Bạn đang xem bài viết Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nồi cơm điện là công cụ đắc lực cho các bà nội trợ trong gia đình, khi hỏi về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện chắc hẳn ít ai biết rõ, dưới đây, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một chiếc nồi cơm điện nhé!
Xem ngay thùng đựng gạo đang giảm giá SỐC
Cấu tạo nồi cơm điện
a) Phân loại
Thiết kế và cấu tạo của nồi cơm điện ngày càng được cải tiến, có nhiều công nghệ được áp dụng giúp cho việc nấu cơm của gia đình bạn được thuận tiện và nhanh hơn. Nồi cơm điện được chia ra những loại chính sau:
– Nồi cơm điện nắp rời: Có kiểu dáng đơn giản và mẫu mã không đa dạng, bắt mắt bằng các nồi cơm điện nắp liền. Nhưng với giá thành rẻ hơn và dung tích vẫn đa dạng, chất liệu vẫn tốt, bền bỉ và vẫn đảm bảo nấu cơm ngon nên dễ thành sự lựa chọn của mọi tầng lớp người tiêu dùng.
– Nồi cơm điện nắp gài: Có chức năng chính là nấu cơm và hâm nóng cơm. Nguyên lý hoạt động của nồi chính là dựa vào rờ – le tự động ngắt điện và chuyển sang chế độ hâm khi đạt đến nhiệt độ nhất định.
– Nồi cơm điện tử: Là loại nồi cơm hiện đại được trang bị màn hình LED, các vi mạch điện tử và được cài đặt những chế độ nấu tự động. Nồi cơm điện tử được điều khiển bởi các nút bấm trên bề mặt nồi.
– Nồi cơm điện cao tần: Tích hợp nhiều chức năng nấu tự động, được trang bị các dây đồng có chức năng phát ra từ trường, tác động trực tiếp lên lòng nồi làm chín thức ăn. Tức là không sử dụng mâm nhiệt để gia nhiệt như những loại nồi cơm thông thường.
b) Cấu tạo
Cấu tạo nồi cơm điện gồm có 5 bộ phận chính:
- Vỏ nồi
Như là một lớp vỏ bọc bên ngồi nồi cơm điện, thường được làm bằng nhựa, một số được làm bằng thép không gỉ. Công năng của vỏ nồi:
– Giữ và giúp nhiệt độ ổn định trong suốt lúc nồi đang hoạt động nấu, cũng như giữ ấm tốt hơn.
– Bảo toàn các bộ phân ở bên trong nồi cơm, cũng như giữ an toàn cho người sử dụng.
– Một tính năng khác cũng không kém phần quan trọng, đó là vỏ nồi có họa tiết bên ngoài, thẩm mỹ được bắt mắt đến người mua.
+ Nắp nồi:
– Loại nắp rời: dễ vệ sinh, lau chùi, nhưng đây là loại thoát nhiều hơi nước trong lúc nấu, điều này khá nguy hiểm đến trẻ em trong nhà.
– Loại nắp gài: Khá khó vệ sinh, nhưng bảo đảm an toàn hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn loại tháo rời mặt trong được, để tiện cho việc vệ sinh nồi cơm điện.
- Thân nồi:
– Giữ vai trò rất quan trọng, bảo vệ xoong tránh khỏi sự va đập từ bên ngoài. Là bộ phận giữ nhiệt chính giúp câm được ấm.
– Hiện nay, nồi cơm điện điện cải cách hiện đại hơn, thân nồi sẽ thường có 3 lớp.
+ Lớp trong cùng được tiếp xúc xoong có tác dụng tỏa nhiệt tạo sức ấm đều cho xoong.
+ Lớp thứ 2 là lớp sứ cách nhiệt, có nhiệm vụ quan trọng là giữ nhiệt cho nồi cơm.
+ Cuối cùng là lớp vỏ nồi – lớp ngoài cùng, thường được trang trí nhiều họa tiết làm đẹp vẻ ngoài cho nồi cơm, làm từ thép chống gỉ và chịu nhiệt tốt.
- Mâm nhiệt:
– Để cơm trong nồi được chín thì mâm nhiệt là bộ phận tạo nhiệt chính cho nồi cơm điện.
– Một mâm nhiệt điện đạt tiêu chuẩn cần phải có các rãnh truyền nhiệt, giúp truyền nhiệt đều dưới đáy xoong. Nhờ vậy, cơm sẽ được chín đều. Với thiết kế bám sát xoong, mâm nhiệt tạo nên hiệu suất nấu cơm cao hơn.
- Xoong:
Là một bộ phận trực tiếp nấu cơm. Đến hiện nay, thiết kế xoong có nhiều thay đổi. Xoong nhẹ hơn, được làm từ hợp kim nhôm nhẹ hơn, tính chịu nhiệt tốt hơn. Và được phủ lớp chống dính, giúp bạn nấu cơm sẽ không bị dính nồi, hạt cơm đều hơn và dễ dàng cọ rửa sạch sẽ.
- Bộ phận điều khiển: Gắn liền với nồi cơm là bộ phận điều khiển, sử dụng rất đơn giản, dung rơ le để chuyển đổi chế độ từ nấu sang giữ ấm. Bộ điều khiển có lựa chọn: nấu hoặc giữ ấm.
Nồi cơm điện tử mang nhiều tính năng phức tạp hơn:
– Điều khiển bằng mạch điện tử.
– Thông tin LCD hiển thị trên màn hình.
– Điều chỉnh bằng nút bấm, chứ không phải gạt cần như nồi cơ.
– Được cài đặt nhiều chế độ nấu.
Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện
– Cắm dây nguồn vào ổ cắm điện, cung cấp điện cho nồi cơm điện, bật chế độ nấu (Cook).
– Từ đó bộ điều khiển sẽ cấp nhiệt điện cho mâm nhiệt, rồi mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng.
– Có được nhiệt năng làm nóng nồi cơm điện khiến gạo và nước ở trong nồi biến thành cơm.
– Trong quá trình nấu, vỏ nồi có vai trò giữ nhiệt độ ổn định. Khi gạo nở ở mức nhất định, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm nóng (Warm).
– Ngoài ra Van thoát hơi nước có tham gia vào quá trình nấu, giúp điều chỉnh mức nước, mức áp suất trong nồi cơm điện.
– Nói chung, tất cả loại nồi cơm điện đều có chung một nguyên lý hoạt động giống như trên. Nhưng có một chút khác giữa các loại nồi chính là cách hoạt động của bộ điều khiển.
Hi vọng bài viết giúp bạn nhiều thêm chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.