Bạn đang xem bài viết Các loại mũi khoan và hướng dẫn sử dụng mũi khoan cho đúng cách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lựa chọn đúng mũi khoan với nhu cầu sử dụng sẽ giúp gia tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian lẫn công sức cho người lao động. Mời bạn cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu về các loại mũi khoan và cách sử dụng mũi khoan cho đúng cách ở bài viết này nhé!
Tìm hiểu về mũi khoan
Mũi khoan là dụng cụ cầm tay có khả năng khoét lỗ trên bề mặt các vật liệu như: gỗ, bê tông, sắt, thép,… giúp tạo ra lỗ có đường kính và độ sâu mong muốn. Một mũi khoan được cấu tạo từ 3 phần chính gồm:
- Đầu mũi khoan: Được làm từ các vật liệu có độ cứng cao như carbike, kim cương nhân tạo,… Ngoài ra, đầu mũi khoan còn có các điểm chính (chisel edge) giúp đâm qua vật liệu, vạch chỉ hướng (lip) có thể cắt và tạo ra lỗ cùng rãnh xả (flutes) loại bỏ mảnh vụn cũng như cặn bẩn khi khoan.
- Thân mũi khoan: Thường có dạng hình trụ với một đầu nhọn để chứa đầu mũi khoan và một đầu có cán gắn vào máy khoan. Đây cũng là bộ phận hỗ trợ cho đầu mũi khoan chịu lực xoắn hiệu quả trong quá trình thao tác.
- Gân khoan: Là phần mũi khoan được gắn vào máy khoan, có đa dạng kích thước và hình dạng sao cho phù hợp với từng loại máy khác nhau.
Mũi khoan bê tông Ingco AKD3051 (hộp 5 mũi) chuyên dùng để khoan bê tông và gạch
Các loại mũi khoan phổ biến trên thị trường hiện nay
Mũi khoan kim loại
Loại mũi khoan này thường được sử dụng cho các máy khoan kim loại như: inox, nhôm, thép,… có thể tác động đến mũi khoan thông qua lực xoắn, sau đó đến kim loại cần khoan. Mũi khoan kim loại được chia thành nhiều loại khác nhau gồm:
- Mũi khoan nhôm: Có dạng hình nón và giúp tạo ra các lỗ khoan trên bề mặt vật liệu nhôm hiệu quả. Có thể thường thấy như là tủ nhôm, cửa nhôm,…
- Mũi khoan thép gió: Là loại mũi khoan không thể thiếu vì chúng có đô cứng cáp cao cùng khả năng khoan được các vật kim loại có độ cứng tối đa 900N/mm2.
- Mũi khoan inox: Chịu nhiệt và chịu mài mòn tốt, độ cứng cao, cho phép người dùng khoan các vật liệu làm bằng inox dễ dàng.
- Mũi khoan sắt: Có thể khoan được những vật liệu như thép, sắt, hợp kim có kích thước dao động từ 1.5 – 6.5mm.
Mũi khoan inox Bosch HSS-Co 3 mm (hộp 10 mũi) làm bằng chất liệu hợp kim chống mài mòn và chống nhiệt
Mũi khoan sắt
Đây là một trong những mũi khoan được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ có độ chắc chắn cao cùng độ sắc nhọn nhất định. Mũi khoan sắt có thể đáp ứng tốt nhu cầu khoan, đục lỗ bề mặt. Bạn có thể căn cứ theo nhu cầu sử dụng để chọn mua được mũi khoan sắt phù hợp như sau:
- Mũi khoan sắt kiểu truyền thống: Độ cứng cao, khoan được các loại thép không gỉ, kim loại mỏng, dày nên được nhiều người sử dụng.
- Mũi khoan sắt dòng point: Nhờ có cấu tạo đặc biệt hơn so với mũi khoan sắt truyền thống nên loại mũi khoan này có thể phục vụ tốt nhu cầu khoan, cắt tự động, sử dụng được cho các vật liệu gỗ hay những bản mạch linh kiện điện tử.
- Mũi khoan tách: Đáp ứng nhu cầu tạo ra các lỗ khoan có kích thước rộng và tròn.
Mũi khoan sắt Bosch HSS-G 10 mm (hộp 5 mũi) có thể khoan các vật liệu như: sắt, thép hợp kim, kim loại,…
Mũi khoan tường
Mũi khoan tường có dạng hình xoắn, phần đầu làm từ chất liệu thép hợp kim cứng cáp, chịu mài mòn tốt và được trang bị rãnh thoát phoi rộng.
Đồng thời, loại mũi khoan này tương thích với nhiều loại máy khoan khác nhau và có thể đảm bảo mô men xoắn cùng trục máy khoan tạo ra lực để máy vận hành ổn định.
Mũi khoan tường Bosch Concrete 3-10 mm (bộ 8 mũi) có thể tạo ra lỗ khoan mịn và đẹp
Mũi khoan gỗ
Mũi khoan gỗ có hình dạng mũi sắc nhọn, kích thước nhỏ gọn và thường được sử dụng khoan bề mặt gỗ mềm để đảm bảo phần lỗ khoan nhọn, nhẵn mịn, không bị sần sùi. Mũi khoan gỗ được cấu tạo gồm 2 phần chính gồm:
- Phần thép: Làm bằng thép gió HSS, HSS-R, HSS-G, thép carbon,…
- Phần lớp phủ Titanium: Chịu nhiệt, chịu lực hiệu quả và giữ cho mũi khoan bền bỉ với thời gian.
