Bạn đang xem bài viết Nhóm thực phẩm giàu chất đạm cho bé ăn dặm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thời kỳ ăn dặm, ngoài năng lượng thiết yếu cho các hoạt động thể chất đang tăng dần thì cơ thể bé cũng cần nguồn đạm để tạo cơ bắp, hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, đồng thời hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp bé thông minh hơn.
Nhu cầu chất đạm ở bé ăn dặm
Tình trạng bé ngao ngán thực phẩm có thể đến từ việc mẹ đã cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu chất đạm của bé từ 1 đến 3 tuổi vào khoảng 13g mỗi ngày. Ở tuổi từ 4 đến 8, bé cần 19g chất đạm mỗi ngày. Trong tuổi từ 10 đến 13, mức chất đạm cần cho hoạt động hàng ngày tăng lên 28g. Ở tuổi 15, một bé gái cần khoảng 46g trong khi bé trai cần khoảng 52g chất đạm mỗi ngày. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm rằng mình hoàn toàn cung cấp được cho trẻ có một chế độ ăn đầy đủ chất đạm.
Những nguồn cung cấp chất đạm cho bé ăn dặm
Thức ăn giàu chất đạm gồm 2 loại là thức ăn nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật. Đạm động vật ưu điểm là có đủ 8 acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối còn đạm thực vật thường thiếu một hoặc nhiều acid amin cần thiết và ở tỷ lệ không cân đối. Vì vậy, nên dùng đạm động vật để hỗ trợ cho đạm thực vật hoặc phối hợp những đạm thực vật với nhau. Chúng làm việc theo một nguyên tắc nhất định, nếu bạn ăn nhiều chất đạm, bạn sẽ giảm lượng mỡ và tăng cường cơ bắp.
Chất đạm hay protein là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé vì nó cung cấp năng lượng, cho phép cơ thể phục hồi khỏi những chấn thương và thúc đẩy sự phát triển của các cơ bắp. Nguồn chất đạm dồi dào nhất chính là những loại thịt, cá nhưng loại dưỡng chất này cũng tồn tại trong rất nhiều thực phẩm khác. Ngay cả khi bé không chịu đụng tay vào một miếng gà nướng hay xíu mại đang tỏa hương thơm nức thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Các loại đậu, hạt dẻ, hạt hướng dương… đều chứa protein, các sản phẩm từ sữa cũng vậy. Việc mẹ cần làm là đa dạng hóa bữa ăn của các bé với những loại thực phẩm thay thế cho thịt một khi bé đã từ chối món ăn này. Sau đây là một số thực ăn giàu đạm.
Chất đạm từ động vật
1. Thịt
Hàm lượng chất đạm trong các loại thịt như thịt lợn, gà, vịt, bò, chim… đều xấp xỉ như nhau nhưng còn tuỳ theo thịt nạc hay mỡ mà hàm lượng chất đạm cao hay thấp. Về chất lượng chất đạm của thịt đều có đầy đủ các acid amin cần thiết và ở tỷ lệ cân đối, có tác dụng hỗ trợ tốt cho ngũ cốc.
Nước xương, nước thịt hầm, luộc có chứa nhiều ni tơ nhưng chất đạm và canxi rất ít. Nấu ăn cho trẻ cần cho ăn cả thịt (phần cái) chứ không phải chỉ có nước.
2. Cá và các chế phẩm của cá
Cá có hàm lượng chất đạm cao, chất lượng tốt và các acid amin cân đối, cá có nhiều chất khoáng và vitamin hơn thịt đặc biệt trong gan cá có nhiều vitamin A, D, B12 nhưng cá dễ bị hỏng hơn thịt .
Cá khô có hàm lượng chất đạm cao hơn cá tươi nhưng mặn và dễ bị ẩm, mốc. Chú ý cá khô mốc có thể gây nên ngộ độc.
3. Tôm, lươn, cua và nhuyễn thể
Tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng chất đạm không kém gì so với thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể ( ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các acid amin không cân đối. Tuy vậy nhuyễn thể lại có nhiều chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng(cu) và selen(se).
Cua đồng, con dạm giã nấu canh, nấu bột, khi lọc có mất nhiều chất đạm nhưng là chất đạm hòa tan, dễ hấp thu và còn có thêm nhiều canxi.
4. Trứng
Các loại trứng gà, vịt, trứng cua cáy, cá là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất vì có đầy đủ các acid min cần thiết với tỷ lệ cân đối. Trứng có thể nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Không nên ăn trứng sống, trứng hỏng vì có thể bị ngộ độc. Muốn luộc trứng lòng đào thì cho thẳng trứng vào nước nóng già rồi đun sôi vài phút, lòng trắng sẽ chín và lòng đỏ còn sống, các vitamin không bị nhiệt phá huỷ. Trứng vịt lộn chứa nhiều chất đạm và nội tiết tố kích thích chuyển hoá trong cơ thể người ăn.
5. Sữa
Sữa mẹ có đầy đủ chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu vì vậy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em. Hiện nay ngoài thị trường có bán nhiều loại sữa bò, sữa đậu nành có nhiều chất bổ dưỡng cho trẻ em, người già, người ốm.
Chất đạm từ thực vật
1. Đậu đỗ
Đậu đỗ có hàm lượng chất đạm cao. Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đạm đậu tương có giá trị như đạm động vật. Ngoài ra đậu tương còn chứa các chất có tác dụng phòng chống ung thư và giảm cholesterol máu.
Đậu đỗ cần ăn chín, nên ngâm nước trước khi rang. Các sản phẩm từ đậu tương được dùng phổ biến như sữa đậu nành, đậu phụ, bột đậu nành hoặc dùng quá trình lên men để chế biến thành các sản phẩm như tương, chao, sữa chua đậu nành… để làm tăng giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ hấp thu của thức ăn. Nên sử dụng nhiều sản phẩm từ đậu nành vì là loại thực phẩm giầu chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho sức khoẻ.
2. Vừng, lạc
Hàm lượng chất đạm trong vừng, lạc cao nhưng chất lượng kém hơn đậu đỗ. Khi rang lạc không làm ảnh hưởng tới chất lượng chất đạm. Cần bảo quản tốt lạc để tránh mốc. Khi ăn lạc cần loại bỏ các hạt mốc vì trong hạt lạc mốc có chứa độc tố vi nấm gây ung thư gan. Mỗi gia đình nên có một lọ muối vừng lạc để ăn thường xuyên.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhóm thực phẩm giàu chất đạm cho bé ăn dặm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.