Bạn đang xem bài viết Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh kiết lỵ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kiết lỵ là bệnh do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn gây ra bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện vào mùa thu, hè. Người bệnh thường có biểu hiện: đau bụng, đi ngoài mót rặn, đi ngoài ra nhầy. Hầu hết bệnh nhân bị kiết lỵ thường kéo dài trong khoảng 2-3 ngày nếu được điều trị đúng cách. Song điều cốt yếu trong điều trị kiết lỵ tại nhà là phải uống đủ nước và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để chóng khỏi bệnh và tránh suy kiệt do suy dinh dưỡng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người bị lỵ. Dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho những người đang mắc phải bệnh này
Nguyên nhân:
Bệnh có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.
Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.
Tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh.
Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả… bị ôi, thiu; thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo); ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm; tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm.
Nhận biết:
Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.
Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.
Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…
Thực phẩm tốt cho người bị bệnh lỵ
Người bị bệnh lỵ nên ăn những món lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như cháo, súp, canh….
Các thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nên dùng như gạo tẻ, gạo nếp, mì; các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh, hạt sen và các loại rau củ quả tươi, sạch.Thực phẩm này giúp dễ tiêu, ngoài ra còn có tác dụng hạn chế đi lỏng.
Người bị bệnh lỵ nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi qua phân (đi đại tiện càng nhiều lần, lượng nước cơ thể mất đi càng lớn), có thể uống dung dịch oresol, nước cháo muối, nước muối đường, nước gạo rang,… uống càng nhiều càng tốt tùy vào tình trạng mất nước của cơ thể.
Một vài món ăn theo dân gian có thể chữa trị kiết lỵ như lá mơ lông hấp trứng gà, canh rau sam, cháo rau dền, tỏi,… Nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một ít.
Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ vẫn còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và bú nhiều hơn, lâu hơn. Trẻ bị kiết lỵ cần được cho uống nước đầy đủ và ăn giàu chất dinh dưỡng, sau khi trẻ khỏi bệnh vẫn cần duy trì chế độ ăn giàu năng lượng (giàu glucid, lipid và protein) bằng cách cho trẻ ăn thêm 1 bữa hàng ngày so với bình thường trong 2 tuần để tránh suy dinh dưỡng.
Thực phẩm không nên dùng với người bệnh lỵ
Người bị lỵ cần tránh các thức ăn giàu chất xơ và thức ăn có nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn (đặc biệt là thức ăn đường phố, hàng rong, thức ăn không rõ nguồn gốc).
Những thực phẩm như hành tây, giá đỗ, rau cần, rau hẹ, uống rượu hay các đồ uống có ga có thể gây kích thích các vết loét ở đường ruột, làm nặng lên tình trạng đi ngoài do lỵ
Các món ăn cay, mặn, hay các gia vị như ớt, hạt tiêu cũng không tốt cho người bị lỵ.
Vấn đề cuối cùng là vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những bệnh lây qua đường tiêu hóa như bệnh lỵ.
Cách phòng ngừa
Phải rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng. Luôn luôn ăn chín, uống sôi.
Nếu ăn rau sống cần rửa thật sạch, rửa đúng cách. Các thức ăn nấu chín cần che đậy kỹ, tránh ruồi nhặng.
Thức ăn nên dùng các loại tươi, sạch, có xuất xứ rõ ràng. Không nên lưu trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh. Tốt nhất nên sử dụng liền sau khi mua về. Nếu trữ các loại hoa quả trong tủ lạnh, thì phải được rửa sạch trước khi để vào, khi lấy ra ăn nên nhớ rửa lại. Những thức ăn còn thừa cất giữ trong tủ lạnh, khi lấy ra ăn cần phải hâm nóng lại.
Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, điều độ, có giờ giấc, chia ăn làm nhiều bữa, nhai kỹ thức ăn, uống đủ nước sạch.
Lưu ý việc vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Đặc biệt, nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
Vào mùa hè oi bức, nên lưu ý kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi, để tránh quá mệt mỏi; ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần được nhẹ nhàng, thoải mái.
Thực phẩm cho người bệnh lỵ cần đảm bảo vệ sinh không những để cung cấp chất dinh dưỡng giúp nhanh lành bệnh mà còn để không lây bệnh cho những người xung quanh. Cần ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch trong nấu nướng, đậy kĩ thức ăn sau khi chế biến, rửa tay trước khi chế biến, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân lỵ (hoặc áo, quần, phân, chất nôn của họ).
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh kiết lỵ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.