Bạn đang xem bài viết Các loại địa lan – Thú vui tao nhã trồng hoa tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rời xa những công việc bộn bề để trở về bên mái nhà để tìm niềm vui nho nhỏ, trồng và chăm sóc hoa tại nhà đem đến cho bạn những phút giây thư giãn thoải mái khi được hòa mình cùng với thiên nhiên, đồng thời những hương sắc của hoa càng làm cho ngôi nhà của bạn lung linh hơn. Trong số các loại hoa thì địa lan là thuộc loại được mọi người ưa chuộng bởi toát lên vẻ sang trọng và tinh tế. Bạn đã biết gì về địa lan? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại địa lan dưới đây.
Các bạn đã biết gì về địa lan?
– Cây địa lan có tên tiếng anh là Cymbidium hybrid, thuộc dòng họ phong lan, cây có nguồn gốc từ khu vực phía tây nam trung quốc
– Cây địa lan ưa chuộng khí hậu nóng ẩm, yêu cầu ánh nắng đầy đủ, nhưng vào mùa hè cần đặt cây vào những nơi mát mẻ để hạn chế sự mất nước của cây.
– Cây thích hợp để các đại sãnh của nhà, phòng họp và bàn tiệc.
So sánh phong lan và địa lan
Chắc hẳn nhiều người sẽ nhầm lẫn giữ hai loại cây hoa này. Thực tế, địa lan là cây được trồng dưới đất và chỉ cho hoa một lần sống một cách độc lập không bám vào thân cây chủ khác như hoa phong lan.
Các loại địa lan dễ trồng thường có ở Việt Nam
– Địa lan có nhiều giống loại khác nhau, có được từ tự nhiên nhưng cũng có được từ việc lai trồng. Mỗi loại mang một màu sắc và dáng vẻ khác nhau
– Một số loại địa lan thường dễ trồng ở Việt Nam: Hoàng Vũ, Đại Hoàng, Hoàng Điểm, Hội Điểm, Thanh Điểm, Đại Kiều, Tiểu Kiều, Kim Biên, Ngân Biên……..
Người ta chia địa lan ra thành từng nhóm, một số nhóm địa lan dễ trồng phổ biến ở Việt Nam bao gồm:
Nhóm địa lan gấm
Nhóm này được trồng làm cây cảnh để trang trí là chủ yếu, hình dạng của loại địa lan này rất đẹp và thu hút. Loài này mọc trên núi đá, thân ngầm nối và có rễ ăn sâu vào lớp thảm mục của rừng. Hoa của nhóm này thường nở vào mùa đông và đầu xuân.
Lan lá gấm hay còn có tên gọi khác là Ludisia dicolor, đây là loài có cây, thân rễ bò dài và vươn lên mặt đất. Lan lá gấm phần lá có hình bầu dục, phiến lá màu nhung đen, nổi rõ các đường gân mảnh dọc theo lá, hoa có màu trắng và cánh hoa thưa.
Nhóm địa lan đất
Những cây địa lan thuộc nhóm này thường mọc trong những bãi cỏ ven rừng, cạnh ruộng. Cây mọc trên đất và có rất nhiều khoáng sét cho nên những cây địa lan loài này thường dễ trồng và thích hợp trồng trong chậu. Người ta thường dùng đất vườn hoặc than bùn hay những giá thể hữu cơ khác để làm đất trồng loài địa lan này.
Có 2 loài thuộc nhóm địa lan đất là:
Lan hạc đính nâu (Phaius tankervilleae): Đây là loại cây có củ giả lớn, thân cao 50-60cm, lá lớn, cụm hoa thẳng mọc ra rừ nách lá gốc củ giả ca 70cm. Đây là loài có nhiều hoa, hoa to, có màu trắng ở mặt ngoài và nâu ở mặt trong, cánh môi màu đỏ có vạch vàng. Loài này mọc nhiều ở các vùng trên sình lầy. Đây là loại ưa bóng râm, khi trồng bạn không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị ứng nước. Hoa nở vào tháng 2-3, có độ bền từ 20-30 ngày.
