Bạn đang xem bài viết GMAT là gì? Thang điểm GMAT cần biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nói đến chứng chỉ GMAT có lẽ nhiều người vẫn chưa biết đó là chứng chỉ gì và nó có giá trị như thế nào. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về GMAT là gì, chúng tôi đã cập nhật các thông tin về khái niệm GMAT cũng như cấu trúc bài thi và các thang điểm GMAT một cách cụ thể trong bài viết dưới đây.
GMAT là gì?
GMAT là gì? GMAT là viết tắt của Graduate Management Admission Test, đây là một bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh với chuẩn hóa quốc tế khá mới mẻ. Bài kiểm tra GMAT sẽ được thực hiện trên máy tính, chứng chỉ GMAT dùng để đánh giá khả năng ngôn ngữ, toán học và viết luận phân tích của sinh viên muốn theo học ngành quản trị kinh doanh sau bậc Đại học.
GMAT là kỳ thi nhằm đánh giá trình độ và khả năng của sinh viên nếu muốn học lên các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên, GMAT không đánh giá kiến thức của bạn về kinh doanh hay kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ở bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào, nó chỉ cho biết trình độ tiếng Anh của bạn trong kinh doanh mà thôi.
Cấu trúc bài thi và thang điểm GMAT
Cấu trúc bài thi GMAT là gì?
Cấu trúc bài thi GMAT bao gồm 4 phần với tổng thời gian là 3h30 phút:
– Phần Analytical Writing Assessment: 30 phút, gồm 1 topic. Đánh giá khả năng phân tích phê bình.
– Phần Intergrated Reasoning: 30 phút, gồm 12 câu hỏi về: Lý luận đa nguồn, giải thích đồ họa, phân tích 2 phần, phân tích bảng.
– Phần Quantitative: 75 phút, gồm 37 câu hỏi. Đánh giá khả năng toán, kỹ năng lý luận định lượng, giải lượng tính và số liệu ký đồ.
– Phần Verbal: 75 phút, gồm 41 câu hỏi. Đánh giá kỹ năng đọc hiểu tài liệu, đánh giá và sửa lỗi văn bản cho đúng với tiêu chuẩn Anh ngữ và ý nghĩa của bài viết.
Các thang điểm GMAT
Điểm tổng của một bài thi GMAT sẽ dao động từ 200-800 điểm. Kết quả này chỉ được tính chủ yếu dựa vào tương quan điểm số của 2 phần thi Định lượng (Quantitative) và Ngôn ngữ (Verbal).
Phần thi | Định dạng | Thời gian (phút) | Thang điểm | Phương thức làm tròn |
Analytical Writing Assessment | 1 bài luận | 30 | 0 – 6 | làm tròn 0.5 điểm |
Integrated Reasoning | 12 câu hỏi | 30 | 1 – 8 | làm tròn 1 điểm |
Quantitative | 31 câu hỏi | 62 | 0 – 60 | làm tròn 1 điểm |
Verbal | 36 câu hỏi | 65 | 0 – 60 | làm tròn 1 điểm |
Đây là chương trình thi dành cho các đối tượng sau đại học cho nên phần chấm điểm sẽ có mức độ khó cao hơn so với các chứng chỉ quốc tế khác.
Các khoản điểm của bạn
Mỗi điểm số sẽ đi kèm với bảng xếp hạng phần trăm. Bảng xếp hạng phần trăm sẽ cho chúng ta biết được có bao nhiêu người có điểm số thấp hơn bạn trong bài kiểm tra. Nếu xếp hạng càng cao thì kết quả của bạn càng tốt.
Ví dụ như bạn nhận được xếp hạng 70 nghĩa là bạn làm tốt 70% những người thi cùng. Dựa vào con số này, các trường kinh tế sẽ thấy được chính xác khả năng của bạn so với các thí sinh khác.
Điểm số bài luận (Analytical Writing Assessment)
Điểm số bài luận sẽ được chấm trong khoảng từ 0-6, sẽ do 2 người chấm khác nhau (1 giám khảo và 1 máy tính được gọi là e-rater). Bài luận của bạn sẽ được chấm điểm một cách toàn diện dựa vào các yếu tố: nội dung, phong cách viết và ngữ pháp.
Nếu số điểm trùng khớp thì điểm thi sẽ được chấp thuận. Còn nếu điểm số có sự khác biệt thì sẽ có một giám khảo thứ 3 đọc bài luận và xác định điểm số.
