Bạn đang xem bài viết Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về Ngữ văn 10 ngắn gọn nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Câu chuyện Uy lít xơ trở về, giúp người đọc cảm nhận rõ bài ca cao quý, thiêng liêng về tình cảm gia đình và ước mơ hạnh phúc của người Hi Lạp. Cùng Chúng Tôi soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về ngay nhé!
Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm
Nội dung giáo án soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về này sẽ giải đáp chi tiết cho các độc giả về những nội dung liên quan đến văn bản ngay nhé!
Đôi nét về tác giả
Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về đi đến phần đầu tiên là giới thiệu về tác giả!
Hô-me-rơ là nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỷ IX và XIII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Về tiểu sử của Hô-me-rơ, theo nhiều nhà Hi Lạp học thì ông là “cha đẻ của thơ ca Hi Lạp”.
Ông đã có công sưu tầm, chỉnh đốn những bài ca dân gian ngắn về “truyền thuyết cuộc chiến tranh Tơ-roa”. Ông xây dựng thành hai tác phẩm hoàn chỉnh, hai bản anh hùng ca đồ sộ là I-li-át và Ô-đi-xê.
Hoàn cảnh ra đời bài Uy-Lít-Xơ trở về
Để nắm được trọn nội dung cũng như soạn bài một cách tốt nhất, khi soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về. Độc giả cần nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc. Người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, gia đình hình thành.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đời sống xã hội đã tác động đến suy nghĩ của tác giả khi tạo nên tác phẩm. Thời điểm này xuất hiện tổ chức gia đình với hình thái một vợ một chồng. Chính vì thế, bên cạnh là tình yêu với quê hương. Tác phẩm còn ngợi ca tình cảm gia đình gắn bó, thủy chung và son sắt.
Bố cục bài Uy-Lít-Xơ trở về
Phần trọng tâm của một tác phẩm là bố cục, cùng Chúng Tôi soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về tiếp tục thôi nào!
Độc giả có thể tham khảo các soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về theo bố cục gồm 2 phần:
Phần 1
Từ đầu … người kém gan dạ: Đây là cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Trong đó có những người cầu hôn vợ Uy lít xơ và chàng. Tuy nhiên, vợ chàng vẫn chưa chịu nhận chồng
Phần 2
Đoạn còn lại: Vợ chàng thử thách qua bí mật về chiếc giường, cuộc thánh thức diễn ra thành công do Uy lít xơ khởi xướng.
Phần cuối của soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về ngày hôm nay là tóm tắt bao quát tác phẩm.
Chủ đề liên quan:
- Ý nghĩa nhan đề Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu?
- Bật mí 2 ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
Tóm tắt bài Uy-Lít-Xơ trở về
Đoạn trích Uy lít xơ trở về trích trong Ô-đi-xê kể về hành trình gian nan và khó nhọc của Uy-lít-xơ. Khi tác giả về quê hương I-tác sau khi chiến thắng tại thành Tơ-roa. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ.
Sau đó các vị thần đã tìm cách cầu xin thần dớt cho chàng được trở về đoàn tụ với gia đình. Bởi uy-lít-xơ rất mong muốn được trở về và vợ chàng còn đang chờ đợi.
Uy-lít-xơ tiếp tục hành trình trở về quê hương I-tác của mình. Chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Nhà vua muốn nghe chàng thuật lại những chuyện li kì mà chàng đã trải qua trong quá trình vượt biển.
Nhà vua bèn xúc động, cảm thán trước câu chuyện của Uy-lít-xơ. Nên ông đã sai người hộ tống chàng về quê hương. Khi về đến quê nhà, Uy-lít-xơ cải trang thành một người hành khất, tham gia vào lễ cầu hôn của người vợ Pê-nê-lốp.
Vợ của chàng sau nhiều năm chờ đợi mòn mỏi cuối cùng cũng chịu mở lễ cầu hôn. Nhưng điều kiện nàng đưa ra lại vô cùng khó khăn. Đó là phải bắn được mũi tên xuyên qua một lúc 12 vòng rìu. Nhưng 108 vị cầu hôn đều thất bại, duy chỉ có Uy-lít-xơ bắn trúng và giành chiến thắng.
