Bạn đang xem bài viết Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 18 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 20 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mở rộng vốn từ: Công dân giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 2 trang 18.Qua đó, các em sẽ có thêm nhiều vốn từ về Công dân, biết cách tìm những từ đồng nghĩa với công dân.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 20 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo 2 bài Tập đọc Thái sư Trần Thủ Độ, Người tài trợ đặc biệt của cách mạng. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí về tham khảo:
Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 18
Câu 1
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân?
a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
c) Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Trả lời:
Dòng b: “Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước” nêu đúng nghĩa của từ công dân.
Câu 2
Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm.
a) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”.
b) Công có nghĩa là “không thiên vị”.
c) Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”.
Trả lời:
a) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.
b) Công có nghĩa là “không thiên vị”: công bằng, công lí, công minh, công tâm.
c) Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp.
Câu 3
Tìm trong các từ cho dưới đây những từ đồng nghĩa với công dân: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân, công chúng.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
Câu 4
Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Vì sao?
Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
Trả lời:
Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa như: nhân dân, dân chúng, dân.
Vì:
- Từ công dân có hàm ý là chỉ người dân của một nước độc lập.
- Còn các từ nhân dân, dân chúng, dân là chỉ mang nghĩa là con người của một nước nói chung.
- Hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
Bài tập Mở rộng vốn từ: Công dân
Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân”?
A. Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
B. Công dân là người dân của một nước, có nghĩa vụ và quyền lợi với đất nước.
C. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
D. Người lao động trí thức làm công ăn lương.
Đáp án: B
Câu 2: Con hãy chọn các từ chỉ công dân trong mỗi câu sau:
a. Bố Mai là bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh.
b. Cô giáo em hát hay như một ca sĩ.
c. Người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt gạo, chúng ta phải trân trọng công sức đó.
Đáp án:
a. Bố Mai là bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh.
b. Cô giáo em hát hay như một ca sĩ.
c. Người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt gạo, chúng ta phải trân trọng công sức đó.
Câu 3: Tìm trong các từ dưới đây những từ đồng nghĩa với công dân?
☐ Đồng bào
☐ Nhân dân
☐ Dân chúng
☐ Dân tộc
☐ Dân
☐ Nông dân
☐ Công chúng
Đáp án: Đánh dấu x vào ô trống số2, 3, 5.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 18 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 20 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.