Văn 8 tập 1 đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Chỉ một nhan đề “Tức nước vỡ bờ” thôi cũng đủ giúp người đọc mường tượng được nội dung bên trong đoạn trích.
Đây là một nhan đề có sức gợi hình cao, thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Dưới đây là top 6 bài văn giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ để bạn tham khảo nhé!
Bài mẫu 1
“Tức nước vỡ bờ” là nhan đề được Ngô Tất Tố chính tay đặt tên. Bởi vậy, nhan đề cũng đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của đoạn trích. Bằng cách sử dụng một thành ngữ trong dân gian mang ý nghĩa về đấu tranh để đặt tên cho một trích đoạn.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người nông dân lao động Việt Nam vốn hiền lành, tính tình chất phác, luôn nhẫn nhục và đặc biệt chịu thương chịu khó. Nhưng cũng không vì thế mà họ chịu áp bức, nếu bị đẩy đến con đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút lo sợ mà đánh quật bọn bè lũ áp bức.
Chính hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã phần nào phản ánh được quy luật tất yếu của cuộc sống. Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh. Chân lý này đến nay vẫn luôn tồn tại một cách khách quan.
Bài mẫu 2
Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, ta thấy “Tức nước vỡ bờ” là một nhan đề có sức gợi hình cao, bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự.
Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng Tháng Tám chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân.
Họ là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.
Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn”, cụ thể là trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”. Khi bị đàn áp chị đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ. Bởi lẽ đơn giản “con giun xéo lắm cũng quằn”, và con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng. Đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.
Chủ đề tham khảo:
- 7 mẫu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt hấp dẫn không đụng hàng
- Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay là gì? Phân tích ý nghĩa
Bài mẫu 3
Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” một phần nào đã giúp cho người đọc hình dung ra được nội dung của đoạn trích. Chị Dậu đại diện cho giai cấp nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, những con người nghèo khó, đói khổ luôn chịu những áp bức, bóc lột của bọn bè lũ độc ác, mà đại diện là lí trưởng và tay sai.
Chúng đẩy những người nông dân như chị Dậu vào cái chết, chúng đánh đập, bóc lột tàn bạo không thương tiếc. Nhưng chúng không biết rằng “con giun xéo lắm cùng quằn”.
Không chỉ chị Dậu mà toàn thể những người nông dân chất phác đó cùng nhau đồng lòng đứng dậy đấu tranh. Cuộc vùng lên này là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Khi con người đã bị dồn đến đường cùng thì sẽ vùng lên đấu tranh để giành lại những thứ thuộc về mình.
Bài mẫu 4
“Tức nước vỡ bờ” là một đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Đây là một cây bút ký tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
Đoạn trích này khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người nông dân khi đang phải tồn tại trong một chế độ xã hội phong kiến đương thời vô cùng thối nát, tàn bạo. Nơi mà người nông dân chỉ thấy một màu đen, họ bị áp bức không tìm thấy lối thoát. Khi đã ở bước đường cùng, họ sẽ làm gì?
Ngô Tất Tố đã trả lời câu hỏi này bằng ngòi bút của mình. Ông lựa chọn “Tức nước vỡ bờ” – một câu thành ngữ tục ngữ làm nhan đề theo đúng nghĩa đen của nó.
“Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó. Khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”
Trong đoạn trích này, chúng ta thấy hình ảnh của chị Dậu – một người phụ nữ nông thôn hiền lành, tháo vát, luôn sống nhẫn nhục, nhẫn nhịn. Đứng trước thói hống hách, xách lược, dẫm đạp lên người chồng ốm yếu bệnh tật của bọn quan lại, tay sai, chị quỳ lạy, van xin chúng.
Nhưng khi bị đẩy đến đường cùng thì bản năng trong chị trỗi dậy buộc chị phải vùng lên, chống cự, đánh trả lại để đòi lại chân lý lẽ phải cho bản thân, cho chồng, cho gia đình mình.
Tuy rằng sự chống cự như nước vỡ tràn đê của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối của chị thoát khỏi màn đen nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo.
Vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa. Và họ mới được “sống”.
Bài mẫu 5
“Tức nước vỡ bờ” mang sức gợi hình cao, đây là nhan đề được chính tay tác giả Ngô Tất Tố đặt tên. Tác giả sử dụng chính thành ngữ của người Việt Nam ta để nói lên một quy luật khách quan là ở đâu có áp bức thì ở đó có chiến tranh, có chống cự.
Đối tượng mà cực khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất trước Cách mạng Tháng Tám không ai khác là những người nông dân hiền lành, chất phác. Họ nghèo đói, khổ cực vậy mà còn phải chịu thêm sự áp bức, bóc lột của những kẻ cậy quyền cậy thế.
