Bạn đang xem bài viết Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Soạn Địa 9 trang 41 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Địa 9 Bài 12 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 41 bài Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp thuộc phần Địa lí kinh tế.
Địa 9 bài 12 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.
Tóm tắt lý thuyết Địa 9 Bài 11
1. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp:
– Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
– Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc..), phi kim loại (apaatit. pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn → phát triển thủy điện.
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
⇒ Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ nổi bật với công nghiệp khai khoáng, năng lượng…
+ Đông Nam Bộ khai thác dầu khí.
2. Các nhân tố kinh tế – xã hội
Các nhân tố kinh tế – xã hội quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
a. Dân cư và lao động
– Dân số đông → thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên → sức mua đang tăng lên.
– Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật → Điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
+ Trình độ công nghệ còn thấp.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
– Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.
c. Chính sách phát triển công nghiệp
– Thay đổi qua các thời kì lịch sử, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
– Hiện nay, gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.
d. Thị trường
- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.
- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.
Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 11 phần câu hỏi
Câu hỏi trang 39
– Dựa vào bản đồ Địa chất – khoáng sản (trong Atlát Địa lí Việt Nam) hoặc Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và kiến thức dã học, nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
Trả lời:
Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
– Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu, khí).
– Công nghiệp luyện kim: ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản) và Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hoá dầu).
– Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Câu hỏi trang 40
– Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?
Trả lời:
Việc cải thiện đường giao thông sẽ đảm bảo mối liên hệ kinh tế giữa các cơ sở công nghiệp, giữa các vùng được thông suốt, góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp.
Câu hỏi trang 41
– Thị trường có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển công nghiệp?
Trả lời:
Thị trường có vai trò “đòn bẩy” đối với sự phát triển, phân bố và cơ cấu lại ngành công nghiệp nước ta . Hiện nay, dưới sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.
Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 41
Câu 1
Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội (được nêu trong bài) tương ứng vào các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Lời giải:
– Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,… từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật.
– Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan).
+ Thị trường ngoài nước.
– Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Câu 2
Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Gợi ý đáp án
Ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
– Tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Ví dụ:
+ Mía cho công nghiệp đường mía
+ Chè, cà phê cho công nghiệp chế biến chè, cà phê
+ Bò thịt, bò sữa cho ngành sản xuất thịt hộp, sữa hộp…
+ Cá, tôm… cho công nghiệp chế biến thủy sản.
– Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Soạn Địa 9 trang 41 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.