Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi trình bày về một vấn đề trong đời sống, học sinh cần xác định rõ những ý cần triển khai. Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
Các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo để có thể nắm được cách lập dàn ý cho bài văn. Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Dàn ý số 1
1. Mở bài
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.
b. Bàn luận
- Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
- Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
c. Lật lại vấn đề
Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.
Dàn ý số 2
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề trong đời sống cần trình bày ý kiến.
2. Thân bài
- Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Nêu quan điểm về vấn đề: tán thành hay phản đối.
- Chứng minh cho quan điểm: Lí lẽ, dẫn chứng.
- Đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý kiến về vấn đề trong đời sống đã trình bày.
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)
1. Mở bài
Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.
2. Thân bài
– Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
– Thể hiện thái độ tán thành các ý kiến vừa nêu bằng các ý:
- Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
- Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
3. Kết bài
Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến phản đối)
1. Mở bài
Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối với cách nhìn nhận vấn đề.
2. Thân bài
- Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
- Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).
- Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
1. Mở bài
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.
b. Bàn luận
- Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
- Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
c. Lật lại vấn đề
Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.