Bạn đang xem bài viết QA, QC là gì? Công việc của QA và QC là làm gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
QA, QC thường được nói đến là những công việc liên quan đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Những người làm công việc này phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, xử lý những vấn đề về chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất ra để đáp ứng đúng theo hợp đồng, theo quy định của sản phẩm đã đề ra. Vậy công việc của QA, QC là gì? Nhiều người cho rằng QA và QC là công việc như nhau, liệu có đúng như vậy?
QA là gì?
QA là viết tắt của Quality Assurance có nghĩa là đảm bảo chất lượng. QA là công việc đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực. QA có trách nhiệm giám sát chặt chẽ và đo lường việc thực hiện các chuẩn chất lượng trong giai đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế,… cho đến sản xuất, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
QA có trách nhiệm sẽ quy định đặt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công đoạn nào, kiểm tra sản phẩm theo phương pháp nào, tiêu chuẩn ra sao, sử dụng dụng cụ gì để kiểm tra và sản phẩm phải đạt mức độ nào thì mới được chấp nhận,…
Nhiệm vụ của QA là gì?
– Đề xuất và đưa ra quy trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án.
– Đưa ra các tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.
– Kiểm tra, audit việc thực hiện quy trình của các bộ phận trong nhóm xem sản phẩm có thực hiện đúng quy trình QA đã đề ra hay không.
– Nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra.
– Điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp với từng sản phẩm mà các bộ phận đang thực hiện.
Công việc của QA
– Thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (Ví dụ: hệ thống ISO 9001, tiêu chuẩn ASME,…) cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
– Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của công ty hằng năm.
– Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất, cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và nâng cấp hệ thống kiểm tra của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
– Phối hợp với bộ phận QC để giám sát các công đoạn kiểm định chất lượng.
– Phối hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm khi khách hàng tìm hiểu công ty.
– Đánh giá các nhà thầu, nhà cung cấp đang thực hiện các dự án của công ty.
– Quản lý hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình.
– Tham gia đề xuất các phương án nhằm nâng cao bộ máy kiểm định chất lượng của doanh nghiệp.
– Hỗ trợ huấn luyện, đào tạo các bộ phận liên quan về cách áp dụng những hệ thống và tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
QC là gì?
QC là viết tắt của Quality Assurance. QC là những công việc về kiểm tra, đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực. QC có trách nhiệm giám sát chặt chẽ và đo lương việc thực hiên các chuẩn chất lượng trong các gia đoạn từ nghiên cứu thị trường, thiết kế,… cho đến sản xuất, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
QC là bộ phận quan trọng của quy trình quản lý chất lượng, QC phải có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi thực hiện quy trình đóng gói và lưu hành trên thị trường.
Nhiệm vụ của QC
– QC phải biết phân tích và lựa chọn nguyên liệu ở bước đầu vào của quá trình sản xuất, sau đó lọc ra các lỗi trong quá trình làm việc của công nhân để kịp thời có biện pháp sửa chữa. Cuối cùng là chọn lọc các sản phẩm đầu ra đủ tiêu chuẩn để đóng gói.
– Trong quy trình sản xuất nếu có phát hiện ra lỗi, QC là người phải tìm ra nguyên nhân, phân tích một cách toàn diện tại sao lại xảy ra lỗi để báo cáo và yêu cầu sửa chữa.
– QC là người làm việc trực tiếp với khách hàng về chất lượng sản phẩm và là người đàm phán nghiên cứu về sản phẩm.
Công việc của QC
– QC cần có đủ các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà công ty hoạt động, nắm rõ các quy trình, thứ tự sản xuất, giám sát thường xuyên và trực tiếp tại xưởng sản xuất.
– QC phải lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sản phẩm một cách tối ưu nhất.
– Có khả năng phân tích tốt các dụng cụ phân tích kết quả, dụng cụ đo lương để đảm bảo và duy trì luôn đảm bảo chất lượng.
– Phát hiện, phân loại sản phẩm sai lỗi, gửi lại bộ phận sản xuất để xử lý, sửa chữa. Lập ra các báo cáo về những sự không phù hợp, dẫn đến những sai sót trong dây chuyền sản xuất.
– Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra, lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra, các báo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.
– Kênh thông tin với giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm, kiểm tra thường xuyên hoạt động của đội đội sản xuất, so sánh với những chất lượng yêu cầu mà khách hàng đặt ra sao đảm bảo về mặt chất lượng.
– Kỹ thuật viên Qc cần có khả năng giao tiếp tốt, hiểu rõ các ngôn ngữ trong chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với những khách hàng nước ngoài. Người làm QC phải có ý thức trách nhiệm cao.
– Bộ phận QC chính là bộ phận quan trọng để một sản phẩm đạt chất lượng tung ra thị trường tiêu thụ.
Phân biệt QA với QC
Không ít người nhầm lẫn giữa công việc của QA và QC là giống nhau, mặc dù cả hai vị trí này đều cùng làm bên bộ phận quản lý chất lượng nhưng tính chất công việc và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau.
– QA là quá trình có tính hệ thống trong đó xác định, lập kế hoạch, thực hiện và xem xét lại các quy trình quản lý trong một công ty. Vai trò của QA nhằm đảm bảo rằng sản phẩm do công ty sản xuất ra sẽ phù hợp với yêu cầu chung. Công việc của QA mang tính vĩ mô, nó cho thấy hệ thống quản lý chất lượng của một công ty có thể ngăn chặn rủi ro xảy ra đối với các sản phẩm do công ty sản xuất.
– QC là quá trình kiểm tra và xác nhận sản phẩm có đạt yêu cầu đã quy định hay chưa. Công việc của QC mang tính vi mô, liên quan đến từng loại sản phẩm riêng biệt.
>>> Xem thêm: Pcs là gì trong xuất nhập khẩu và trong các lĩnh vực khác?
Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt được công việc của QA, QC là gì và hai công việc này hoàn toàn tách biệt nhau chứ không phải là một giống như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thường những vị trí QA, QC xuất hiện nhiều trong các công ty sản xuất, các xưởng, nhà máy, dịch vụ IT… vì nó liên quan đến việc kiểm tra, đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết QA, QC là gì? Công việc của QA và QC là làm gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.