Bạn đang xem bài viết Cách làm chuồng gà thả vườn đúng cách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày hôm nay, Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn bà con cách làm chuồng gà kiên cố và nuôi thả vườn vừa đơn giản vừa khoa học, đúng cách nhất. Sẽ không mất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như công sức mà bà con vẫn có thể hoàn thành những kiểu chuồng nuôi gà theo từng mục đích chăn nuôi của mình rồi. Bây giờ, hãy cùng chúng tôi tiến hành ngay nhé!
Yêu cầu chung khi làm chuồng gà
1. Chọn địa điểm làm chuồng
- Địa điểm làm chuồng gà phải chọn những nơi có địa hình bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát. Bên cạnh đó cũng phải đáp ứng điều kiện thoát nước tốt.
- Nơi làm chuồng nuôi gà phải được đặt tại những nơi xa khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện hay nguồn nước sinh hoạt.
- Thêm một yêu cầu nữa, địa điểm làm chuồng nuôi gà phải thuận tiện cho quá trình chăm sóc, quản lý và xuất bán. Đây là điều kiện tiên quyết liên quan đến hiệu quả cuối cùng của việc chăn nuôi.
2. Hướng chuồng
Tương tự như xây nhà, hướng chuồng tốt nhất là hướng Đông Nam, nếu không thì cũng có thể chọn hướng Nam. Những hướng này đáp ứng điều kiện ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Có như thế thì đàn gà của bà con sẽ có môi trường sinh trưởng tốt nhất.
3. Kiểu chuồng nuôi gà
Kiểu chuồng nuôi gà thì có rất nhiều nhưng làm thế nào để lựa chọn ra kiểu chuồng phù hợp nhất cho mỗi hộ chăn nuôi thì cần phải dựa vào một số điều kiện cũng như tiêu chí nhất định. Không để bà con phải chờ đợi lâu nữa, ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn những cách làm chuồng gà phổ biến và khoa học nhất hiện nay nhé!
Hướng dẫn cách làm chuồng gà
1. Cách làm chuồng gà theo mái chuồng
1.1 Kiểu chuồng gà có 4 mái kiên cố và bán kiên cố (chuồng nóc đôi)
- Chuồng gà kiểu này sẽ có 2 tầng mái ở phía trên. Mái chính dao động 20 – 25 cm.
- Ở 2 đầu hồi sẽ có một lỗ thoáng khí. Đặc biệt đối với đàn gà có số lượng lớn thì nên gắn thêm quạt hút khí để mùi hôi cũng như hơi nóng được hút hết ra ngoài.
- Mái chuồng: Phải có khả năng cách nhiệt nên hãy chọn vật liệu như ngói, tôn cách nhiệt, tranh nứa hoặc fibro xi măng.
- Khung chuồng: Có thể chọn vật liệu như lưới thép, gỗ hay luồng tùy điều kiện.
- Kích thước chuồng: Độ cao của mái trước và mái sau là 2 – 2,2 m. Chiều cao tính từ mặt nền đến nóc mái phải hơn 3 m. Chiều rộng chuồng tối thiểu 4 m, cao nhất 6 m. Mỗi ô chuồng dài khoảng 5 – 6 m.
- Nền chuồng cần có độ dốc tối thiểu 2% để thuận tiện cho việc thoát nước khi chăm sóc hoặc dọn vệ sinh.
1.2 Kiểu chuồng gà có 2 mái bán kiên cố (chuồng nóng đơn)
- Kiểu chuồng bán kiên cố có 2 mái có kích thước tương đương nhau, nếu có chênh lệch thì chỉ dao động trong khoảng 0,5 – 0,6 cm. Vật liệu làm chuồng: gỗ, tre, nứa, ngói, tranh, lá cọ,…
- Tường chuồng xây bằng gạch.
- Mái chuồng lợp bằng tôn lạnh để cách nhiệt.