Lan chu đinh tím (Spathoglottis plicata): Đây là loại địa lan có thân cây cao từ 40-50 cm có lá thuôn dài, mỗi cây có khoảng 7-10 bông hoa lớn màu tím hoặc trắng. Cánh môi đậm và có màu tím, hoa có họng màu vàng nhỏ. Loài này xuất xứ từ vùng phía Nam trên núi và sống ở môi trường có nhiệt độ thấp. Đây là loài hoa ưa sáng, dễ trồng, hoa nở quanh năm, bền và thơm.
Nhóm địa lan hài
Lan Hài hồng (Paphiopedilum Delenatii): Đây là loài có hình lá bầu dục dẹp, có màu xanh với vân đậm nhạt, phần trên và dưới lá có nhiều chấm nâu đỏ đôi khi dày đặc thành màu hung đỏ. Một cụm hoa thường có 1-2 hoa nở vào mùa đông, có độ bền từ 20-40 ngày, hoa có hương thơm dễ chịu. Đây là loài cây ưa ẩm và thoáng, ánh sáng tán xạ che 10-40%, sống ở nhiệt độ từ 13-35 độ C.
Lan hài Liên (Paphiopedilum tranlienianum): Loài này mọc nhiều ở Thái Nguyên với độ cao trung bình từ 500-800m, đây là loài địa chi dễ trồng, hoa màu nâu, đài trên có màu trắng, mọc trên đất hoặc trên đá. Lá cây dạng dải, hơi mềm, mặt trên lá có màu xanh đậm với mép lá có màu xanh hoặc màu trắng, mặt dưới lá có màu xanh nhạt. 1 cụm hoa thường mang 1 hoa, hoa có kích thước 6x7cm và thường nở vào mùa đông. Hoa có độ bền >45 ngày, có hương thơm. Đây là loại cây ưa ẩm và thoáng, sống ở nhiệt độ từ 5-35 độ C.
Lan hài henry (Paphiopedilum henryanum): Loài địa lan này rất dễ trồng, hoa có màu đỏ sen, cánh hoa có màu trắng nâu đỏ. Lá đứng cứng và hơi dây, mặt trên có màu xanh đậm với mép lá vàng hay trắng vàng, mặt dưới lá có màu xanh nhạt có các chấm nhỏ dày đặc màu nâu đỏ ở phần gốc lá. Một cụm hoa thường chỉ mang 1 hoa có kích thước từ 7-8cm. Hoa thường nở vào mùa đông, có độ bền từ 20-40 ngày, không có hương thơm.
Các loại địa lan hiếm
Lan thảo kèn: Đây là loại lan quý hiếm ở Việt Nam, những bông hoa lan thảo kèn sở hữu vẻ đẹp rực rỡ, thân cây khá lớn so với các loài lan rừng khác, hoa thường rủ xuống khi cây dần trưởng thành. Thân cây có độ dài trung bình từ 50-80cm. Đây là loại lan rừng đẹp và thường nở vào cuối mùa đông hàng năm, hoa nở thành chùm lớn, có hương thơm và lâu tàn. Kích thước mỗi bông hoa khoảng 6-7cm.
Lan Trần Tuấn: Sở dĩ có cái tên này bởi vì loài hoa này do một chuyên gia về hoa có tên Trần Tuấn Anh phát hiện ra và nuôi dưỡng thành công. Ngoài ra, nó còn được gọi với cái tên khác là Hoàng Thảo Lưỡi Tím, bởi vì ở giữa hoa có màu tím nổi bật. Loài hoa này có thân cây cao 15-20cm, có 4 đốt, lá dài 8-12cm, mỗi bông hoa to khoảng 4-5cm. Hoa thường nở vào mùa xuân hàng năm, ở rìa cánh hoa có màu trắng, càng vào tâm hoa thì sẽ có màu tím đậm.
Lan trầm tím: Đây là một trong những loại lan quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Loài này là kết quả của sự lai tạo giữa lan giả hạc và lan hoàng thảo tím nên nó sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và quyến rũ. Hoa có hương thơm nhẹ nhàng, thường nở vào các dịp tết. Sắc tím nổi bật của loài hoa này mang lại không khí ấm cúng cho gia đình trong những ngày tết đến.
