Bạn đang xem bài viết Cách nuôi ngỗng nhanh lớn, hiệu quả kinh tế cao tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngỗng là một trong những loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn chóng lớn, khả năng miễn dịch tốt. Đặc biệt thịt ngỗng khá thơm và ngon, song đó trứng ngỗng khá béo và giàu dinh dưỡng, tốt cho mẹ bầu. Mô hình chăn nuôi ngỗng được nhiều người ưa chuộng, luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp bà con thoát nghèo. Dưới đây là cách nuôi ngỗng nhanh lớn, mời các bạn tham khảo qua.
Tìm hiểu về loài ngỗng
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, khả năng sinh trưởng tốt, ít nhiễm bệnh, chi phí nuôi phí nhưng hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế mà mô hình chăn nuôi ngỗng luôn được bà con ưa chuộng. Trong mâm cơm hằng ngày, thịt ngỗng được xem là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhất là người già và trẻ nhỏ.
Không những thế, trứng ngỗng rất béo và rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bởi vậy những năm gần đây, nhu cầu ngỗng thịt tăng gấp mấy lần khiến nguồn cung trở nên khan hiếm. Giá ngỗng thịt lên cao đã giúp bà con chăn nuôi cải thiện kinh tế, ổn định cuộc sống.
Vốn ngỗng rất dễ nuôi, khả năng sinh sản tốt, đặc biệt khả năng tăng trọng rất nhanh. Chỉ sau 3 – 4 tháng, khối lượng ngỗng con có thể tăng gấp 40 – 45 lần. Thường một con ngỗng đực chiếm khối lượng đến hơn 5kg. Riêng những con ngỗng mái thì trọng lượng có thể nhẹ hơn nhưng thịt khá ngon và nhiều nạc hơn.
Cách nuôi ngỗng nhanh lớn, sinh sản tốt
Cách nuôi ngỗng khá đơn giản, quan trọng người nuôi nắm rõ các thao tác chọn giống, chuồng trại và nguồn thức ăn cho loại gia cầm này. Dưới đây là một vài kỹ năng nuôi ngỗng nhanh lớn, sinh sản tốt.
1. Chọn con giống
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều giống ngỗng như ngỗng sen, ngỗng sư tử, ngỗng Hungari,.. Khi chọn con giống, người nuôi cần chọn giống khỏe mạnh, không mắc bệnh, đặc biệt là tướng đi cân xứng, không bị tật.
Lưu ý: Khi mua con giống về, bạn không nên thả ngay vào chuồng nuôi. Song đó hãy nhốt vào một chỗ, không cho ăn uống nhất ít 3 tiếng.
Khi con giống ổn định và làm quen với môi trường và khí hậu chuồng trại mới. Người nuôi hãy cho ngỗng con uống 1 ít nước trước khi cho ăn nhé. Sau 1 ngày kể từ lúc mua ngỗng con về, bạn hãy thả ngỗng di chuyển trong môi trường mới
2. Chuồng trại nuôi ngỗng
Hãy xây chuồng trại rộng gấp vài lần so với mật độ ngỗng nuôi. Song đó hãy sử dụng quay rào chắn xung quanh nhằm ngăn không cho ngỗng đi quá xa. Lúc ngỗng còn nhỏ thì sử dụng máng có kích thước 40cm x 60cm x 2cm dùng cho >30 ngỗng con.
Khi ngỗng lớn hơn thì đổi máng ăn to hơn hoặc có thể bổ sung thêm máng tránh tình trạng chen lấn khi ăn. Máng uống thì nên sử dụng máng nhựa, mỗi máng sử dụng cho >15 ngỗng con.
Tùy theo số lượng ngỗng trong chuồng mà bạn chuẩn bị máng ăn và máng uống thích hợp. Tránh tình trạng chen lấn, giẫm đập lên nhau ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của ngỗng con.
3. Thức ăn cho ngỗng
Ngỗng vốn là loại gia cầm dễ nuôi, ham ăn, chúng có thể ăn rất nhiều thứ bao gồm thức ăn từ rau xanh, củ hạt, thức ăn hạt viên được chế biến sẵn, hoặc có thể ăn các loại cá con,…
– Thức ăn từ xanh, củ, quả. Ngỗng sử dụng rất tốt nguồn thức ăn từ tự nhiên như bèo, cỏ, lá rau xanh,… Nguồn thức ăn từ rau củ chiếm đến 30% lượng thức ăn cung cấp trong một ngày. Ngoài ra ngỗng có thể ăn các loại của như khoai lang, sắn, bí đỏ,..
– Thức ăn từ hạt. Thóc là một phần lương thực chủ yếu trong quá trình chăn nuôi ngỗng. Trong hạt thóc chiếm tỷ lệ chất xơ cao, thành phần protein, chất béo rất tốt, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho ngỗng sinh trưởng và phát triển. Song đó lạc, cám gạo cũng là nguồn lương thực giúp ngỗng sinh trưởng và phát triển tốt, nhanh xuất chuồng.
4. Môi trường sống
Nhiệt độ và ánh sáng nuôi ngỗng khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản của ngỗng con. Khi mới mua ngỗng con về, bạn hãy sử dụng thêm đèn sưởi ấm hoặc rơm để ngừa ngỗng bị cảm lạnh, nhiễm bệnh.
