Bạn đang xem bài viết Cách trồng và chăm sóc lan kiếm đơn giản, đúng cách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lan kiếm là loại lan được xếp vào dòng địa lan, có rất nhiều loại khác nhau nhưng trong số địa lan thì Mặc lan xuân là cây được yêu thích nhất. Lan kiếm khiến người trồng say đắm với vẻ đẹp thanh tao và mùi hương thật dịu dàng. Cũng giống như các loại lan khác, cách trồng và chăm sóc lan kiếm cũng không khó nhưng để có được những chậu lan kiếm xinh đẹp, xanh tươi ngay tại nhà thì các bạn hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu thêm qua bài viết sau nhé.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kiếm
Phân loại lan kiếm
– Kiếm Lô Hội (Cymbidium aloifolium): có tên gọi khác là Đoản kiếm Lô Hội.
- Đặc điểm: Dòng lan này có đặc điểm củ rất nhỏ, lá dài và cứng. Chùm hoa buông rủ, dài tới 75 phân, hoa 30-45 chiếc, to 4-4.25 phân, nở vào mùa Xuân. Phân bố ở cả ba miền Bắc trung Nam.
– Đoán Kiếm Đen Đỏ (Cymbidium atropurpureum): có tên gọi khác là Lan kiếm treo.
- Đặc điểm: Loại địa lan có đặc điểm củ mọc sát nhau, lá dài và mềm. Dò hoa rủ xuống dài tới 1 thuớc, hoa to 3.5-4.5 phân, 10-33 chiếc,thơm mùi dừa, nở vào mùa Hạ-Thu. Phân bố chủ yếu ở Gia Lai, Kontum.
– Kiếm Hai Mầu (Cymbidium bicolor): có tên gọi khác là Đoản kiếm hai màu hoặc lan kiếm 2 màu.
- Đặc điểm: Loài Kiếm này có đặc điểm lá dài 40-50 phân, dò hoa dài 60-70 phân, uốn cong hay rủ xuống, hoa 20-25 chiếc, to 4.5 phân, thơm nở vào Xuân-Hạ. Phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Lâm Đồng
– Kiếm Tiên Vũ (Cymbidium finlaysonianum): có tên gọi khác là Kiếm Vàng hoặc Hoàng Kiếm Lan.
- Đặc điểm: Kiếm tiên Vũ Thùy cũng khá giống với các loài kiếm khác vẫn thân là các giả hành lá dài 40 – 50cm, Hoa màu vàng , phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh..
Chọn cây giống
Trên thị trường hiện nay thì lan kiếm được trồng và nhân giống bằng cách chiết cành. Bạn có thể tiến hành tách thân cây từ 1-2 cây lan chính, loại bỏ phần rễ thối và những lá bị úa vàng. Sau khi tách xong bạn phải lập tức tiến hành sát trùng vết thương cho cây, dùng que sắt nung nóng lên rồi đem chà vào các vết thương của cây, sau đó dùng sơn bôi vào vết tách và để tới khi khô là được.
Đất trồng cây lan kiếm
Khi trồng bạn nên chọn giá thể bằng những miếng xốp và những cục xỉ than hoặc bùn phơi khô. Đây là loại giá thể hợp lý nhất để bạn trồng cây.
Cách trồng cây lan kiếm
Trước khi trồng cây lan kiếm, bạn phải tiến hành lấy vòi nước xối rửa sạch các khóm địa lan kiếm và sắp chung lần lượt vào rổ. Sau đó cho phần lót vào đáy chậu dày khoảng 5-7cm. Tiếp theo bạn cho giá thể đất trồng vào rồi cho cây lan kiếm vào trồng bình thường là được.
Nhiệt độ
Lan kiếm thuộc dòng địa lan nên rất ưa thích nhiệt độ ẩm và không chịu được thời tiết quá lạnh. Khi thời tiết quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, khiến cây lan kiếm khó sống và nếu xấu hơn là có thể chết. Nên khi trồng lan kiếm các bạn phải chú ý trong khoảng thời gian có thời tiết lạnh nên giữ ấm cho cây, giúp cây sống tốt và không bị chết nhé.
Vật liệu trồng
Lan kiếm là loại cây thích sự thông thoáng nên khi trồng bạn nên lựa chọn các vật liệu trồng thoáng mát như khúc gỗ lũa hoặc chậu đất nung sẽ là phù hợp nhất khi trồng loại lan này. Môi trường thoáng đãng sẽ giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ và cây sẽ luôn tươi xanh.
Ánh sáng
Lan kiếm là một trong những dòng lan thuộc loại ưa thích ánh sáng và điều kiện môi trường xung quanh ẩm ướt. Một môi trường hài hòa giữa ánh sáng và sự thoáng mát sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, luôn trong trạng thái xanh tươi tốt nhất. Chú ý tuyệt đối không được trồng lan ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ rất dễ làm cây bị cháy lá và hư tổn.
Phân bón và cách tưới cây
Trong quá trình trồng lan kiếm, để cây có thể phát triển tốt thì ngoài cách chăm thật kỹ thì bạn cần phải bón phân thêm bổ sung dinh dưỡng cho cây. Có thể bón phân NPK 15:15:15 và pha loãng với nước rồi tưới dạng phun sương đều cho cây. Trong các mùa thì mùa thu là khoảng thời gian bạn ngưng bón phân cho cây vì đây là thời gian để cây có thể nghỉ ngơi.
Về việc tưới nước cho cây thì bạn nên tưới cách 2 ngày 1 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát, vào mùa mưa có thể cách nhiều hơn để tránh tình trạng cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc lan chuỗi ngọc ra hoa đẹp
Qua bài viết này Wiki Cách Làm đã chia sẻ những cơ bản về cách trồng và chăm sóc lan kiếm đúng cách sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị khi tự tay trồng một chậu lan kiếm tuyệt đẹp, góp phần làm khu vườn nhà bạn trở nên xinh đẹp và muôn màu hơn. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng và chăm sóc lan kiếm đơn giản, đúng cách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.