Khi bị dồn vào đường cùng, chính những người nông dân hiền lành, chất phác đó mà tiêu biểu là chị Dậu đã đứng lên đấu tranh, giành lại không chỉ sự sống mà còn là sự tự do của chính mình. Mọi thế lực áp bức dù lớn mạnh như thế nào chăng nữa rồi cũng sẽ bị đánh bại.
Bài mẫu 6
Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích, vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề này?
“Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy.
Với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lí trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”.
Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị. Và quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, chị đã liều mạng cự lại.
Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lí muôn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ.
Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn. “Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.
Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.
Em hiểu thế nào về Tức nước vỡ bờ?
Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” được đặt cho đoạn trích này rất thoả đáng. Trước hết, đây là một thành ngữ dân gian vừa súc tích, vừa giàu ý nghĩa. Chỉ riêng tựa đề gần như đã tóm tắt được nội dung chủ đạo của đoạn trích.
Để giải thích nhan đề này, người đọc cần phân tích kĩ nghĩa đen và nghĩa bóng của “tức nước vỡ bờ”. Nghĩa đen của thành ngữ này chỉ một hiện tượng tự nhiên, là khi nước lớn, nhiều sẽ làm cho bờ ngăn nước bị vỡ.
Theo nghĩa bóng, nó chỉ một hành động phản kháng của con người do đã quá sức chịu đựng thông thường. Cụ thể ở đây là hành động đấu tranh của chị Dậu đã giải thích nhan đề một cách rõ ràng.
Trong đoạn trích này, kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên logic hiện thực rằng tức nước sẽ vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên chân lí “con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng”.
Mặc dù tự phát, song hành động của chị Dậu cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn trích vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa nhân văn và thể hiện hiện thực sinh động từ ngòi bút Ngô Tất Tố.
Trên đây là bài viết giải thích ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ mà Chúng Tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Theo dõi Chúng Tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé!
Truyện ngắn “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố là một tác phẩm văn chương đầy ý nghĩa và sâu sắc. Nhan đề truyện gợi lên cho người đọc một hình ảnh mạnh mẽ, đồng thời chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa về cuộc sống và con người.
Ý nghĩa đầu tiên mà nhan đề muốn truyền đạt là sự bùng nổ, sự trào dâng mạnh mẽ của cảm xúc. Tức nước vỡ bờ đề cập đến những lúc con người không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, khi những cảm xúc ấy trào dâng quá mạnh và không thể kiểm soát. Nhưng đồng thời, nhan đề cũng chứa đựng ý nghĩa về những hậu quả và sự mất cân bằng sau khi cảm xúc trào dâng.
Còn ý nghĩa thứ hai của nhan đề “Tức nước vỡ bờ” là nhắc nhở về sự quyết định và trách nhiệm của chính mỗi người đối với cuộc sống của mình. Nếu một người không biết kiềm chế cảm xúc, không biết đặt ra giới hạn cho bản thân, thì cảm xúc sẽ tràn ngập, “vỡ bờ” và gây ra những hậu quả đáng tiếc. Có thể hiểu đơn giản rằng, việc không biết kiểm soát cảm xúc là mất kiểm soát cuộc sống.
Cuối cùng, ý nghĩa chung của nhan đề “Tức nước vỡ bờ” là nhắc nhở mọi người sống một cuộc sống cân bằng, biết đặt giới hạn cho chính mình. Đôi khi, quá nhiều cảm xúc, quá nhiều sự mất cân bằng sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Mọi người cần học cách kiềm chế bản thân, biết phân biệt điều đúng và điều sai, và sống thật gần với trái tim mình.
Vậy nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đã gợi lên nhiều ý nghĩa thiết thực và sâu sắc về cuộc sống và con người. Nó là một lời nhắc nhủ đáng giá cho mỗi người chúng ta về cách sống có trách nhiệm và cảm xúc cân bằng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết [Soạn văn] Ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ hay nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Soạn văn
2. Ý nghĩa
3. Nhan đề
4. Tức nước vỡ bờ
5. Vỡ bờ
6. Tức nước
7. Ý nghĩa nhan đề
8. Soạn văn nghị luận
9. Nghị luận với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”
10. Từ khoá nghị luận
11. Từ khoá soạn văn
12. Tính chất của nhan đề “Tức nước vỡ bờ”
13. Hiểu đúng ý nghĩa của nhan đề
14. Phân tích nhan đề “Tức nước vỡ bờ”
15. Nhận định về tác động của nhan đề “Tức nước vỡ bờ” trong soạn văn