Bạn đang xem bài viết 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ ăn dặm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sau khoảng 6 tháng đầu đời, trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm sau thời gian bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, đây cũng là lúc ba mẹ cảm thấy lúng túng khi chuẩn bị thức ăn cho bé, vì còn rất mơ hồ về nhu cầu dinh dưỡng cũng như các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhiệm vụ của các bà mẹ là phải nắm rõ những loại thực phẩm cần thiết để giúp các bữa ăn dặm của bé được đầy đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng.
Vai trò của các nhóm thực phẩm đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng chia thực phẩm thành 4 nhóm chính cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ là chất bột đường, chất béo, chất đạm và nhóm rau củ, trái cây. Mỗi nhóm chất có một vai trò riêng đối với sự phát triển của trẻ.
Sự cân đối tỷ lệ giữa các chất này một cách hợp lý sẽ giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất cũng như kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
4 nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ
1. Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột – đường
Chất bột đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50%-60% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Thực phẩm giàu chất bột đường thường gặp trong bữa ăn hàng ngày là gạo, mì, bún, phở, khoai, đậu, bột mì, trái cây… Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và là nguyên liệu để tạo ra các tế bào.
Cách chế biến:
- 6 tháng tuổi : Bột thật mịn
- 7 tháng tuổi : Bột mịn vừa phải
- 8 tháng tuổi : Bột lợn cợn, cháo nhuyễn
- 9-12 tháng tuổi : Cháo hạt mịn
- 12 tháng tuổi : Cháo hạt to lợn cợn
2. Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm
Thực phẩm giàu đạm thường gặp trong bữa ăn hàng ngày là thịt, cá, tôm, cua, lươn, đậu,… được chia thành 2 nhóm nhỏ là đạm có nguồn gốc động vật (đạm cung cấp từ thịt, cá, tôm…) và đạm có nguồn gốc thực vật (đạm cung cấp từ các loại đậu, gạo, nếp…).
Chất đạm là vật liệu chính để xây dựng nên các tế bào, tạo ra dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các protein huyết thanh, …, vai trò tạo hình của chất đạm đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, phụ nữ mang thai. Chất đạm cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cách chế biến:
- 6-7 tháng tuổi: Đạm mềm, băm nhuyễn
- 8-9 tháng tuổi: Băm nhuyễn, tán qua rây
- 9-12 tháng tuổi: Băm nhuyễn
- Lớn hơn 12 tháng tuổi: Băm nhỏ
3. Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ
Rau, củ, quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin, chất xơ, nước và một số khoáng chất cho cơ thể bé yêu. Chất xơ không cung cấp năng lượng và dưỡng chất, nhưng giúp chống táo bón, ngăn cản sự hấp thu nhanh của glucose từ ruột non vào máu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, góp phần bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể, có ý nghĩa trong phòng bệnh xơ vữa động mạch, và giảm ung thư đường tiêu hóa. Khi nhận được đủ lượng rau, trái cây, trẻ gần như rất ít bị táo bón, da mịn màng, ít các bệnh lý nhiễm trùng.
Cách chế biến:
- 6-8 tháng tuổi: Băm hoặc tán thật nhuyễn.
- 9-12 tháng tuổi: Băm nhuyễn
- Lớn hơn 12 tháng tuổi: Băm nhỏ, ăn cả lá, miếng trái cây mềm…
4. Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo
Thực phẩm cung cấp chất béo được sử dụng hàng ngày là dầu, mỡ, bơ, phô mai…
Chất béo có nguổn gốc động vật sống trên cạn: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê… chủ yếu có các acid béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol và khó hấp thu.
Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương… có các acid béo cần thiết, vitamin E, và hoàn toàn không có cholesterol. Loại chất béo này được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Chất béo có nguồn gốc từ các động vật sống ở biển: chứa nhiều vitamin A, các acid béo không no, đặc biệt là acid arachíndonic rất tốt cho cơ thể.
Chất béo là nguồn thực phẩm giàu năng lượng, là thành phân của màng tế bào, mô não… vì vậy nếu cung cấp đủ sẽ giúp cho trẻ phát triển trí não tốt, chất béo là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K.
Cách chế biến:
- Dầu tinh luyện (salad oil): ăn sống
- Dầu hỗn hợp (cooking oil), dầu thô, mỡ: nấu chín trước khi ăn
Những quan niệm sai lầm cần tránh
- Càng ăn nhiều thịt thì cơ thể càng khỏe.
- Khi trẻ bị bệnh, không được cho ăn dầu mỡ.
- Trẻ dễ ăn hơn khi thức ăn được xay nhuyễn.
- Hầm thật kỹ thức ăn lấy nước.
- Kiêng cữ cá biển, trứng gà, thịt bò…
- Món “đồ bổ” hỗn hợp.
- Trẻ uống nước nhiều cho tốt.
- Có thể cho trẻ uống sữa thay ăn.
- Để trẻ nhanh cứng cáp, cho ăn cơm sớm
Đấy là những sai lầm mà các mẹ cần tránh đễ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Các mẹ nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên . Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ ăn dặm tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.