Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử – Địa lý 7 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Đề cương ôn thi kì 2 Lịch sử – Địa lý 7 CTST giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo.
Đề cương học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN ………….. TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ NĂM HỌC: 2022-2023 |
I. Phân môn Lịch sử
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh.
– Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.
– Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hố Qúy Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời Hồ.
– Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn
– Trình bày được các sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đánh giá vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích…
Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ
– Mô tả được sự thành lập nhà Lê Sơ.
– Nhận biết được tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ.
– Giới thiệu được một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ.
II. Phân môn Địa lí
CHƯƠNG 5 : CHÂU ĐẠI DƯƠNG
– Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia.
– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản. Phân tích được đặc điểm khí hậu Australia, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia.
– Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Australia.
– Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Australia.
CHƯƠNG 6 : CHÂU NAM CỰC
– Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.
– Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.
– Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.
III. Một số câu hỏi ôn tập
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 – 1400) có tên là:
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật
C. Hồng Đức.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 2. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quốc Toãn.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Cảnh.
Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là:
A.Đại Ngu.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Việt Nam.
Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:
A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là:
A. nô tì
B. nông dân.
C. thương nhân.
D. thợ thủ công.
Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Hồ.
D. Nhà Lê sơ.
Câu 7.Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là:
A. Phật giáo.
B. Nho giáo
C. Hin-đu giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là:
A. tháp Chăm
B. chùa Một Cột.
C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
D. tháp Báo Thiên.
Câu 9. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Nhà Tiền Lê suy yếu
B. Nhà Lý suy yếu
C. Đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân
D. Quân Mông – Nguyên xâm lược.
Câu 10. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981?
A.Lê Hoàn
B. Lý Công Uẩn
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 11. Trong giai đoạn 1418 – 1423, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp phải khó khăn gì?
A. Lực lượng còn yếu.
B. Quân Minh tăng thêm viện binh.
C. Nội bộ chia rẽ.
D. Chưa được sự ủng hộ của nhân dân
Câu 12. Chiến thắng nào dưới đây đánh dấu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.
B. Chiến thắng Đông Quan.
C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
D. Chiến thắng Trà Lân.
Câu 13. Vương triều Lê sơ đã thi hành chính sách gì để xây dựng và phát triển quân đội?
A.Tăng cường luyện tập quân đội.
B. Mở trường rèn luyện quân đội.
B. Trang bị thêm vũ khí cho quân đội.
D. Ngụ binh ư nông.
Câu 14. Dưới thời Lê sơ, sự phát triển mạnh mẽ của nghề thủ công truyền thống đã hình thành:
A. làng nghề chuyên nghiệp.
B. các làng nghề.
C. các trung tâm sản xuất
D. các đô thị.
Câu 15. Ở Vương quốc Chăm – pa, tôn giáo nào có vị trí quan trọng nhất?
A. Phật giáo.
B. Hin đu giáo.
C. Thiên chúa giáo.
D. Hồi giáo.
Câu 16. Vương quốc Chăm-pa được khởi đầu bởi Vương triều nào?
A. Vương triều Vi-giay-a.
B. Vương triều Sim-ha-pu-ra.
A. C. Vi-ra-pu-ra. s
D. In-dra-pu-ra.
Câu 17. Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích khoảng
A. 7,3 triệu km2.
B. 7,4 triệu km2.
C. 7,5 triệu km2.
D. 7,7 triệu km2.
Câu 18. Loại đất màu mỡ nhất ở châu Đại Dương là
A. đất núi lửa trên các đảo.
B. đất phù sa ở đồng bằng.
C. đất feralit đá vôi ven biển.
D. đất xám khu vực bồn địa.
Câu 19 Quốc gia nào sau đây của châu Đại Dương có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?
A. Ô-xtrây-li-a.
B. Pa-pua Niu Ghi-nê.
C. Va-nu-a-tu.
D. Niu Di-len.
Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng với dân cư Ô-xtrây-li-a?
A. Mật độ dân số thấp nhất thế giới.
B. Dân ở đô thị đông hơn nông thôn.
C. Có dân bản địa và người nhập cư.
D. Hầu hết sống tập trung ở đảo nhỏ.
Câu 21 Các nước ở châu Đại Dương có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh là
A. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
B. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
C. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
D. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.
Câu 22 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển ở châu Đại Dương là
A. khí đốt, thịt lợn, chuối, ca cao.
B. than nâu, lúa mì, chuối, cá ngừ.
C. bôxit, sắt, hàng điện tử, cà phê.
D. phốt phát, ca cao, cá ngừ, ngô.
Câu 23. Châu lục nào sau đây biết đến muộn nhất?
A. Châu Nam Cực.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Phi.
D. Châu Âu.
Câu 24. Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào dưới đây?
A. Lục địa Nam Cực và các cao nguyên băng khổng lồ.
B. Lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
C. Châu Nam Cực và các quần đảo lớn nhỏ ven lục địa.
D. Một khối băng khổng lồ thống nhất,các đảo ven bờ.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 CTST
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử – Địa lý 7 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.