Bạn đang xem bài viết Mạng VPN là gì? Những điều cần biết về mạng VPN tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Internet và thiết bị mạng chiếm vị thế quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để tăng tính bảo mật mọi người thường có xu hướng sử dụng “mạng riêng ảo” hay còn gọi là “mạng VPN”. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về mạng VPN thông qua bài viết này nhé!
Mạng VPN là gì?
VPN (viết tắt của Virtual Private Network) là mạng riêng ảo. Chúng cho phép các thiết bị kết nối mạng một cách riêng tư thông qua Internet.
Chưa dừng lại ở đó, VPN còn tạo ra một kết nối an toàn giữa người dùng và Internet, giúp mã hóa dữ liệu và ngăn chặn theo dõi các hoạt động trực tuyến của người sử dụng nhờ vào việc ẩn địa chỉ IP.
Mạng VPN hỗ trợ các thiết bị kết nối mạng riêng tư thông qua Internet
Lý do nên sử dụng VPN
Quyền riêng tư
VPN giúp nâng cao tính bảo mật dữ liệu cá nhân cho người dùng, chẳng hạn như: thông tin cá nhân, mật khẩu ngân hàng,… Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến bạn, chúng sẽ rao bán thông tin cho bên thứ ba.
Trường hợp này rất dễ xảy ra nếu như bạn thường xuyên sử dụng Wi-Fi công cộng. Nguyên nhân chính là do quyền riêng tư của chúng thấp, hacker dễ dàng xâm nhập.
Mạng VPN giúp ngăn chặn các xâm nhập trái phép
Tính ẩn danh
Ngoài ra, khi sử dụng VPN sẽ hỗ trợ ẩn địa chỉ IP của người dùng. Vì thông thường địa chỉ IP sẽ chứa đựng thông tin về vị trí và ghi lại những hoạt động trên web của người dùng.
Hầu hết các trang web trên Internet đều theo dõi dữ liệu bằng cookie hoặc những công cụ tương tự, giúp họ có thể nhận biết bạn mỗi khi truy cập vào website của họ. Thế nên, việc kết nối VPN sẽ giúp người dùng ẩn danh khi sử dụng Internet.
Mạng VPN trợ ẩn địa chỉ IP của người dùng
Bảo mật
VPN thường yêu cầu người dùng nhập mật khẩu trước khi sử dụng, điều này giúp hạn chế những truy cập trái phép. VPN còn có khả năng hoạt động như một cơ chế tắt. Nghĩa là, chúng có thể hủy bỏ các chương trình đã được chọn trước đó, nếu phát hiện có những hoạt động đáng ngờ trên Internet.
Điều này giúp làm giảm những rủi ro về xâm nhập và đánh cắp dữ liệu của người dùng. Từ những tính năng bên trên cho phép các công ty có thể cấp quyền từ xa cho người dùng khi được ủy quyền thuộc mạng lưới kinh doanh của họ.
Mạng VPN giúp nâng cao tính bảo mật
Cách thức hoạt động của mạng VPN
Kết nối VPN chuyển hướng các gói dữ liệu từ thiết bị của bạn tới một máy chủ từ xa, trước khi gửi chúng cho các bên thứ ba qua Internet. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi những kẻ rình mò, tin tặc. Những nguyên tắc quan trọng đằng sau công nghệ VPN gồm:
Giao thức đường hầm
Mạng riêng ảo sẽ hỗ trợ tạo nên đường hầm dữ liệu, giúp bảo mật thông tin giữa máy cục bộ của bạn và máy chủ VPN khác dù là cách rất xa. Khi người dùng truy cập mạng, VPN đóng vai trò là cổng kết nối giữa thiết bị của bạn và Internet.
Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, vì các trang web và dịch vụ trực tuyến sẽ không thể theo dõi hoạt động của bạn hoặc thậm chí cả nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Mạng VPN hỗ trợ tạo ra đường hầm dữ liệu
Mã hóa
VPN có IPSec hỗ trợ làm nhiễu dữ liệu của người dùng trước khi gửi qua đường hầm dữ liệu. IPsec được hiểu như một bộ giao thức bảo mật giao tiếp, nhờ vào việc xác thực và mã hóa mỗi gói Giao thức Internet (IP) bằng IP của một dòng dữ liệu.
Dịch vụ này hoạt động như một bộ lọc, giúp cản trở quá trình đọc dữ liệu ở một đầu và chỉ có thể giải mã dữ liệu ở bên còn lại. Cho dù kết nối Internet của bạn có bị xâm nhập, thì quá trình này vẫn có khả năng ngăn ngừa các hành vi đánh cắp dữ liệu bất hợp pháp.
