Bạn đang xem bài viết Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 1 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hướng dẫn các em học sinh soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 1 2 của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Đối với phần 1 sẽ nằm trong trang 59 SGK và phần 2 trong trang 65 SGK. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước khi đến lớp sẽ giúp các em học sinh hiểu bài đồng thời tiếp thu bài giảng trên lớp tốt hơn. Mời theo dõi bài viết chi tiết bên dưới.
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Phần 1
Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục là Đồ Chiểu, tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai quê ở làng Bình Thới, huyện Bình Dương. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho.
– Năm 1846, ông ra Huế học và thi tú tài hay tin mẹ mất, trên đường về ông bị đau mắt rồi mù. Ông về Gia Định, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh.
– 1858 khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, ông cùng lãnh tụ bàn mưu kế đánh giặc. Khi không giữ được Nam Kì, ông trở về Bến Tre.
b. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn đầu trước khi Pháp đến Nam Kì ông viết Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu. Khi giặc Pháp đến Nam Kì ông viết các tác phẩm như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Ngư Tiều vấn đáp y thuật…
– Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:
+ Tư tưởng đạo đức, tư tưởng nhân nghĩa
+ Thể hiện lòng yêu nước, thương dân
– Nghệ thuật
+ Bút pháp thơ có sự trữ tình thể hiện sự trong sáng, lòng yêu thương người.
+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm chất Nam Bộ.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh
Bài văn tế viết theo yêu cầu tuần phủ Gia Định Đỗ Quang tế linh hồn của các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tấn công đồn quân Pháp tại Cần Giuộc vào đêm 16-12-1861.
b. Thể loại
– Bài văn tế viết theo thể phú luật Đường luật.
c. Nội dung
– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hình tượng phẩm chất người nông dân của thời đại.
– Tiếng khóc bi tráng cho thời kỳ đen tối của đất nước khi bị xâm chiếm từ thực dân Pháp.
1- Soạn bài trang 59 SGK
Nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
Một số nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
– Xuất thân gia đình nhà nho. Đỗ tú tài năm 1843.
– Ông bị đau mắt nặng rồi bị mù khi trên đường về chịu tang mẹ. Sau đó ông về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân.
– Khi Pháp đánh vào Gia Định năm 1851, ông dùng ngòi bút để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.
2. Soạn bài trang 59 SGK
a. Nguyễn Đình Chiểu có tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
– Ông có tư tưởng đạo đức, tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người
– Sẵn sàng cứu giúp con người trong cơn khó khăn.
b. Nội dung lòng yêu nước thương dân
– Khắc họa chân thật thời kì đau thương đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, ghi nhớ công ơn những người đã nằm xuống.
– Tố cáo tội ác kẻ thù vả cả những kẻ bán nước, cầu vinh
– Ca ngợi sĩ phu yêu nước, giữ tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
c. Nghệ thuật
– Lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, các nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
– Người dân sống phóng khoáng, ít theo phép tắc, nghi lễ, nhưng những con người sẵn sàng hi sinh về nghĩa.
3. Soạn bài trang 59 SGK
Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều là những con người lớn với tư tưởng nhân nghĩa:
– Nguyễn Trãi lấy nhân nghĩa làm gốc, vì quyền lợi của nhân dân
– Nguyễn Đình Chiểu nhân nghĩa gần với nhân dân, điều này chính là bước tiến dài của tư tưởng.
Phần 2
1- Trang 65 SGK
Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
– Lung khởi (Từ đầu …đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
– Thích thực (Từ Nhớ linh xưa… cho đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và ghi nhớ công ơn của các nghĩa sĩ.
– Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) sự thương tiếc sự hi sinh nghĩa sĩ.
– Kết (đoạn còn lại) chính là sự thương xót của người đứng tế đối với linh hồn những nghĩa sĩ đã chết.
2- Trang 65 SGK
– Hình ảnh nông dân nghĩa sĩ:
+ Trong cuộc sống bình thường: nghèo khó, làm việc nhà nông.
⇒ Cuộc sống nghèo khó, chất phác, thật thà.
+ Khi có giặc ngoại xâm: dao tu, nón gõ, tay cầm ngọn tầm vông nhưng đạp rào lướt tới, coi giặc như không, đâm ngang, chém ngược,…
⇒ Với vũ khí thô sơ nhưng vẫn chiến đấu với mục tiêu đánh đuổi giặc ra lãnh thổ.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Nhân vật được tác giả khắc họa đối lập nhau.
+ Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.
+ Bút pháp trữ tình có thêm yếu tố tự sự, miêu tả.
3- Trang 65 SGK
Tiếng khóc bi thương của tác giả thể hiện sự xót thương đối với người liệt sĩ
+ Sự xát thương, nuối tiếc cho các nghĩa sĩ hi sinh khi ý nguyện chưa thực hiện.
+ Nỗi xót xa các gia đình đã mất đi người thân trong cuộc chiến.
+ Tiếng khóc cho tình cảnh nước mất nhà tan.
+ Tiếng khóc khích lệ tinh thần cho những người còn sống thực hiện ý nguyện còn dang dở của người nghĩa sĩ.
⇒ Tiếng khóc nhưng không quá đau buồn mà còn có sự tự hào.
Các bạn vừa theo dõi nội dung soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 1 2 dành cho học sinh tóm tắt nội dung tác phẩm. Đây là nguồn tham khảo giá trị cho học sinh trước khi đến lớp. Việc soạn bài giúp các em hiểu bài tốt hơn trên lớp.
Xem thêm: Soạn văn Bài ca ngất ngưỡng
Chúc các bạn học tốt!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 1 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.