Bạn đang xem bài viết Soạn bài Chiếc lược ngà Soạn văn 9 tập 1 bài 15 (trang 195) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng gửi gắm thông điệp ý nghĩa về tình phụ tử. Truyện được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Chiếc lược ngà. Mời tham khảo nội dung chi tiết để giúp ích cho các bạn học sinh.
Soạn bài Chiếc lược ngà – Mẫu 1
Soạn văn Chiếc lược ngà chi tiết
I. Tác giả
– Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
– Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
– Từ năm 1954, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn.
– Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam bộ tham gia kháng chiến rồi tiếp tục sáng tác văn học.
– Sau khi đất nước thống nhất, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
– Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim…
– Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
2. Bố cục
- Phần 1. Từ đầu đến “chị cũng không muốn bắt nó về”: Ông Sáu trở về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ra ba.
- Phần 2. Tiếp theo đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”: Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.
- Phần 3. Còn lại: Ông Sáu hy sinh ở chiến trường và chuyện về chiếc lược ngà.
3. Tóm tắt
Sau nhiều năm xa nhà, ông Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con. Nhưng đứa con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha chỉ vì vết sẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu ông Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu.
Xem thêm: Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Ông Sáu trở về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ông là ba
– Trong những năm xa nhà, ông Sáu luôn nhớ con, khát khao gặp con.
– Khi được trở về thăm con: Thuyền chưa cập bến đã nhảy vội lên bờ gọi con.
– Nhưng ngược lại, bé Thu lại không chịu nhận cha:
- Lúc mới gặp ông Sáu: “Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”.
- Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.
- Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
- Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho.
- Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại.
=> Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.
– Nguyên nhân:
- Bé Thu không nhận ông Sáu là ba vì ông có vết thẹo trên mặt “không giống cái hình ba chụp với má”.
- Với lứa tuổi của mình, Thu không thể hiểu những khắc nghiệt của chiến tranh. Vậy mà, vết sẹo chiến tranh hằn trên gương mặt ông Sáu đã làm Thu không nhận ra được cha mình.
=> Hậu quả mà chiến tranh gây ra khiến con người xót xa.
– Ông Sáu rất đau lòng, thất vọng vì bé Thu không nhận mình:
- Khi bé Thu chạy vụt đi, hét lên hoảng hốt, sợ hãi: “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
- Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lảng tránh, lạnh lùng, vô lễ. Ông càng đau khổ hơn (tám năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…)
=> Tình cảm yêu thương trìu mến của một người cha.
2. Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con
– Tình cảm thắm thiết mà ông Sáu dành cho con:
- Lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con nhưng sợ con không chịu, ông chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”. Khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.
- Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngày (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc dòng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
- Lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.
- Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”.
- Ông gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay.
– Tình cảm bé Thu đối với cha:
- Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên: “Ba…a…a… Ba!”. Tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.
- Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máo với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”.
3. Ông Sáu hy sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà
– Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.
– Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.
– Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.
– Nội dung: Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
– Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật…
Soạn văn Chiếc lược ngà ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Kể tóm tắt cốt truyện của văn bản đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
* Kể tóm tắt: Sau nhiều năm xa nhà, ông Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con. Nhưng đứa con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha chỉ vì vết sẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu ông Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu.
* Tình huống bộc lộ sâu sắc tình cảm cha con của bé Thu: Cuộc gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu sau nhiều năm xa cách. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận ba, chỉ đến khi ông Sáu sắp phải trở lại chiến trường thì Thu mới nhận ra cha của mình.
Câu 2. Phân tích diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả?
– Trước lúc nhận cha:
- Lúc mới gặp ông Sáu: “Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”.
- Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.
- Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
- Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho.
- Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại.
=> Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.
– Khi nhận ra cha của mình:
- Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên: “Ba…a…a… Ba!”. Tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.
- Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máo với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”.
=> Tình cảm dành cho cha bị dồn nén bấy lâu nay mới có dịp được bộc lộ.
Câu 3. Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp ở ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy.
– Trong những năm xa nhà, ông Sáu luôn nhớ con, khát khao gặp con.
– Khi được trở về thăm con: Xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy lên bờ gọi, đưa tay đón con, rất xúc động làm vết thẹo đỏ ửng giần giật, “giọng lắp bắp, run run”.
– Khi bé Thu chạy vụt đi, hét lên hoảng hốt, sợ hãi: “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
– Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lảng tránh, lạnh lùng, vô lễ. Ông càng đau khổ hơn (tám năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…)
– Lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con nhưng sợ con không chịu, ông chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”. Khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.
– Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngày (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc dòng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
– Lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.
– Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Ông gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay.
=> Ông Sáu là biểu tượng cho tình phụ tử thiêng liêng sâu đậm.
Câu 4. Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
– Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật “tôi” – là đồng đội của ông Sáu, người trực tiếp chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.
– Tác dụng của việc lựa chọn vai kể:
- Góp phần giúp cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy.
- Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan một cách khách quan hơn.
II. Luyện tập
Câu 1. Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược, trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật.
Gợi ý:
Dù là trước hay sau khi nhận cha, bé Thu vẫn dành cho cha một tình yêu thương sâu nặng, gắn bó.
Câu 2. Viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác.
Gợi ý:
Hôm sau tôi theo ngoại về nhà, nhưng nhìn ba chuẩn bị xong đồ đạc chuẩn bị rời đi, tôi chỉ biết đứng nép ở một góc. Trước khi đi, ba đến bên và nói: “Thôi, ba đi nghe con!” Trong khoảnh khắc ấy, tôi thốt lên một tiếng: “Ba!” . Tôi vừa khóc vừa ôm lấy ba không muốn rời.
