Bạn đang xem bài viết Mẹ cho con bú kiêng (không nên) ăn gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng hằng ngày trong thời gian cho con bú ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa, hương vị và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé cũng như ngay cả mẹ nếu mẹ ăn uống không đúng cách. Vì vậy mẹ cho con bú kiêng (không nên) ăn gì, mẹ cần phải biết như sau:
Mẹ cho con bú kiêng (không nên) ăn gì ?
1/ Cà phê:
Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết caffein một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn, nên khi tiếp thu lượng caffein từ mẹ, bé rất dễ bị kích ứng, khó chịu, cáu kỉnh, và mất ngủ. Vì thế trong thời gian cho con bú, mẹ tiêu thụ 1 lượng caffein qua cà phê (1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine), trà hoặc soda, nước ngọt có gas…dù là 1% cũng sẽ tồn đọng trong sữa mẹ và truyền sang con. Chính vì thế, mẹ cần hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng đển sức khỏe của con.
Ngoài ra, nếu trường hợp mẹ không thể cai nghiện được, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê và chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
2/ Socola, thức ăn quá ngọt, đường lactose:
Cũng giống như cafe, soda, socola cũng có chứa nhiều caffein, mặc dù 1 miếng socola đen thường chứa từ 5-35mg caffein không bằng cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế bớt.
Ngoài ra, những lượng đường hoặc đường lactose có trong các thực phẩm quá ngọt sẽ khiến nồng độ đường trong máu bé tăng cao và thậm chí còn ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe sau này của bé nữa.
3/ Đồ ăn nhanh:
Theo các nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa Châu Âu tháng 11/2010, trong thời gian cho co bú, nếu mẹ tiêu thụ hơn 4,5 gram chất béo chuyển hóa (loại thường thấy trong thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh…), bé con có nguy cơ béo phì tăng gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác.
4/ Trái cây họ nhà Cam:
Những loại trái cây họ nhà cam tuy chứa nhiều vitamin C và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ mới sinh. Tuy nhiên, 1 số bé có cơ địa mẫn cảm với 1 số thành phần có trong cam có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé bị tiêu chảy, nôn mửa, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẩn đỏ trên da.
Vì thế nếu thấy bé có những triệu chứng trên, mẹ nên hạn chế hoặc giảm bớt lượng thực phẩm này trong thực đơn của mình, hoặc có thể bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm khác thay thế như đu đủ, xoài, hoặc chờ đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn nhé.
5/ Bông cải xanh:
Theo các chuyên gia tư vấn về việc cho con bú sữa mẹ thường khuyên các bà mẹ nên hạn chế ăn bông cải xanh, bông cải trắng vì chúng rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc ăn bông cải sẽ khiến mẹ mất sữa. Vì thế nếu nghi ngờ bông cải xanh là “thủ phạm”, mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không.
Đặc biệt, mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn.
6/ Đồ ăn cay nóng, nhiều ga vị:
Việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay, nóng, nhưng thực phẩm nhiều gia vị tuy không ảnh hưởng đến chất và lượng sữa mẹ, nhưng những loại thực phẩm này có thể tác động đến hương vị sữa trong khoảng 8 giờ và điều đó sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Một số bé nhạy cảm có thể sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc khi phát hiện mùi lạ trong sữa.
Vì thế tốt nhất, nên hạn chế ngay những loại gia vị cay nóng này, hoặc nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết được những loại gia vị nào sẽ an toàn khi cho con bú
7/ Tỏi:
Mùi tỏi được nạp và cơ thể mẹ, không nhưng sẽ mùi tồn tại trong miệng mẹ lâu hơn, mà còn tồn tại rất lâu trong sữa mẹ, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
8/ Đậu phộng:
Đậu phộng có thể sẽ là 1 trong những nguyên nhân gây nên những triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng ở trẻ sơ sinh như nổi mẫn đỏ, phát ban, thở khò khè hoặc bị chàm. Bạn nên thận trọng chú ý trong trường hợp bạn ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và con bạn có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng. Đặc biệt, khi bản thân người mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình có tiền sử về dị ứng lạc, mẹ nên hạn chế việc đưa loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của gia đình.
9/ Đậu nành:
Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành. Nếu nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ. Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn.