- Kích thước chuồng: Chiều cao tính từ mặt đất thì mái trước cao 2 m, mái sau cao 1,5 m, riêng nóc cao hơn 3 m. Chuồng rộng 2,5 – 3 m. Nền chuồng có độ dốc khoảng 2% để dễ dàng thoát nước.
1.3 Kiểu chuồng gà thô sơ
Kiểu chuồng gà thô sơ phù hợp cho những hộ gia đình nuôi thả nhỏ lẻ, ưu điểm của kiểu chuồng này chính là đơn giản, gọn nhẹ, thậm chí người nuôi còn có thể chủ động dịch chuyển vị trí đặt chuồng một cách dễ dàng.
- Kiểu chuồng thô sơ có hình dáng nhìn vào như một chiếc hộp hình chữ nhật nhưng bên trong đó lại chứa nhiều tầng.
- Kích thước chuồng: Rộng 0,8 – 1 m, dài 1,5 – 2 m.
- Khoảng cách giữa các tầng: 0,35 – 0,45 m tùy theo gà có kích thước lớn hay nhỏ.
- Khoảng cách tính từ mặt đất đến sàn tầng thấp nhất: 0,3 – 0,4 m.
- Dưới sàn mỗi tầng phải gắn thêm một tấm lót hứng phân chừng 8 – 10 cm của gà ở tầng trên.
- Mái chuồng: Làm từ lá cọ, ngói, tôn cách nhiệt hoặc tấm fibro xi măng.
2. Cách làm chuồng gà theo kết cấu chuồng
2.1 Chuồng gà nuôi trên nền
- Nền chuồng có thể lót bằng gạch tàu hay đơn giản hơn là nền xi măng để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh và sạch sẽ.
- Mái chuồng: làm bằng lá cọ, tranh, nứa để tiết kiệm chi phí xây dựng. Đối với đàn gà lớn hay những nơi có nhiệt độ trung bình khá cao, hãy lợp má bằng tôn cách nhiệt.
- Chuồng gà phải có trái nhô ra ngoài để không gian trong chuồng thoáng mát hơn và chắn gió chắn mưa tạt vào đàn gà. Tùy nơi đặt chuồng mà có thể xây chuồng 1 trái hoặc 2 trái.
- Tường chuồng: cao 30 – 40 cm, cách mái hiên khoảng 1 – 1,5 m để mưa không tạt vào, phía trên dùng lưới thép B40 rào lại hay dùng tấm vải bạt che lên để giữ nhiệt vào mùa đông.
- Chuồng gà chia thành nhiều ô nhỏ, mỗi chuồng có thể chia được thành 2 – 3 ô tùy theo kích thước gà và diện tích xây chuồng. Giữa các ô bà con dùng lưới thép hay tre, nứa đan lại làm vách ngăn.
- Xung quanh chuồng gà phải có hệ thống cấp, thoát nước tốt.
- Diện tích chuồng gà nuôi trên nền tùy thuộc vào lứa gà nuôi cụ thể như sau:
Theo lứa gà nuôi | Mật độ nuôi thích hợp |
Mật độ nuôi thích hợp | 10 – 12 con/m2 |
Chuồng nuôi gà dò | 5 – 6 con/m2 |
Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống | 4 – 4,5 con/m2 |
2.2 Chuồng gà nuôi trên lồng
- Cách làm chuồng gà nuôi trên lồng có nhiều nét tương đồng với kiểu chuồng gà thô sơ. Do đó rất thích hợp cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và lứa gà để trứng.
- Kích thước chuồng: Dài 1,2 m, rộng 40 – 60 m, cao 40 – 50 cm.
- Chuồng gà chia ra thành nhiều tầng, mỗi chuồng có thể có 2 – 4 tầng, mỗi tầng chia thành 3 ô.
- Treo máng ăn và uống cho gà ở bên ngoài lồng ở một độ cao hợp lý.
