Bạn đang xem bài viết Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việc chăm sóc chó con mặc dù không quá khó khăn nhưng nó cũng không hề đơn giản. Chó con mới đẻ chúng rất yếu ớt và không thể tự ăn uống như những chú chó lớn vì thế công đoạn chăm sóc sẽ có phần phức tạp hơn. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ để có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi chó khi gặp phải những tình huống này nhé.
Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ từ A đến Z
Thức ăn cho chó con
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho chó con mới ra đời. Khi vừa sinh ra, tốt nhất chó con nên được bú sữa mẹ trong 24 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nếu đó là chú chó không may mắn khi vừa được sinh ra đã mất mẹ thì bạn sẽ phải chăm sóc thay cho mẹ của chúng. Mỗi giai đoạn phát triển của chó sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau mà bạn nên lưu ý.
Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên:
Đây là giai đoạn mà chó con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hệ miễn dịch của chúng được tốt nhất. Bạn hãy mua các loại sữa dành cho chó con để làm thức ăn chính cho chúng. Một số loại sữa tốt nhất bạn có thể tham khảo như Esbilac PetAg, sữa PetLac,…
Pha sữa cho cún con theo công thức: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.
Cho cún con uống sữa rất đơn giản, bạn chỉ cần cho sữa đã pha vào bình của trẻ nhỏ và để cho chúng uống từ từ.
Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm chăm sóc chó con thì bạn nên chia nhỏ sữa ra để 1 ngày uống nhiều lần. Nên cho cún con uống sữa đúng thời gian, tốt nhất ngày uống từ 5-6 lần, mỗi lần uống khoảng 15-25ml và cách nhau 2-3 tiếng. Bạn cũng có thể pha sẵn sữa và để tủ lạnh cho cún uống dần.
Thức ăn cho cún con từ 3-6 tuần tuổi:
Khi cún con đã được trên 3 tuần tuổi thì bạn nên cho cún uống sữa khoảng 3-4 tiếng 1 lần và tập cho chúng thói quen với việc ăn cháo.
Bạn hãy trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa pha cho chúng uống, trộn cho sền sệt như cháo và cho cún dùng xen với sữa.
Hãy duy trì việc ăn cháo cho đến khi cún con được 6 tuần tuổi. Tăng số lần ăn cháo trong ngày để bỏ hẳn thói quen uống sữa.
Tạo môi trường sống cho chó con
Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của chúng cho nên bạn cần tạo cho chúng môi trường sống phù hợp để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi không có sự chăm sóc của chó mẹ, chó con sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị lạnh. Vì vậy bạn cần lắp đèn hoặc lò sưởi cho chúng, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm bỏng da cún con.
Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì một môi trường sống với độ ẩm phù hợp, tránh để cún con sống trong môi trường độ ẩm cao sẽ làm chúng dễ mắc phải những căn bệnh liên quan đến hô hấp và dễ bị cảm lạnh.
>>> Tham khảo: Hướng dẫn cách trị cảm lạnh cho chó hiệu quả
Bạn nên thường xuyên ôm ấp, vuốt ve chó con để chúng dần quen với chủ, khi lớn lên chúng sẽ rất trung thành. Bạn cũng nên cho chúng chơi với những con chó nhỏ cùng lứa để chúng quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh sống và hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
Cách cho chó con đi vệ sinh
Chó con sẽ không thể tự kiểm soát được việc đi vệ sinh của chúng do hệ tiêu hóa còn non nớt. Thường thì việc đi vệ sinh của chó con sẽ do chó mẹ giúp đỡ nhưng nếu không có chó mẹ thì bạn hãy tập cho cún con cách đi vệ sinh từ sớm.
Thời gian lý tưởng để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi ăn. Khi cho cún con ăn xong, bạn hãy lấy giấy ướt lau nhẹ vào hậu môn của cún để kích thích đi vệ sinh. Thực hiện cách này cho đến khi cún được 3 tuần tuổi.
Khi cún con đi vệ sinh, bạn hãy quan sát chất lượng phân để kiểm soát tình hình sức khỏe của cún.
Cún con khỏe mạnh sẽ có nước tiểu màu vàng nhạt và trong, nếu nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam cho thấy cún con bị thiếu ăn, cần cho chúng ăn thêm đủ chất.
Bình thường phân cún con sẽ có màu nâu và sệt, nhưng nếu phân có màu xanh thì cún con đã bị nhiễm khuẩn, bạn nên đưa cún đi tiêm vacine. Còn nếu thấy phân quá đặc thì khẩu phần ăn của chúng thiếu hoặc quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và không nên cho cún ăn quá nhiều trong một ngày.
Phòng bệnh cho chó con
Lúc còn bé, hệ miễn dịch của chó con rất yếu cho nên bạn cần quan tâm chăm sóc chúng thật chu đáo. Bạn nên thường xuyên mang cún con đến bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ và phát hiện cũng như điều trị bệnh sớm nhất.
Nên dẫn cún con đi tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng thời gian. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ ăn, tẩy giun và tiêm chủng cho chó con. Chó con nên bắt đầu được tiêm chủng ngừa từ 4-6 tuần tuổi và cứ sau đó hai tuần một lần cho đến khi bé được 18 tuần tuổi.
Khi còn nhỏ, chó con rất dễ mắc bệnh nên bạn hãy luôn rửa tay trước khi chạm vào chúng. Nếu bạn có tiếp xúc với các động vật khác hoặc ghé thăm nơi trú ẩn hay công viên chó thì bạn hãy luôn thay quần áo và giày trước khi vào khu vực nơi những con chó được giữ.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi mèo con mới đẻ không có mẹ
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ đầy đủ. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc nuôi những chú chó con đáng yêu để chúng có thể phát triển trong môi trường tốt nhất.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.