Trước khi đi, tôi còn đòi ba mua cho một cái lược. Trong một lần chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hy sinh. Bác Ba đồng đội của ba đã gặp và trao cho tôi t chiếc lược ngà – kỉ vật mà ba tôi để lại, bên trên có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
Soạn bài Chiếc lược ngà – Mẫu 2
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Kể tóm tắt cốt truyện của văn bản đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
– Tóm tắt: Ông Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con sau nhiều năm xa cách. Nhưng đứa con gái của ông là bé Thu lại không nhận ra cha chỉ vì vết sẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu ông Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu.
– Tình huống: Cuộc gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu sau nhiều năm xa cách. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận ba, chỉ đến khi ông Sáu sắp phải trở lại chiến trường thì Thu mới nhận ra cha của mình.
Câu 2. Phân tích diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả?
– Trước khi nhận ra cha:
- Lúc mới gặp ông Sáu: “Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”.
- Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.
- Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
- Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho.
- Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại.
=> Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.
– Sau khi nhận ra cha:
- Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên: “Ba…a…a… Ba!”. Tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.
- Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máo với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”.
=> Tình cảm dành cho cha bị dồn nén bấy lâu nay mới có dịp được bộc lộ.
Câu 3. Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp ở ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Điều đó bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy.
– Trong những năm xa nhà, ông Sáu luôn nhớ con, khát khao gặp con.
– Khi được trở về thăm con: Xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy lên bờ gọi, đưa tay đón con, rất xúc động làm vết thẹo đỏ ửng giần giật, “giọng lắp bắp, run run”.
– Khi bé Thu chạy vụt đi, hét lên hoảng hốt, sợ hãi: “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
– Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lảng tránh, lạnh lùng, vô lễ. Ông càng đau khổ hơn (tám năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…)
– Lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con nhưng sợ con không chịu, ông chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”. Khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.
– Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngày (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc dòng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
– Lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.
– Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Ông gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay.
=> Ông Sáu là biểu tượng cho tình phụ tử thiêng liêng sâu đậm.
Câu 4. Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
– Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật “tôi” – là đồng đội của ông Sáu, người trực tiếp chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.
– Việc lựa chọn vai kể góp phần giúp cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan một cách khách quan hơn.
II. Luyện tập
Câu 1. Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược, trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật.
Gợi ý:
Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược, trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật: Một tấm lòng yêu thương cha sâu sắc, mong muốn được gần gũi với người cha của mình.
Câu 2. Viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác.
Gợi ý:
Sáng hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Mọi người đến tạm biệt cha tôi rất đông. Tôi chỉ biết đứng nép vào một góc quan sát mọi việc. Trước khi đi, ba đến bên và nói: “Thôi, ba đi nghe con!”. Nghe vậy, tôi cất tiếng gọi: “Ba!”. Tôi chạy đến nhảy lên người ba, ôm chặt không muốn rời. Trước khi đi, tôi còn đòi ba mua cho một cái lược. Trong một lần chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hy sinh. Bác Ba đồng đội của ba đã gặp và trao cho tôi môt chiếc lược ngà – kỉ vật mà ba tôi để lại, bên trên có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Tôi nhận lấy mà cảm thấy xúc động, thương nhớ về người cha của mình.
Soạn bài Chiếc lược ngà – Mẫu 3
Câu 1.
– Kể tóm tắt cốt truyện của văn bản đoạn trích: Ông Sáu được đơn vị cho về thăm nhà. Suốt chặng đường, ông cảm thấy bồi hồi vì sắp được gặp con gái. Nhưng đến khi trở về, bé Thu lại không chịu nhận cha. Trong ba ngày ở nhà, ông luôn tìm cách để con gọi một tiếng “ba”. Nhưng Thu không chịu, còn giận dỗi bỏ sang nhà bà ngoại. Khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu mới nhận ra ba. Nhưng đến lúc, ông Sáu cũng phải trở lại chiến trường.
– Tình huống đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu: Cuộc gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu sau nhiều năm xa cách. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận ba, chỉ đến khi ông Sáu sắp phải trở lại chiến trường thì Thu mới nhận ra cha của mình.
Câu 2.
Phân tích diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép:
– Trước khi nhận ra cha:
- Lúc mới gặp ông Sáu: “Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”.
- Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.
- Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
- Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho
- Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại.
– Sau khi nhận ra cha:
- Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên: “Ba…a…a… Ba!”. Tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.
- Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máo với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”.
Nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả:
- Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, tài tình.
Câu 3.
– Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp ở ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc:
- Trong những năm xa nhà, ông Sáu luôn nhớ con, khát khao gặp con.
- Khi được trở về thăm con: Xuồng chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy lên bờ gọi, đưa tay đón con, rất xúc động làm vết thẹo đỏ ửng giần giật, “giọng lắp bắp, run run”.
- Khi bé Thu chạy vụt đi, hét lên hoảng hốt, sợ hãi: “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
- Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lảng tránh, lạnh lùng, vô lễ. Ông càng đau khổ hơn (tám năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…)
- Lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con nhưng sợ con không chịu, ông chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”. Khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.
- Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngày (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc dòng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
- Lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.
- Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Ông gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay.
– Điều đó bộc lộ thêm nét trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy: Một con người giàu tình cảm, hết mực yêu thương con.
Câu 4.
– Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật “tôi” – là đồng đội của ông Sáu, người trực tiếp chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.
– Việc lựa chọn vai kể góp phần giúp cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan một cách khách quan hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Chiếc lược ngà Soạn văn 9 tập 1 bài 15 (trang 195) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.