VPN tạo mã hóa giúp làm nhiễu dữ liệu của người dùng
Đặc điểm của mạng VPN
Ưu điểm của mạng VPN
Khi người dùng sử dụng mạng VPN sẽ giúp mang đến những ưu điểm, chẳng hạn như:
- Ẩn danh tính trực tuyến
- VPN hỗ trợ người dùng vượt qua các khoảng cách địa lý
- VPN giúp nâng cao tính bảo mật bởi các kết nối trực tuyến
- VPN có thể ngăn chặn việc điều chỉnh băng thông
- VPN có khả năng vượt tường lửa
Những ưu điểm của mạng VPN
Nhược điểm của mạng VPN
Tuy nhiên, mạng VPN vẫn có một vài nhược điểm như:
- Đôi khi, VPN có thể làm chậm tốc độ truy cập Internet của bạn
- Việc sử dụng VPN sai có thể khiến quyền riêng tư của bạn gặp nguy hiểm
- Những dịch vụ VPN chất lượng thường có giá thành cao
- Không phải tất cả các thiết bị đều hỗ trợ VPN
Những nhược điểm của mạng VPN
Cách thiết lập mạng VPN
Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ VPN
Người dùng có quyền chọn dịch vụ VPN truy cập thông qua trình duyệt web hoặc truy cập bằng cách tải ứng dụng, phần mềm về máy. Ngoài ra, VPN cho phép đăng ký theo gói, chúng sẽ tính phí dựa trên mỗi thiết bị sử dụng. Thế nên, các dịch vụ này thường tốn nhiều chi phí.
Mạng VPN cho phép người dùng đăng ký theo gói
Sử dụng bộ định tuyến VPN
Sử dụng bộ định tuyến VPN bao gồm: người dùng có thể mua bộ định tuyến đã được kết nối VPN sẵn hoặc tự cài đặt phần mềm VPN lên bộ định tuyến tại nhà. Điều này sẽ giúp dễ dàng tiếp cận với tất cả thiết bị sử dụng mạng thông qua bộ định tuyến bởi khả năng tự động bảo vệ.
Mạng VPN hỗ trợ vượt qua các khoảng cách địa lý
Mạng VPN dành cho doanh nghiệp
Site to site VPN
Site-to-site VPN được rất nhiều công ty có nhiều chi nhánh cách xa về địa lý chọn lựa. Đây được xem như là một mạng riêng nội bộ, cho phép nhân có quyền viên truy cập từ xa vào các tài nguyên mạng nội bộ, chẳng hạn như: tệp, ứng dụng và máy chủ.
AWS Site-to-Site VPN là dịch vụ chịu sự quản lý hoàn toàn bởi VPN, tạo ra kết nối mật thiết giữa mạng văn phòng và tài nguyên AWS từ đường hầm IP Security (IPSec). Đây là chọn lựa mang đến hiệu suất vượt trội, nhất là đối với những ứng dụng được phân phối trên toàn cầu.
Dịch vụ này cho phép người dùng có thể nâng cấp lên lưu lượng VPN định tuyến tới điểm cuối của mạng lưới AWS gần nhất. Chúng còn có khả năng kết nối với trung tâm dữ liệu của công ty và các chi nhánh tới ứng dụng và dịch vụ nhờ vào đám mây mà vẫn tối ưu việc bảo mật.
Site-to-site VPN phù hợp với các công ty có nhiều chi nhánh chọn lựa
Client VPN hay Open VPN
Đối với Client VPN, quản trị viên mạng chịu trách nhiệm thiết lập và tạo cấu hình cho dịch vụ VPN. Do vậy, người dùng chỉ cần được cấp quyền truy cập là có thể kết nối. Nghĩa là, nhân viên có thể kết nối VPN từ máy tính cục bộ hoặc các thiết bị của họ đến mạng của công ty.
AWS Client VPN là truy cập từ xa được VPN quản lý. Giải pháp này giúp người dùng truy cập an toàn vào tài nguyên, ngay cả trên WS và mạng lưới kinh doanh tại chỗ. Chúng mang đến tính linh hoạt, dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô dựa trên nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Client VPN phù hợp với những mô hình kinh doanh tại chỗ
SSL VPN
SSL VPN (hay còn được gọi là Mạng riêng ảo tầng ổ bảo mật) cho phép người dùng truy cập từ xa có bảo mật, thông qua cổng web và đường hầm được SSL bảo vệ, là sự kết nối giữa các thiết bị riêng tư và mạng văn phòng.
Trong trường hợp, công ty cho phép các nhân viên làm việc từ xa với quy mô lớn và việc hỗ trợ laptop riêng cho mỗi thành viên là rất tốn kém. Chính vì thế, SSL VPN là giải pháp dần trở nên phổ biến.
SSL VPN phù hợp với những công ty chuộng làm việc từ xa
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mạng VPN. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy bình luận phía bên dưới, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết này!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mạng VPN là gì? Những điều cần biết về mạng VPN tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.