- Nếu lứa gà mà bà con đang nuôi là lứa đẻ trứng, hãy làm độ dốc nền khoảng 10% để trứng dễ lăn xuống. Bên cạnh đó còn phải có gờ để ngăn trứng lăn trượt ra ngoài.
- Nếu lứa gà đang nuôi là gà con: Đáy lồng lót thêm lưới thép có khe hở 1 cm, trên lưới có lót miếng giấy, cứ khoảng 5 ngày thì thay giấy một lần.
2.3 Chuồng gà theo kết cấu đơn giản nhất
Kiểu chuồng này phù hợp cho mô hình nuôi thả vườn. Cụ thể sẽ như sau:
- Vật liệu làm chuồng: gỗ, tre, nứa, vách tranh,…
- Kích thước chuồng: cao 1,5 m, rộng 2 m và dài 2,5 m. Kích thước này có thể lớn hơn hay nhỏ hơn tùy theo kích thước và số lượng gà
- Mái chuồng: fibro xi măng, mái ngói mái tôn, mái lá cọ (lá không bị rách, lủng). Mái nào cũng phải có độ nghiêng, mái fibro có độ nghiêng 16 – 20 độ, mái lá cọ nghiêng 45 độ, mái ngói nghiêng 35 độ.
- Khung chuồng: kiên cố, vững chắc, có thể tận dụng gỗ, tre để làm khung.
- Tường chuồng: Gạch, tre, nứa, phên,… Xây kín 2 đầu hồi.
- Nền chuồng: bằng phẳng, làm từ gạch tàu, xi măng,… trên nền rải chất độn chuồng. Nền cao so với mặt đất 20 – 40 cm.
2.4 Chất độn chuồng
Những nguyên liệu làm chất độn chuồng
- Vỏ bào gỗ thông: hút ẩm tốt.
- Vỏ bào gỗ cứng: phải xử lý thật kĩ để chất tanin trong chúng không gây ngộ độc cho gà.
- Mùn cưa: Không được để ẩm, phải luôn giữ khô để không gây bệnh nấm cho gà.
- Rơm khô băm nhỏ: có nguồn gốc từ lúa mạch, lúa mì nên không gây hại cho gà. Đã vậy còn có khả năng hút ẩm rất tốt.
- Trấu: Giá rẻ, dễ kiếm.
Yêu cầu chung về chất độn chuồng
- Chất độn chuồng phải được làm khô, không ẩm, dùng thuốc sát trùng formol phun chất độn chuồng trước ít nhất 72 tiếng. Sau đó trước 12 tiếng thả gà vào chuồng nuôi, bà con phải rải chất mùn này vào.
- Chất độn chuồng không được có độ ẩm vượt mức 35% vì như thế sẽ dễ gây nấm và bệnh cho gà.
Yêu cầu về độ dày của chất làm chuồng đối với từng loại nguyên liệu
Loại nguyên liệu | Độ dày tối thiểu hoặc dung tích |
Vỏ bào gỗ | 2,5 cm |
Rơm băm nhỏ | 2,5 cm (1 kg/m2) |
Mùn cưa | 5 cm |
Trấu | 5 cm |
Vỏ hướng dương | 5 cm |
Cách kiểm tra chất làm chuông đã đạt tiêu chuẩn hay chưa?
Bà con dùng bàn tay bóc lấy một nắm chất độn rồi thả ra cho rơi xuống:
- Nếu chất độn chuồng dính cục lại, không rơi ra tức là chất độn chuồng quá ẩm.
- Nếu chất độn chuồng không dính nhiều vào lòng bàn tay ngay cả khi đã bóp mạnh thì chứng tỏ chúng quá khô.
Hướng dẫn cách làm vườn thả gà (bãi chăn)
- Với mô hình nuôi thả gà bên ngoài chuồng nuôi, bà con nên làm nền chuồng bằng phẳng, cao ráo hơn và có độ nghiêng nhất định để dễ thoát nước.