Lan đơn cam: Lan đơn cam có tên đầy đủ là hoàng thảo đơn cam. Loại lan rừng này có xuất xứ từ Đông Nam Á nên thường được trồng ở các vùng khí hậu mát mẻ. Hoa lan đơn cam có màu cam rực rỡ, bắt mát, thi thoảng ngả sang màu cánh gián. Loài hoa này có kích thước khá nhỏ, dài và cong, giữa cánh hoa có các đường vân, lông màu cam sữa quyến rũ. Thân cây cao từ 10-15cm, có từ 3-4 chiếc lá. Loài hoa này thường nở từ tháng 2 đến cuối tháng 5. Loài cây này sống trong môi trường nhiệt độ ổn định, không quá nóng cũng không quá lạnh, đủ sáng để cây quang hợp tốt nhất.
Lan giả hạc: Lan giả hạc còn có tên gọi khác là lan phi điệp tím, loài hoa này mọc ở độ cao 1000-1300m trong các khu rừng cây Đà Lạt, Sông Bé, Đô Lương,… Loài hoa này chỉ nở từ 7-10 ngày, khi tàn hoa vẫn còn hương thơm. Đây là loài rất kén đất và nơi trồng. Hoa thường nở vào dịp tết nên vào những ngày này lan giả hạc được rất nhiều người săn đón.
Cách trồng và chăm sóc địa lan
– Để hoa địa lan phát triển tốt và nở hoa đẹp, khâu đầu tiên chính là khâu chọn giống. Chọn thân củ tròn mập, thân lá xanh đủ nước. Để hoa nở to và đẹp bạn cần chăm sóc kĩ và để cho hoa ra kịp mùa vụ. Để làm được điều đó, yếu tố quan trọng tiếp theo đó là đất trồng lan. Đất này bạn cần chuẩn bị như sau: một phần cát sông rửa sạch, một phần phân hưu cơ trộn với vỏ trấu đã được diệt khuẩn, một phần than xi tổ ong đã đập vụn, một phần gỗ mục để nguyên không tách nhỏ phần ra.
– Chậu để trồng hoa bạn nên chọn hoặc đặt chậu có đáy nhiều lỗ thoát nước, từ 1/3 đáy chậu tính lên nên có thêm lỗ thông gió, tạo sự thoáng khí cho hoa địa lan.
– Ta xúc chất trồng mịn nhỏ đổ nhẹ vào xung quanh gốc cây, vỗ nhẹ miệng chậu để các hạt nhỏ lấp kín chỗ hổng quanh gốc tạo điều kiện cho bộ rễ tiếp xúc tốt nhất với chất trồng và hút dinh dưỡng. Lưu ý, củ gải hành sau khi trồng phải nổi lên 1/3 trên mặt đất, trồng xong tưới đủ nước, để trong mái che mưa và che 70-80% nắng. Sau khi ổn định ta tưới nước đủ ẩm, khô mới tưới, chủ động tưới, không để chậu ngoài trời mưa.
– Kiểm tra lau lá theo định kì 15 ngày 1 lần
– Đối với phân để tưới địa lan, ta lấy 5kg ốc sên ngâm 20 lít nước sạch, pha thêm 1kg than hoa nghiền vụn, đạy kín để một năm, sau đó gạn lấy nước trong pha tỉ lệ 1/20, pha thêm thuốc diệt khuẩn tưới theo định kì 15 ngày 1 lần. Muốn duy trì nước tưới trên, ta phải ngâm 2-3 thùng chuẩn bị.
Xem thêm: Cách trồng lan trầm vàng
Wiki Cách Làm vừa giới thiệu với các bạn các loại địa lan phổ biến, dễ trồng và các loại địa lan hiếm tại Việt Nam. Nếu bạn yêu thích loài hoa này và muốn trồng một chậu địa lan trang trí trong nhà thì hãy tham khảo những loại địa lan trên đây. Cám ơn đã theo dõi!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các loại địa lan – Thú vui tao nhã trồng hoa tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.