10/ Chất cồn:
Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Theo Viện Nhi khoa của Mỹ, các chuyên gia cho rằng thói quen uống rượu nhiều hoặc không điều độ đặc biệt là những loại rượu mạnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mơ màng, ngủ quá nhiều, yếu ớt, trẻ tăng cân bất thường, cũng như có thể bị giảm phản xạ tiết sữa của người mẹ.
Chính vì thế, bạn cần tránh xa nhưng chất chứa cồn như rượu, hoặc nếu mẹ mẹ muốn giảm stress có thể nhâm nhi 1 tách trà hoa cúc ấm hoặc bằng cách mastxa, tuyệt đối nên từ bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu như một thức uống giải stress, hãy nghĩ đến lợi ích của con rồi đưa ra một quyết định đúng đắn.
11/ Các sản phẩm từ bơ, sữa:
Nhiều bé không thể dung nạp được 1 số loại sữa như sữa bò, bao gồm luôn cả những sản phẩm là từ bơ sữa như sữa chua, phô mai, kem. Bởi thế khi mẹ dung nạp những thực phẩm này vào có thế sẽ khiến bé bị dị ứng với những thành phần có trong sữa bơ như đau bụng, ói, không ngủ được, chàm, hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước.Ngoài ra, 1 số bé còn cũng có thể dị ứng với cả sữa dê hoặc sữa cừu, thậm chí phản ứng với cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ.
Vì thế, khi bé có những triệu chứng này, các mẹ nên ngưng sử dụng các sản phẩm làm từ bơ sữa từ 2-3 tuần để kiểm tra lại nhé.
12/ Lúa mì:
Nếu mẹ ăn 1 miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bé bú, sau đó bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, đau bụng, đi ngoài ra máu thì có thể bé đã dị ứng với lúa mì. Nếu vậy, bạn hãy bỏ thức phẩm có lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn từ 2-3 tuần để kiểm tra xem có phải do bé bị dị ứng hay nhạy cảm với chúng không nhé.
- Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hay biến mất, thì điều đó chứng tỏ bé dị ứng với lúa mì và bạn nên tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.
- Ngược lại, triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.
Nếu bạn ăn một miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bú sau đó khiến bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, tỏ vẻ đau đớn, hay đi cầu ra máu, có thể lúa mì là nguyên nhân.
13/ Bắp (ngô):
Dị ứng với bắp cũng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng lại rất khó xác định. Một số thành phần có trong bắp được mẹ tiêu thụ có thể sẽ khiến bé đau bụng, nổi mẩn đỏ hoặc khóc không ngừng. Việc chú ý và ghi chép cẩn thận các chi tiết nhỏ trong khẩu phần ăn ảnh hưởng rất lớn đến bé, do đó nếu phát hiện các cơn đau bụng hoặc khoảng thời gian bé khóc tăng cao sau khi bạn dùng những thực phẩm làm từ bắp, có lẽ bạn cần phải kiêng món này.
14/ Hải sản có vỏ cứng:
Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ ăn hải sản có vỏ cứng, bởi chúng lạnh và tanh có thể khiến bé đau bụng. Đặc biệt nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn.
Vậy nên, nếu cha của bé bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng mẹ thì không có vấn đề gì với tôm cua, thì rất có thể mẹ phải kiêng loại thực phẩm này trong suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
15/ Trứng:
Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.
Chính vì thế, cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt, các loại hải sản có vỏ..). Sau hai tuần, có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ.
16/ Các loại cá nhiễm thủy ngân cao:
Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của bạn. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
17/ Bạc hà:
Các chuyên gia thảo dược xác nhận rằng, bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của các mẹ, trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé. Vì thế, nếu mẹ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa bạc hà, bạn có thể thay thế một tách trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc sẽ tốt hơn rất nhiều.
18/ Rau mùi tây:
Rau mùi tây cũng là một thảo dược có đặc tính giống với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.
19/ Lá lốt:
Giống bạc hà và mùi tây, lá lốt cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa. Bạn nên hạn chế dùng loại rau này nếu không muốn sữa “lặn mất tăm” nhé.
Hy vọng với bài chia sẻ về những thực phẩm mẹ cần kiêng khi cho con bú, mẹ sẽ có thêm những thông tin để biết đâu là thủ phạm gây ra những triệu chứng bất thường ở con mình hạn chế được những rủi ro không đáng có nhé. Chúc mẹ và luôn khỏe mạnh!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ cho con bú kiêng (không nên) ăn gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.