- Bà con có thể nuôi gà thả vườn kết hợp cùng mô hình trồng cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây lấy củi, rau màu,…
- Đất trong vườn nuôi gà cũng cần được bón phân, xới xáo, tưới nước để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho gà như giun đất, mối, khoáng, quả, hạt,… .
- Có thể tận dùng phân gà để làm phân bón cho vườn cây. Những cây thấp trong vườn có thể sẽ trở thành giàn đậu cho gà vì độ cao khá lý tưởng.
- Đặt chuồng dưới bóng của cây lớn, cửa chuồng cách thân cây tạo bóng này 4 – 5 m để không khí thoáng mát hơn.
- Vườn gà thả có diện tích gấp ít nhất 3 lần so với chuồng gà, diện tích tối thiểu 5 – 10 m2, mỗi con gà có diện tích riêng khoảng 0,5 – 1,2 m.
- Nên bố trí vườn gà có sân trước sân sau để tạo không gian rộng rãi cho đàn gà.
- Xung quanh vườn gà phải dùng lưới thép B40 rào lại, nếu có điều kiện hãy xây tường xi măng cao tối thiểu 1,2 m để ngăn chặn trộm cắp, rắn rết.
- Vệ sinh, quét dọn vườn gà thường xuyên, nhất là lông gà và phân gà để không tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
Dụng cụ, thiết bị chăn nuôi gà thả vườn
1. Khay ăn, máng ăn
Khay ăn cho gà con thường được làm từ nhựa, ống bương hoặc túi nilon và bao tải cứng. Khay cho lứa gà trưởng thành phải có đường gờ mép, khay nhôm, máng ăn dài và máng ăn P50 dành cho gà đẻ trứng hoặc gà dò.
Gà dò: máng tròn, mỗi máng dùng được cho 15 – 30 con. Gà đẻ trứng: máng tròn treo cao ngang lưng con gà, tức là cao 15 – 20 cm, dùng cho 15 – 20 con/ máng. Máng ăn phải được treo đều, khoảng cách giữa các máng tương đương chiều dài của 3 con gà cộng lại để gà dễ tìm. Máng ăn trong sân vườn phải treo tại những nơi khô ráo, thoáng mát, dưới bóng râm. Khi trời có mưa gió hay độ ẩm lên cao, bà con phải mang máng ăn vào chuồng hay nhà để tránh ẩm mốc, hư hại.
2. Máng uống
Tận dùng vỏ chai nước ngọt 3,8 lít cho gà trưởng thành và vỏ chai 1 lít dành cho gà con. Ngoài ra bà con cũng có thể dùng ống tre hay ống bương.
- Máng uống cho gà con: Xen kẽ máng ăn theo hình dải quạt.
- Máng uống cho gà sau khi úm: máng tròn được kê cao hay treo cao lên so với đệm lót chuồng.
- Máng uống cho gà trưởng thành, thả vườn: Đặt dưới bóng râm ngoài trời, những nơi thoáng mát.
3. Máng sỏi, khoáng
- Máng sỏi có thể làm bằng gỗ hoặc xi măng.
- Kích thước máng sỏi: dài 40 – 50 cm, rộng 15 – 20 cm, sâu 10 – 15 cm.
- Treo hoặc đặt máng sỏi cao hơn nền sân khoảng 15 – 20 cm.
- Mỗi máng sỏi dùng được cho khoảng 200 con gà dò và 100 – 150 lứa gà đẻ trứng.
4. Hố tắm cát
- Hố tắm cát cho gà được đặt trong sân vườn thả.
- Kích thước hố tắm cát: dài 1 – 1,2m, rộng 0,7 – 0,8m và cao 15 – 20cm. Cát trong hố là cát mịn khô được pha cùng một chút lưu huỳnh.