Cùng với đó, chàng và con trai trừng trị những tên cầu hôn và kẻ phản bội. Cuộc dàn xếp với thân nhân của bọn cầu hôn bị giết diễn ra những ngày sau đó.
Câu chuyện là bài ca về vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.
Chúng ta đến với phần soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về trong sách giáo khoa để nắm vững kiến thức hơn nhé!
Trả lời câu hỏi sgk soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về
Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về chương trình cơ bản
Để hiểu rõ hơn nội dung của tác giả muốn truyền đến người đọc. Thì cùng Chúng Tôi trả lời câu hỏi soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về chương trình chuẩn trước nhé!
Câu 1 trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến “con cũng không phải là người kém gan dạ”): Uy-lít-xơ trở về trong sự vui mừng của mọi người trong nhà, riêng Pê-nê-lốp vẫn không nhận chàng là chồng mình.
- Phần 2: (Đoạn còn lại): Uy-lít-xơ vượt qua thử thách chiếc giường cưới, gia đình đoàn tụ trong hạnh phúc.
Câu 2 trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
Tâm trạng Uy-lít-xơ khi trở về gặp vợ biểu hiện như thế nào ? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
- Tâm trạng của Uy – lít – xơ khi gặp lại vợ và gia đình:
- Vui vẻ, mừng rỡ, vui sướng.
- Bình tĩnh, sáng suốt.
- Nhẫn nại mỉm cười với con trai.
- Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất:
- Cao quý: yêu thương vợ con, quê hương.
- Nhẫn nại: bị Pê – nê – lốp dửng dưng, thử thách mà không hề tức giận.
- Khôn ngoan: hiểu được tấm lòng của Pê – nê – lốp, lo liệu trước mọi chuyện để đối phó với những kẻ cầu hôn vừa bị giết.
Câu 3 trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
Vì sao Pê-nê-lốp lại “rất đỗi phân vân”? Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của nàng?
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
Tâm trạng “rất đỗi phân vân” của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử, nàng không muốn nhận nhầm vì đó là điều tối kị của người Hy Lạp.
- Nàng không biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn.
- Nàng dò xét, suy xét, tính toán nhưng không giấu nổi sự xúc động, hạnh phúc, sửng sốt. Khi được gặp lại chồng trong bộ dạng quần áo rách mướp.
Pê-nê- lốp đặt ra thử thách “bí mật của chiếc giường” cho thấy Pê-nê-lốp con người trí tuệ, thận trọng, cứng rắn.
⇒ Pê-nê-lốp là người tỉnh táo, tế nhị, rất thận trọng nhưng giàu tình cảm, cao thượng.
Câu 4 trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo ra hiệu quả gì ? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở khổ cuối của đoạn trích (“Dịu hiền… buông rời’’)
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
- Cách kể của Hô – me – rơ qua đoạn trích thể hiện đặc trưng phong cách sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ, trang trọng.
- Tác giả dùng cụm danh – tính từ để gọi nhân vật, khắc họa bản chất của nhân vật.
Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khổ cuối đoạn trích (“Dịu hiền” … “buông rời”) là biện pháp so sánh có đuôi dài (so sánh mở rộng). Vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động, như cái đòn bẩy nghệ thuật, tạo hiệu quả cao cho câu văn.
Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về chương trình nâng cao
Hướng dẫn luyện tập soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về chương trình nâng cao ngắn gọn. Giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Câu 2
Qua đoạn trích, anh (chị) thấy nhân vật Pê-nê-lốp là người như thế nào? Hãy tìm và phân tích một số chi tiết để làm sáng tỏ nhận xét đó (chú ý định ngữ “thận trọng” bốn lần đi kèm với tên nhân vật Pê-lê-nốp).
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
Pê-nê-lốp là một người rất khôn ngoan và cự kì thận trọng. Nàng là con người khôn ngoan khi thử thách bằng bí mật chỉ hai vợ chồng mới biết: chiếc giường. Nàng không muốn bị mất phẩm giá của người vợ và cũng chứng minh cho tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng đối với chồng.
Câu 3
Anh (chị) hãy nhận xét về cách miêu tả tâm lí nhân vật sử thi của Hô-me-rơ qua đoạn văn: “Nói xong, nàng bước xuống lầu […] dưới bộ quần áo rách mướp”.
