Bạn đang xem bài viết Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thở khò khè là một trong những triệu chứng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, đây cũng là vấn đề mà các mẹ đang quan tâm và theo dõi nhất hiện nay. Thông thường khi trẻ mắc phải bệnh đường hô hấp thì biểu hiện rõ nhất là bé thở khò khè, khiến các bậc cha mẹ phải lo lắng và bất an. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách điều trị hợp lý và khoa học, cách tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ và tư vấn kỹ về tình trạng sức khỏe bé. Để hiểu rõ hơn về trẻ sơ sinh thở khò khè, hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả và an toàn, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Nguyên nhân & cách điều trị trẻ sơ sinh thở khò khè
1. Thế nào là thở khò khè
Thở khò khè là một biểu hiện khi trẻ thở ra có tiếng khò khè, nếu mẹ quan sát và theo dõi kỹ hơn thì tiếng khò khè này càng lớn khi bé ngủ say. Có thể nói tiếng thở này rất nặng và mệt giống như trong đường hô hấp có một vật gì đó cản lại làm việc thở ra trở nên khó khăn.
Tiếng thở khò khè khi mẹ áp sát vào mũi bé trông giống bé đang ngáy vậy, nhưng biểu hiện này cho thấy trẻ sơ sinh của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe đấy nhé.
Do sự tác động của các vi khuẩn bên ngoài làm ảnh hưởng đến phế quản làm co thắt và sưng phù nề, do phổi của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh nên các chất dịch gây bệnh sẽ ứ đọng lại và gây tắc nghẽn làm hô hấp của trẻ trở nên khó khăn và mệt.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
Thở khò khè là một trong những dấu hiệu đầu tiên biểu hiện ra bên ngoài khi trẻ chưa phát bệnh nặng như ho, sổ mũi,…Mẹ hãy quan sát và theo dõi sức khỏe của trẻ để bệnh không phát triển thêm nặng.
– Thông thường thờ khò khè là biểu hiện cho những căn bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,… mẹ nên theo dõi và thăm khám bác sĩ kịp thời.
– Do trẻ sơ sinh chưa thực sự phát triển toàn diện nên dễ bị dị ứng và trào ngược dạ dày khi mẹ không biết cách chăm sóc trẻ hợp lý.
– Nếu trẻ sơ sinh thường bị thở khò khè trong thời gian dài mà điều trị không hết, đây là dấu hiệu trẻ bị mềm sụn thanh quản hoặc các mạch máy chén áp vùng thanh quản làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây nên khó thở cho trẻ.
– Đối với những trẻ bị tim bẩm sinh thì việc thở khò khè không thể tránh khỏi, bởi các hệ hô hấp và phế quản bị ảnh hưởng nghiêm trọng làm bé cảm thấy khó thở và mệt thường xuyên.
– Với những tư thế ngủ sai lệch cũng khiến trẻ thở khò khè, việc mẹ hay đắp quá nhiều chăn khi bé ngủ cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thở khò khè, bởi hệ hô hấp của trẻ chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh tạo nên tiếng thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh thở khò khè
Khi trẻ sơ sinh thực sự mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp thì mẹ rất dễ nhận biết thông qua một vài dấu hiệu cơ bản sau đây:
– Tiếng thở của trẻ rất nặng nề và nhanh, khi mẹ áp tai vào mũi bé tiếng thở ra có dạng ngáy khò khè. Nhưng thực sự trẻ của mẹ đang mắc phải bệnh viêm phế quản đấy nhé.
– Mẹ quan sát phần lỗ mũi có điểm khác lạ hơn bình thường, đó chính là hơi đỏ và nở to hơn. Lý do cho hiện tượng này là việc trẻ không được cung cấp đủ lượng oxi cần thiết cho hệ hô hấp, do đó 2 cánh mũi của trẻ có thể đỏ lên và nở ra theo từng nhịp thở nhanh và nặng.
– Quan sát phần lòng ngực của trẻ sẽ bị co thắt liên tục khi thở, nếu trẻ bị viêm phổi nặng sẽ cho thấy rõ xương ngực của trẻ.
– Phần màu da của trẻ tái đi do lượng khí hấp thu không đủ, có thể xanh ở quanh bàn tay và bàn chân.
– Khi trẻ thở khò khè nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc.
– Chú ý hơn khi hoạt động của phổi phát ra tiếng rít thì chứng tỏ trẻ của bạn gặp vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp.
– Nếu thở khò khè mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sốt, ho, hôn me sâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển của trẻ sơ sinh.
4. Cách điều trị trẻ sơ sinh thở khò khè
Với nhiều yếu tố quyết định nên thở khò khè ở trẻ sơ sinh cho nên các mẹ cứ bình tĩnh quan sát và theo dõi trẻ đang ở giai đoạn nào của bệnh mà mẹ có những biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
– Thở khò khè là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh tình. Mẹ nên vệ sinh mũi, họng sạch sẽ cho trẻ, bằng cách xịt nước muối sinh lý 3- 4 lần/ 1 ngày tránh để ứ đọng chất đờm hay khó thở cho trẻ.
– Vệ sinh tai – mũi – họng cho bé thường xuyên để các bộ phận được thông thoáng và sạch sẽ tránh bị vi khuẩn xâm hại.
– Khi ngủ mẹ nên đặt phần đầu của trẻ cao hơn bình thường, cách làm này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn nhiều đấy.
– Nên cho trẻ sơ sinh nằm trong phòng có nhiệt độ trung bình, tuyệt đối không nên cho trẻ nằm phòng máy lạnh khi đang bị thờ khò khè.
– …
Tham khảo nguyên nhân và cách điều trị trẻ sơ sinh thở khò khè hiện được các bà mẹ quan tâm và theo dõi nhất. Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm nên căn bệnh thở khò khè ở trẻ, tuy nên mẹ cần quan sát và theo dõi cách chăm sóc và chế độ ăn uống hợp lý và khoa học cũng phần nào làm cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Với hệ hô hấp còn non yếu của trẻ sơ sinh sẽ gây xâm hại dễ dàng nếu mẹ không biết cách chăm sóc con hợp lý. Chúc bé yêu của các mẹ luôn khỏe mạnh và thông minh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.