Nếu quá nóng, ngỗng sẽ tránh xa nguồn nhiệt và di chuyển tách xa nhau. Nếu bị lạnh thì ngỗng sẽ dạt về một phía và nằm thành từng cụm từng nhóm để giữ ấm. Với ngỗng con nhiệt độ trung bình từ 30 độ C – 32 độ C, khi ngỗng lớn hơn thì nhiệt độ giảm đi và dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài môi trường.
Với ánh sáng thì ngỗng con cần ánh sáng 24/24, sau đó giảm dần theo thời gian sinh trưởng của ngỗng. Mật độ trung bình chuồng trại trung bình 5 – 8 ngỗng con / m2; 2 – 4 ngỗng lớn/ m2. Tùy theo mô hình chăn nuôi thả vườn hay trang trại mật độ chuồng trại khác nhau.
Ngỗng đẻ bao nhiêu trứng thì ấp
Sau 7 – 8 tháng thì ngỗng mái bắt đầu đẻ trứng, ngỗng đẻ theo mùa vụ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Bình quân một mùa vụ đẻ của ngỗng tầm 26 – 38 trứng, trọng lượng mỗi trứng từ 140 – 170g.
Năm đầu tiên đẻ, ngỗng chỉ đẻ trung bình từ 20 -30 trứng sau đó tăng lên dần. Một con ngỗng trưởng thành (4 tháng tuổi), ngỗng trống cân nặng từ 4 – 5kg, ngỗng mái nặng từ 3,8 – 4,2kg.
Trong thời gian một vụ ngỗng đẻ, thường chia thành 3 lứa: lứa đầu vào tháng 9, 10 được 8 – 12 trứng, lứa thứ 2 vào tháng 11, 12 khoảng 10 – 14 trứng và lứa thứ 3 đẻ vào tháng 2, 3 với 8 – 12 trứng. Thường lứa thứ 2 sẽ có trứng ngỗng to và chất lượng hơn lứa thứ 1 và thứ 3.
Các bệnh thường gặp ở ngỗng
Mặc dù ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, ít nhiễm bệnh nhưng chăm sóc không tốt vẫn mắc phải một số thường gặp như
– Bệnh tụ huyết trùng. Đây là căn bệnh thường gặp ở ngỗng do vi khuẩn Pasteurellosis gây ra. Bệnh rất mẫn cảm với căn bệnh này, dù ngỗng đang khỏe mạnh vẫn có thể mắc phải. Triệu chứng của căn bệnh này là thể quá cấp, ngỗng đang khỏe mạnh lắn đùng ra chết.
Cách phòng bệnh này là không nên gà, vịt chung với ngỗng. Song đó cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thay nước uống liên tục mỗi khi nước đục.
– Bệnh dịch tả. Đây là căn bệnh từ vịt sang ngỗng. Triệu chứng của dịch bệnh này là sưng và đỏ mắt ở ngỗng. Cách phòng bệnh hiệu quả là cách ly đàn giống giữa ngỗng khỏe và ngỗng bệnh. Thường xuyên tiêm vacxin phòng dịch tả cho ngỗng.
– Bệnh phó thương hàn. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở vịt, gà và ngỗng. Triệu chứng đầu tiên là tiêu chảy, viêm kết mạc và gầy sút. Bệnh có ở tất cả các nơi, bệnh gây chết bầy đàn từ con giống cho đến con trưởng thành.
Phòng và trị bệnh phó thương hàn khá đơn giản: Dùng Biomixin liều: 5 – 10mg/lần từ 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 5 – 6 ngày.
Cần lưu ý khi nuôi ngỗng
Cách nuôi ngỗng tuy khá đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều kỹ thuật từ thao tác chọn giống cho đến chuồng trại, thức ăn. Song đó cần chú ý một vài điểm dưới đây để ngỗng nhanh lớn và sinh sản tốt.
– Hãy kết hợp nhiều loại thức ăn từ thóc, rau, củ để ngỗng hấp thu tốt, tăng trọng lượng, xuất chuồng sớm.
– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phòng tránh bệnh cho ngỗng.
– Với mật độ số lượng ít, người nuôi nên thả ngỗng ra khỏi chuồng 1 lần/ ngày. Điều này giúp ngỗng thêm săn chắc và khỏe mạnh.
– Đặc biệt không cho ngỗng uống nước bẩn, bởi đây là nguồn bệnh chủ yếu cho ngỗng. Khiến ngỗng chậm phát triển, thậm chí gây chết bầy đàn.
>>> Xem thêm: Cách nuôi sâu canxi (ấu trùng ruồi lính đen)
Trên đây là cách nuôi ngỗng nhanh lớn, sinh sản tốt. Vốn là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Thịt siêu ngon và ngọt, đặc biệt là trứng ngỗng rất béo và giàu dinh dưỡng, tốt nhất là mẹ bầu. Mô hình chăn nuôi ngỗng luôn đem lại lợi nhuận cao, giúp bà con cải thiện kinh tế.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi ngỗng nhanh lớn, hiệu quả kinh tế cao tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.