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
Cách miêu tả tâm lí chậm rãi và rất tỉ mỉ.
Câu 4
Lời đáp của Pê-nê-lốp với Tê-lê-mác. Cách nói như vậy có ý nghĩa gì? Anh (chị) hiểu thế nào về cái “mỉm cười” của Uy-lít –xơ?
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
- Tuy là lời đáp với Tê-lê-mác nhưng Pê-nê-lốp lại hướng đến chồng mình là Uy-lít-xơ. Thông qua những lời nói với con, nàng muốn thử thách chồng mình.
- Cái “mỉm cười” của Uy-lít-xơ thể hiện chàng đã hiểu được ý của vợ là sự chưa chắc chắn cũng như việc cần phải thử thách chàng là một việc cần thiết phải làm.
Câu 5
Ba nhân vật Ơ-ri-clê, Tê-lê-mác và Pê-nê-lốp đều có những ca ngợi giống nhau về phẩm chất của Uy-lít-xơ. Sự đề cao phẩm chất ấy nói lên điểm gì của tác phẩm Ô-đi-xê.
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
- Ô-đi-xê được viết vào giai đoạn người Hi Lạp giã từ chế độ công xã thị tộc. Bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ; họ bắt đầu xây dựng gia đình – hình thái đầu tiên của xã hội mới.
- Gia đình hình thành, hôn nhân của một vợ chồng xuất hiện, đòi hỏi phải có những mối quan hệ tình cảm mới: tình yêu quê hương, tình vợ chồng chung thủy, tình chủ – khách, tình chủ – tớ,…
Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về đã đi đến câu hỏi cuối cùng. Chắc hẳn bạn đã nắm nhiều thông tin quan trọng của bài rồi đúng không nào!
Câu 6
Ở đoạn văn “Dịu hiền thay mặt đất […] không nỡ buông rời”, Hô-me-rơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hình ảnh “mặt đất” và “người đi biển” nói lên tâm trạng gì của Pê-lênốp?
Phần trả lời soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về:
Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khổ cuối đoạn trích (“Dịu hiền’’ … “buông rời’ ) là biện pháp so sánh có đuôi dài. Ở đây, Hô-me-rơ đã ví niềm vui tái ngộ của Pê-nêlốp với Uy-lít-xơ cũng giống như hạnh phúc của con người thoát nạn biển khơi.
Vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động. Như cái đòn bẩy nghệ thuật nhằm tôn lên sự việc được so sánh.
Trên đây là phần soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về ngắn gọn và đầy đủ nhất. Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên sẽ hữu ích với độc giả. Nếu thấy hay nhớ like và chia sẻ giúp Chúng Tôi nhé!
Chủ đề được nhiều người quan tâm:
- Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt Ngữ văn lớp 12
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Vợ chồng A Phủ chi tiết
Trên đây là bài viết tổng hợp về chủ đề “Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về Ngữ văn 10”. Hi vọng rằng những thông tin được cung cấp đã giúp các bạn hiểu hơn về bài Uy-Lít-Xơ, cách soạn bài và ý nghĩa của việc trở về ngữ văn 10. Qua đó, các bạn cũng có thể áp dụng những kiến thức này để cải thiện kỹ năng viết của mình. Tuy chỉ là một bài viết ngắn gọn nhưng nó vẫn mang lại cho chúng ta nhiều tri thức và cảm hứng để tiếp tục khám phá và đam mê ngữ văn 10. Mong rằng thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn vì đã đọc!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về Ngữ văn 10 ngắn gọn nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Uy lít xơ
2. Tác phẩm Uy Lít Xơ
3. Đánh giá Uy Lít Xơ
4. Phân tích Uy Lít Xơ
5. Nhân vật Uy Lít Xơ
6. Phong cách viết của Uy Lít Xơ
7. Đặc điểm Uy Lít Xơ
8. Ý nghĩa Uy Lít Xơ
9. Tình huống trong Uy Lít Xơ
10. Nét đặc trưng của Uy Lít Xơ
11. Sự phát triển của Uy Lít Xơ
12. Hình tượng Uy Lít Xơ
13. Tiểu thuyết Uy Lít Xơ
14. Ngữ cảnh Uy Lít Xơ
15. Sự tương phản trong Uy Lít Xơ