Bạn đang xem bài viết Chó bị nôn, mệt mỏi, bỏ ăn, sức khoẻ kém là biểu hiện bệnh gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bỗng một ngày cún cưng của bạn bỗng trở nên mệt mỏi, chán ăn, nôn và sức khỏe kém đi, bạn phải làm sao đây? Những bệnh mà cún cưng của bạn có thể mắc khi có dấu hiệu trên là gì? Cùng tìm hiểu rõ trường hợp chó bị nôn, mệt mỏi bỏ ăn và tình trạng sức khỏe suy nhược. Nếu thú cưng của bạn gặp phải trường hợp trên sẽ biết cách xử lý.
Nguyên nhân dẫn đến chó nôn
Chó bị nôn mửa do rất nhiều nguyên nhân:
- Do tâm lý
Chó là động vật thông minh, có thể cảm nhận tình cảm của con người và thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng. Trường hợp bạn quá nuông chiều chúng, chúng có thể làm nũng và không ăn. Hoặc dùng thức ăn chúng không thích, có thể gây ra chê đồ ăn hoặc bỏ ăn.
Chế độ dinh dưỡng, không nên cho chúng ăn quá nhiều đồ ăn ngon, dinh dưỡng. Hãy tập cho chúng ăn các loại thức ăn như rau, củ, quả ngay từ khi còn nhỏ.
Chúng ta cũng nên xem lại cách huấn luyện và khẩu phần ăn hàng ngày để giúp chúng ăn trở lại.
- Do thức ăn không phù hợp
Bên cạnh yếu tố thú cưng của bạn ăn nhiều, ăn nhanh thì ăn thức ăn không phù hợp sẽ khiến chúng bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn, sức khỏe kém.
- Do sau tẩy giun
Sau khi tẩy giun chúng có thể gặp tình trạng bỏ ăn. Chúng ta chỉ cần bổ sung nước đủ và cho chúng nghỉ ngơi, thời gian ngắn chúng sẽ tự ăn trở lại. Trường hợp tình trạng chó bỏ ăn kéo dài hơn 1 ngày hãy đưa chúng đến ngay cơ sơ khám bệnh thú y.
- Thức ăn không đảm bảo
Việc sử dụng nguồn thực phẩm cho cún không đảm bảo (không tươi ngon, có mùi lạ) hoặc sau khi chế biến bảo quản không đúng cách dẫn đến thức ăn bị ôi thui cũng là nguyên nhân dẫn đến cho bị ngộ độc, nhiễm độc.
- Do đổi khẩu phần ăn
Món ăn yêu thích bị thay đổi có thể là nguyên nhân khiến chó bỏ ăn. Để giúp chúng thích nghi, bạn nên dùng thức ăn cũ trộn với thức ăn mới. Dần dần chúng sẽ quen và khi đó có thể sử dụng 100% thức ăn mới.
- Chó bị nhiễm một số bệnh lý khác
Kèm theo biểu hiện nôn, nếu cún nhà bạn còn có thêm một số biểu hiện khác, bạn có thể dõi theo điều dưới đây để xem cún nhà mình đang bị bệnh gì một cách chính xác nhất:
+ Rắn cắn: Cơ thể cún trở nên mềm nhũn, không đi lại được, đồng tử giãn, chó nôn nhiều và liên tục.
+ Bệnh do vận chuyển: Bạn đem cún cưng đi xa dẫn đến chúng bị say nắng, gió, sốc nhiệt. Hoặc đơn giản cún của bạn chưa kịp thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu mới.
+ Một số bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục của cún dẫn đến nôn, viêm nhiễm.
+ Viêm hoặc suy thận: Chó bị nôn, suy nhược nặng.
+ Viêm da dày: Sau khi ăn hoặc uống bị nôn, da bụng lạnh và căng ra.
+ Mắc xương hoặc ngoại vật: Nôn kéo dài, chó biểu hiện cào liên tục thậm chí còn nôn ra máu.
+ Bệnh do xoắn khuẩn: Thân nhiệt tăng giảm bất thường, hơi thở hôi, mắt trũng, lợi loét, chảy nước bọt liên tục.
Ngoài những bệnh trên, nếu cho bị thiếu vitamin B1, ho, viêm phổi, gan cũng có thể gây nôn, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
Một số loại nôn
Chó có nhiều loại nôn khác nhau. Chó nôn ra dịch vàng chủ yếu do thân nhiệt bị thay đổi khiến chó bệnh. Hoặc tình trạng này do chó bị cảm lạnh, viêm phổi. Mắt chó có dấu hiệu mệt mỏi lờ đờ. Khi nôn ra dịch và có dạng lỏng.
Chó nôn ra nước có bọt trắng, có bọt màu trắng xung quanh miệng. Khi đi ngoài dạng sệt, có mùi hôi. Thường xuyên bỏ ăn và tình trạng này kéo dài có thể gây suy kiệt cho sức khỏe của chó.
Chó sẽ không muốn ăn, phần mũi chó bị khô, thường xuyên có tình trạng liếm mũi. Hắt hơi nhiều lần trong ngày.
Cách khắc phục và điều trị bệnh
Đầu tiên là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biểu hiện nôn, mệt mỏi, bỏ ăn của cún nhà mình là gì. Sau đó, bạn cần đưa chúng đến trạm thú y hoặc nhờ người có chuyên môn đến khám cho thú cưng của mình. Tuyệt đối không tự ý cho uống thuốc theo cảm tính sẽ làm tình trạng sức khỏe của cún ngày càng tệ đi.
Chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, nơi nằm của cún (đảm bảo độ thoáng, sạch…), khử trùng qua nơi ở nhằm loại bỏ một số yếu tố gây bệnh.
Chăm sóc chó bị nôn:
Nếu chúng bị nôn mua Cimetidine, Penicilin G, Streptomycin. Trường hợp chúng bị sốt thì nên tiêm Dimedron, Promix. Bổ sung thêm nguồn vitamin như vitamin B1, C giúp chúng lại sức và tăng thêm sức đề kháng.
– Giữ ấm cho chó nhưng cũng đừng khiến nó khó chịu.
– Nếu lạnh phải đắp chăn để giữ ấm.
– Dọn dẹp chỗ ngủ của chó sạch sẽ. Tẩy sạch chỗ chó nôn.
– Để dễ tiêu nên cho ăn thức ăn nhẹ, dạng lỏng càng tốt, giúp dễ tiêu hóa.
– Bổ sung đủ nước cho chúng, có thể mua Pedialyte, Lectade,… pha với nước đun sôi cho chúng uống.
– Tiêm phòng định kỳ để ngăn ngừa các bệnh thường gặp.
Phòng tránh chó bị nôn
Để phòng ngừa chó nôn chúng nên lưu ý một vài điều như sau:
– Không cho chó ăn uống trước khi di chuyển lên xe.
– Không cho chó ăn thực phẩm bị hỏng
– Thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh nên bỏ đi.
– Hạn chế cho chó ăn nhiều chất béo
– Hạn chế cho chó ăn đồ hải sản dễ nôn ói.
Xem thêm: Chó bị chảy nước mũi, viêm mũi phải làm sao
Hi vọng với một số thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn phần nào về tình trạng chó bị nôn, mệt mỏi, bỏ ăn ở chó cưng. Chúng tôi còn có rất nhiều kinh nghiệm hay về chăm sóc thú cưng đang chờ bạn ở bài viết tiếp theo, bạn nhớ đón đọc nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chó bị nôn, mệt mỏi, bỏ ăn, sức khoẻ kém là biểu hiện bệnh gì? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.