Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo báo cáo từ NASA : “cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 loại độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư”. Ngoài những tác dụng đáng ngưỡng mộ trên, người ta quan niệm rằng nếu trồng lưỡi hổ trong nhà sẽ có tác dụng trừ ta diệt ma, chống lại sự bỏ bùa, đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Chính vì những lợi ích thiết thực đó, cây lưỡi hổ được trồng nhiều trong nhà tại các gia đình. Ngoài ra nó còn là một món quà vô cùng ý nghĩa để tặng người khác với hi vọng cầu chúc may mắn và phát tài lộc. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng chăm sóc cây lưỡi hổ này nhé.
Giới thiệu về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chúng là thực vật có hoa họ măng tây. Cây rất ít ra hoa, hoa màu trắng và trông giống hoa huệ.
Lưỡi hổ có 2 loại: Loại để bàn cao tầm 25 cm, còn loại để tại văn phòng thì cao tầm 1m.
Lợi ích của cây lưỡi hổ: Như đã nói, NASA đã công nhận lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường cùng 107 độc tố kể cả độc tố gây ung thư như: Nitrogen oxide và fomaldehyde.
Phong thủy
Loài lưỡi hổ với những chiếc lá, chĩa thẳng lên cao thể hiện sự quyết đoán và ý chí tiến lên.
Đông phương và Tây phương có quan niệm phong thủy khác nhau về lưỡi hổ, nhưng quan điểm nào cũng mang ý nghĩa tốt lành: Nhật Bản và Trung Quốc thì cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa tể rừng xanh. Thổ Nhĩ Kì thì loài này giống như con dao sắc loại bỏ những điều xấu xa cho gia đình.
Được quan niệm là loài cây giúp diệt trừ tà ma, chống lại sự bỏ bùa, xua đuổi tà ma. Ngoài ra, trồng loài lưỡi hổ trong nhà sẽ giúp gia chủ phát tài, đem lại nhiều may mắn và còn là món quà hết sức ý nghĩa dành cho người thân.
Chính vì lợi ích và ý nghĩa phong thủy kể trên, cây lưỡi hổ là lựa chọn hàng đầu trong các gia đình và văn phòng của các công ty với ý nghĩa tốt đẹp là đem lại may mắn và thanh lọc không khí.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Làm đất
Để tạo môi trường tốt nhất cho cây lưỡi hổ phát triển thì đất phải là loại có tính kiềm, khô cằn, đất cát pha. Nếu trồng cây trong nhà thì nên trộn đất phù sa với xơ dừa, mùn cưa, xỉ than và phân hữu cơ. Đơn giản hơn thì bạn có thể mua đất được bán tại các tiệm cây, loại đất dành cho xương rồng, loài này đã được làm sẵn và thích hợp cho việc trồng cây.
Bỏ đất đã chuẩn bị vào chậu cây: chậu nhựa, chậu sứ… đều được.
Cách trồng
Có 2 cách để bạn có thể trồng cây lưỡi hổ là tách cây con từ những khóm lưỡi hổ hoặc giâm lá
Bạn có thể tách bụi cây đã già có viền vàng và lấy những bụi cây mà thân có mầm ở thân.
Hoặc giâm lá lưỡi hổ trực tiếp vào chậu cây. Bạn nên chọn những lá non khỏe đẹp, sau đó cắt ngang gốc, khúc lá cắt thành những đoạn dài khoảng 5 cm sau đó giâm ½ khúc lá vào chậu. Để cho cây mới mau mọc mầm và ra rễ bạn đặt chậu cây ở những nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao, tưới ít nước. Với ý nghĩa phong thủy thì vị trí cây lưỡi hổ nên đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam ở văn phòng hoặc trong nhà.
Cách chăm sóc
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi có khí hậu khô nóng nên khả năng chịu hạn rất tốt, và không ưa nước. Chính vì vậy cây rất dễ chăm sóc do không cần phải tưới nước thường xuyên, chỉ tưới nước khi đất hẳn. Và cũng không nên đặt cây ở những nơi dưới ánh nắng quá lâu, thỉnh thoảng nên đưa chúng vào nơi có khu vực râm mát, nhiệt độ thích hợp cho cây lưỡi hổ phát triển là từ 22 -30 độ C.
Cắt tỉa lá hư héo, lau chùi lá thường xuyên để cho cây bóng bầysạch đẹp và nâng cao khả năng trao đổi chất của lá. Nếu cây trưởng thành đạt kích thước lớn thì nên thay chậu cho cây.
Mùa khô thì tưới nước 1 lần/tuần, còn mùa đông hoặc mùa mưa thì chỉ tưới một tháng/lần.
Bón phân chuồng đã được ủ hoai hoặc phân khoáng cho cây từ 1 – 2 tháng một lần.
Cách nhân giống
Lưỡi Hổ thông thường có 2 cách nhân giống đó là tách bụi và giâm cành.
Tách Bụi: đây là loài cây dễ đẻ nhánh mới. Khi nào cây con lớn tầm 15 ngày chúng ta có thể tách thành cây mới riêng lẻ. Cách làm này giúp nhân giống nhanh nhưng quy mô nhỏ, thích hợp nuôi trong nhà.
Giâm cành: phương pháp cần hỏi kỹ thuật khi làm.
Trước tiên hãy chọn cây lưỡi hổ sinh trưởng tốt. Chọn chiếc lá trung bình (không già, không non), màu đẹp, cắt ngang sát gốc.
Cắt từng khúc dài 5 cm đợi vài ngày cho chỗ này héo, khô. Chôn vào đất, chỉ chôn 1/2 độ sâu đất. Hãy đặt chậu ở chỗ có nắng, nên tưới nước nhưng tránh tưới nhiều kẻo ứng. Chúng ta chỉ việc chờ ra rễ.
Bệnh thường gặp
Thối rễ, úng lá
Cây lưỡi hổ là lá mọng nước, ưa vùng đất khô hạn. Trường hợp chúng ta tưới nhiều nước khiến chúng trở nên thối rữa và úng. Nếu kéo dài, khiến cây bị chết.
Bệnh nấm
Nấm xuất hiện biểu hiện như màu nâu đỏ, chuyển sang màu nâu, sau đó cứng lại, cuối cùng cây chết. Nấm xảy ra thường gặp trong trường hợp thừa độ ẩm. Để tránh nấm chúng ta nên giữ lá khô, giảm lượng nước tưới. Nếu thời tiết quá ẩm hay mưa không nên tưới cho cây nhiều.
Xem thêm: Cách trồng chăm sóc lan ý thảo
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ, bài viết đã cung cấp đầy đủ cho bạn những kiến thức cơ bản về cây lưỡi hổ có nguồn gốc Tây phi nhiệt đới với ý nghĩa vô cùng thiết thực và hữu ích. Hi vọng sẽ giúp bạn có được những chậu lưỡi hổ xanh tốt và đẹp mắt hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.