- Mỗi hố tắm cát cần được trang bị mái che để sương mù và mưa gió không làm cát bị ẩm ướt.
5. Giàn đậu cho gà đẻ
Nhất là đối với lứa gà đẻ trứng, bà con nên làm thêm giàn đậu cho chúng.
- Vật liệu làm giàn đậu: gỗ, tre có kích thước 3 – 4 cm ghép lại, khoảng cách mỗi cây giàn là 35 – 40 cm, giàn đậu cách mặt đất khoảng 40 – 50 cm.
- Mỗi giàn đậu dùng được cho khoảng 20 con gà đẻ trứng.
- Bà con đừng quên cọ rửa giàn đậu định kì để đẩm bảo vệ sinh vườn nuôi.
6. Ổ đẻ cho gà
- Ổ đẻ cho gà là phần không thể thiếu đối với gà đẻ trứng. Ổ đẻ được làm bằng mái tôn cách nhiệt hoặc gỗ, trung bình mỗi ổ có 3 – 4 ô, chia ra thành 2 – 3 tầng để tận dụng không gian tốt hơn.
- Kích thước mỗi ổ đẻ: rộng 30 – 35 cm, cao 35 – 40 cm, sâu 30 – 40 cm.
- Ổ đẻ được đắt sát vách tường, nơi có ánh sáng yếu, ít người qua lại. Nếu làm ổ đẻ ngoài hiên thì phải che chắn cẩn thận.
- Ổ đẻ phải được lót chất độn chuồng bằng rơm, vỏ trấu. Khi chất độn dơ thì bà con phải thay mới.
7. Lồng úm gà con
- Lồng úm này dành cho gà con từ lúc mới nở tới lúc được 1 tháng tuổi.
- Phía ngoài lồng úm vây bằng bạt kín để chắn gió, giữ ấm.
- Kích thước lồng úm: cao 0,5m, đường kính 2,8 – 3m.
- Trong mỗi lồng úm phải có máng ăn, máng uống và chụp sưởi.
8. Chụp sưởi gà con
Chụp sưởi được treo bên trong lồng úm gà con, có chức năng sưởi ấm đàn gà trong giai đoạn nuôi úm
- Chụp sưởi cách nền chuồng khoảng 30 – 60 cm, tùy theo phản ứng của gà con mà độ cao này sẽ có sự điều chỉnh.
- Chụp sưởi được làm bằng tôn, có hình dáng như một chiếc nón, trên đỉnh chụp được khoét một lỗ để xỏ dây điện và bóng đèn qua.
- Bóng đèn chụp sưởi thường là bóng hồng ngoại, hệ thống dây mayso, bếp điện, bếp than,.., Trong đó phổ biến nhất và an toàn nhất chính là bóng đèn mờ có sông suất 75 – 100 W hoặc bóng hồng ngoại 250W.
9. Rèm che
Rèm che được vây xung quanh chuồng để chắn cho mưa gió không tạt vào đàn gà. Vào những ngày nắng nóng, bà con có thể tháo rèm để không khí lưu thông hơn.
- Rèm cửa phải có phần đỉnh được gối lên bề mắt cứng nhằm tránh khe hở, đoạn gối 15 – 20 cm.
- Tùy theo kích thước chuồng gà mà rèm cửa sẽ lớn hay nhỏ theo.
- Ít nhất bà con phải viền 3 lần thì rèm cửa mới chắn chắn được.
>>> Xem thêm: Cách làm chuồng nuôi dúi đơn giản, khoa học
Bạn vừa xem xong những cách làm chuồng gà đơn giản, tiết kiệm chi phí nhất phù hợp theo từng mục đích chăn nuôi của bà con. Tùy theo tình trạng lứa gà hiện tại mà bà con sẽ cân nhắc và lựa chọn một kiểu chuồng ưng ý nhất trong đây. Chúc bà con thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm chuồng gà thả vườn đúng cách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.