Trên thị trường hiện nay có 4 loại mũi khoan gỗ gồm:
- Mũi khoan gỗ rút lõi: Giúp rút lõi gỗ ra dễ dàng, nhanh chóng.
- Mũi khoan gỗ xoắn ốc: Sở hữu đầu mũi khoan có ren nhọn cùng với thiết kế xoắn ốc, giúp khoan sâu vào gỗ và tiết kiệm thời gian hơn.
- Mũi khoan gỗ đầu đinh: Có phần đầu nhỏ như đầu đinh và cấu tạo tương tự mũi khoan sắt. Loại mũi khoan này có thể giúp bạn cố định mũi khoan dễ dàng, phù hợp sử dụng trên mọi loại gỗ.
- Mũi khoan gỗ mái chèo: Có chóp nhọn bắt đầu lỗ và lưỡi mái chèo hình lỗ khoan lớn, lỗ rộng. Kích thước được ghi rõ trên mặt mũi khoan.
Mũi khoan gỗ Crownman 0108120 12 mm làm từ thép carbon có độ cứng cao
Mũi khoan bê tông
Mũi khoan bê tông thường có kích thước lớn, phần mũi hơi tù nên thích hợp khoan những vật liệu cứng như bề mặt bê tông. Hiện nay có rất nhiều loại mũi khoan bê tông để bạn lựa chọn như:
- Mũi khoan bê tông loại thường: Sử dụng cho các máy khoan thông thường để khoan bê tông nên không có thêm chất đặc biệt nào.
- Mũi khoan phá bê tông: Hỗ trợ bạn đục phá bê tông, phá dỡ công trình, đục phá nền, giải tỏa mặt bằng xây dựng,… một cách nhanh chóng.
- Mũi khoan rút lõi bê tông: Hình dáng như một trụ thép rỗng, được lắp vào đầu lưỡi hay mài kim cương có độ cứng cao. Nhờ đó mà mũi khoan có thể mài vật liệu tại bề mặt, tiếp xúc với bê tông và tạo ra các lỗ khoan theo yêu cầu công trình một cách dễ dàng.
- Mũi khoan khoét lõi bê tông: Giúp bạn khoét một phần của bê tông, khoan 1 lỗ xuyên qua bê tông, gạch, bê tông cốt thép, đá, bê tông khối,… dễ dàng mà không cần phá dở toàn bộ khối bê tông, từ đó tiết kiệm sức lực.
Mũi khoan bê tông Crownman 0140115 4-10 mm (bộ 5 mũi) có thể khoan bê tông, đá, gạch,…
Mũi khoan đa năng
Sản phẩm thường được làm từ thép carbon, hợp kim thép,… có độ cứng cáp cao, dễ dàng lắp đặt vào máy khoan để quá trình khoan cắt diễn ra nhanh chóng và chính xác. Do đó, loại mũi khoan này thường được ứng dụng trong các công trình xây dựng để tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả công việc cao hơn.
Mũi khoan đa năng Crownman 0105120 12 mm có thể khoan gỗ, nhựa, đá, gạch, kim loại…
Một số lưu ý khi sử dụng mũi khoan
- Chọn mũi khoan đúng với mục đích sử dụng: Vật liệu cần khoan rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại mũi khoan giúp khoan dễ dàng, tránh tình trạng gãy, hư hỏng.
- Lắp mũi khoan đủ chặt: Mỗi máy khoan đều có dụng cụ tháo lắp mũi riêng biệt nên bạn cần phải dùng đúng loại và lắp đủ chặt để giúp cố định mũi chắc chắn, không bị cong hay rơi rớt trong quá trình khoan.
- Dùng đúng chế độ khoan của máy khi khoan: Để phù hợp với từng mục đích khác nhau, nhà sản xuất đã có những thiết kế phù hợp với từng chế độ như: chế độ đục bê tông, có nút khóa cò khoan,… Chính vì vậy, khi khoan bạn phải đảm bảo rằng bạn đang chọn đúng chế độ khoan để hoàn thành dễ dàng và tránh làm hư hỏng máy khoan.
- Dùng một lực thích hợp trong quá trình khoan: Trong quá trình khoan bạn cần phải dùng lực phù hợp, không quá mạnh gây đè nén áp lực lên mũi quá cao làm cong, vênh mũi, thậm chí là gãy mũi.
- Khống chế tốc độ của máy khoan một cách thích hợp: Khi khoan đa số là ban đầu chậm và nhanh dần sau đó. Các máy khoan hiện nay đã có chế độ khóa tốc độ khoan nên giúp bạn có thể kiểm soát được tốc độ của máy tốt hơn.
- Cố định chắc vật cần khoan: Giúp đảm bảo an toàn cho người lao động và lỗ khoan được đẹp hơn.
- Vệ sinh, bảo quản máy khoan đúng cách sau khi sử dụng: Sau khi sử dụng cần phải vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn tích tụ vào động cơ máy và mũi khoan gây hư hỏng. Ngoài ra, bạn hãy bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát tránh ẩm thấp gây rỉ sét mũi khoan.
Lắp mũi khoan inox Bosch HSS-Co 5 mm (hộp 10 mũi) chắc chắn để tránh bị cong hay rơi rớt khi thao tác
Những cách phân biệt máy khoan mà Thcslytutrongst.edu.vn chia sẻ đến bạn trong bài viết này hy vọng giúp ích trong việc lựa chọn loại mũi khoan cho phù hợp với nhu cầu nhất. Nếu có đóng góp, ý kiến thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận để được giải đáp nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các loại mũi khoan và hướng dẫn sử dụng mũi khoan cho đúng cách tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.