Bạn đang xem bài viết Các công thức kết bài Ngữ Văn 9 (24 mẫu) Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Một bài văn sẽ có bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Nếu mở bài có tính gợi mở thì kết bài sẽ kết thúc của việc trình bày vấn đề, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề, gợi liên tưởng rộng rãi hơn, sâu sắc hơn. Để giúp học sinh ôn tập cho kì thi vào lớp 10 sắp tới, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Các công thức kết bài Ngữ Văn 9.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ bao gồm 24 mẫu công thức kết bài, dành cho học sinh lớp 9. Hãy cùng tham khảo để biết cách kết bài sao cho hợp lí nhất. Chúng tôi sẽ đăng tải ngay sau đây.
Công thức 1
Khép lại trang văn/trang thơ đó, người đọc có lẽ vẫn còn nhiều cảm xúc. Có thể khẳng định rằng, nhà văn/nhà thơ A đã sáng tác ra một tác phẩm bất hủ của thời đại. Và cho đến ngày hôm nay, tác phẩm B vẫn còn nguyên giá trị.
Công thức 2
Tác phẩm B có lẽ đã trở thành bức tranh đẹp nhất mà nhà thơ/nhà văn A đã vẽ được trong sự nghiệp của mình. Và dù ở quá khứ, hiện tai hay đến tương lai, thì những giá trị mà tác phẩm B gửi gắm sẽ vẫn còn nguyên.
Công thức 3
Viết về (đề tài) có rất nhiều tác giả đã thử sức. Nhưng có lẽ tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là tiêu biểu hơn cả. Không chỉ bởi giá trị nội dung, mà còn cả trong nghệ thuật, tác phẩm B đã tạo ra một mảnh ghép độc đáo nhất.
Công thức 4
Mỗi tác phẩm là một mảnh ghép tạo nên một bức tranh muôn màu sắc. Và tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A cũng vậy. Và tin chắc, tác phẩm này sẽ vượt qua mọi khoảng cách về thời gian, không gian và sống mãi với muôn đời.
Công thức 5
Qua tác phẩm A, nhà văn/nhà thơ B đã khắc họa được hình tượng C. Qua hình tượng này, người đọc đã hiểu hơn về vấn đề D. Từ đó có thể khẳng định những giá trị to lớn của tác phẩm A.
Công thức 6
M. Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đến với tác phẩm A, nhà văn B đã giúp người đọc thấy được những giá trị nhân đạo sâu sắc. Cùng với (nghệ thuật tiêu biểu), tác phẩm A vẫn còn tồn tại nguyên vẹn với thời gian.
Công thức 7
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Và đến với tác phẩm A, tác giả B đã khơi dậy trong lòng độc giả những tình cảm C. Qua đó, người đọc thêm yêu thương và trân trọng cuộc sống hiện tại.
Công thức 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Với tác phẩm A, nhà văn B đã sử dụng ngòi bút của mình để chiến đấu với kẻ thù. Hình tượng C sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc để gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng.
Công thức 10
Thời gian là bất tận. Lịch sử cũng không ngừng biến đổi. Nhưng dù vậy, tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A vẫn là bông hoa mãi rực rỡ, làm nên vẻ đẹp của đất nước.
Công thức 11
Hê-minh-uê đã từng khẳng định: “Tất cả tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng của nó”. Quả thật tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã chứng minh được điều đó. Đến với tác phẩm này, nhà văn/nhà thơ A đã giúp người đọc thấy được (vấn đề nghị luận).
Công thức 12
Có thể nói rằng, trang thơ/truyện đã khép lại nhưng những gì mà nhà văn/nhà thơ A đã gửi gắm vào trong tác phẩm B. Nhà văn/nhà thơ A đã góp vào vườn hoa văn chương một bông hoa ngát hương.
Công thức 13
Tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã giúp người đọc cảm nhận được bài học mang giá trị sâu sắc. Trang thơ/truyện của nhà văn/nhà thơ A đã khép lại, nhưng sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.
Công thức 14
Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Và nhà thơ A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, và tác phẩm B vẫn còn sống mãi với thời gian.
Công thức 15
Có thể thấy rằng, nhà văn A đã đem đến cho người đọc một luồng gió mới khi đọc tác phẩm B. Đặc biệt là đoạn văn/đoạn thơ C đã khiến chúng ta thấu hiểu về một thời kì huy hoàng đã dệt nên những áng văn/thơ vẫn còn sống mãi với thời gian.
Công thức 16
Tác phẩm văn học có thể vượt qua mọi sự băng hoại về thời gian. Và tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A là một trong số đó. Tác phẩm giúp người đọc hiểu hơn về một thời kì C.
Công thức 17
Khi đọc xong trang văn/trang thơ ấy, người đọc vẫn không khỏi bồi hồi. Tác giả A đã sáng tác nên tác phẩm B tiêu biểu cho nền văn học giai đoạn C. Để từ đó một thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc đã được tái hiện đầy chân thực.
Công thức 18
Văn chương chứa đựng những giá trị vĩnh cửu. Tác phẩm B của nhà văn A chính là một trong những tác phẩm làm được điều đó. Người đọc đến với tác phẩm B đã chiêm nghiệm, suy tư được những giá trị đẹp đẽ.
Công thức 19
Bằng bút phát A, nhà thơ B đã thành công trong việc thể hiện được giá trị của tác phẩm C. Dù thời gian có trải qua hàng thế kỷ, thì những giá trị của tác phẩm C vẫn còn sống mãi với thời gian.
Công thức 20
Như vậy, nhà văn A đã đem đến cho người đọc một tác phẩm giá trị. Đặt biệt là đoạn văn/đoạn thơ B chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc để lại những áng văn/thơ còn sống mãi trong lòng mỗi độc giả.
Công thức 21
Với bất cứ sáng tác nào thuộc thể loại văn học nào, nhà văn/nhà thơ A vẫn thể hiện được một phong cách nhất quán không trộn lẫn. Tác phẩm B cũng là một trong số đó. Và khi đọc những tác phẩm đó, người đọc vẫn nhận ra được một giọng văn quen thuộc của nhà văn A.
Công thức 22
Lê Đạt từng nhận xét:
“Mỗi công dân có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”
Và nhà văn A đã cho người đọc thấy được “dạng vân chữ không trộn lẫn” thông qua tác phẩm B. Tác phẩm đã chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên phong cách riêng của nhà văn A.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các công thức kết bài Ngữ Văn 9 (24 mẫu) Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.