Điểm số phần Lý luận tổng hợp
Điểm số phần lý luận tổng hợp của bạn sẽ được chấm theo thang điểm từ 0-8. Đa số các câu hỏi trong phần này đều yêu cầu khả năng phản ứng và sẽ không có điểm thành phần.
Phân hóa thang điểm GMAT theo trình độ
Đây là những điều bạn nên biết về cách tính điểm GMAT:
TOP SCORES (Mức điểm cao nhất): Điểm số này cho biết bạn nằm trong top 10% số người có điểm thi cao nhất.
- Tổng điểm: 710-800
- Điểm phụ của phần Quantitative: 51+
- Điểm phụ của phần Verbal: 40+
- Lập luận tổng hợp: 8
- Bài luận: 6
COMPETITIVE SCORES (Mức điểm cạnh tranh): Điểm số này cho biết bạn lọt vào khu vực có khả năng cạnh tranh cao cũng như nằm trong top 25% số người có điểm thi cao nhất.
- Tổng điểm: 650-700
- Điểm phụ của phần Quantitative: 48-50
- Điểm phụ của phần Verbal: 35-39
- Lập luận tổng hợp: 7
- Bài luận: 5.5
GOOD ENOUGH SCORES (Mức điểm khá): Điểm số này cho thấy bạn thuộc top 50% những người có điểm số cao nhất. Tuy nhiên, ở mức này bạn sẽ không có lợi thế khi xét tuyển vào những chương trình có tỷ lệ cạnh tranh cao.
- Tổng điểm: 550-640
- Điểm phụ của phần Quantitative: 38-47
- Điểm phụ của phần Verbal: 28-34
- Lập luận tổng hợp: 5-6
- Bài luận: 4.5-5
BELOW AVERAGE SCORES (Mức điểm dưới mức trung bình): Điểm số này giúp bạn đáp ứng tiêu chuẩn để đăng ký nhiều chương trình đại học. Tuy nhiên, sẽ dưới mức trung bình để cạnh tranh với các thí sinh khác.
- Tổng điểm: dưới 550
- Điểm phụ của phần Quantitative: 37 hoặc thấp hơn
- Điểm phụ của phần Verbal: 27 hoặc thấp hơn
- Lập luận tổng hợp: 4 hoặc thấp hơn
- Bài luận: 4 hoặc thấp hơn
Ở mỗi kỳ thi GMAT bạn sẽ nhận được 5 điểm thành phần sau:
- 1 điểm số tổng, từ 200-800
- 1 điểm phụ phần math, từ 0-60
- 1 điểm phụ phần verbal, từ 0-60
- 1 điểm cho phần AWA của bạn, từ 0-6
- 1 điểm cho phần lập luận tổng hợp, từ 1-8
Các trường kinh doanh hàng đầu chấp nhận mức điểm GMAT và GPA như thế nào?
TRƯỜNG | ĐIỂM GMAT TRUNG BÌNH | ĐIỂM GPA TRUNG BÌNH |
---|---|---|
Harvard University | 727 | 3.70 |
Stanford University | 732 | 3.73 |
University of Pennsylvania (Wharton) | 725 | 3.60 |
University of Chicago (Booth) | 723 | 3.58 |
Massachusetts Institute of Technology (Sloan) | 713 | 3.58 |
Northwestern University (Kellogg) | 713 | 3.54 |
University of California — Berkeley (Haas) | 714 | 3.60 |
Columbia University | 716 | 3.50 |
Dartmouth College (Tuck) | 718 | 3.53 |
New York University (Stern) | 721 | 3.51 |
Nguồn: U.S. News & World Report — Best Business School Rankings
Mặc dù GMAT là một chứng chỉ có giá trị cao nhưng nó không phải là duy nhất. Việc bạn được chấp nhận vào 1 trường đại học và nhận được học bổng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài việc tập trung để có được điểm số GMAT tốt nhất thì bạn cũng nên cố gắng có được điểm số trung bình trong học bạ tốt nhất có thể để thuận lợi cho công việc hay tham gia vào các bậc học cao hơn sau này.
>>> Xem thêm: MBA là gì? Điều kiện học MBA và giá trị bằng cấp
Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về GMAT là gì và các thang điểm GMAT cần biết trên đây hi vọng sẽ hữu ích với những ai đang có ý định thi vào chương trình GMAT. Chúc các bạn thành công và thuận lợi trên con đường bay đến ước mơ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết GMAT là gì? Thang điểm GMAT cần biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.