Bạn đang xem bài viết Tục ngữ là gì? Khái niệm, đặc trưng của tục ngữ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian quen thuộc. Chính vì vậy, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu học tập vô cùng hữu ích về tục ngữ – một thể loại văn học dân gian.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về tục ngữ. Mười các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Tục ngữ là gì?
I. Khái niệm
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
II. Đặc điểm nội dung và hình thức
1. Nội dung
– Tục ngữ về thiên nhiên và lao động và sản xuất:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
*
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
– Tục ngữ về con người và xã hội:
Người ta là hoa đất.
*
Tấc đấc tấc vàng
*
Phép vua thua lệ làng.
*
Một người làm quan cả họ được nhờ.
2. Hình thức
a. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ. Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
b. Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ …
c. Vần điệu và sự hòa đối
- Có vần, nhất là vần lưng.
- Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng.
d. Ngữ pháp
- Tục ngữ có thể có một vế, chứa một phán đoán: Người ta là hoa đất.
- Tục ngữ thường gồm có hai vế, chứa hai phán đoán: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
e. Các kiểu suy luận
- Tương đồng: như, giống như, cũng là…
- Không tương đồng: hơn, thua, sao bằng…
- Tương phản, đối lập: mà, nhưng, trái lại…
- Liên hệ nhân quả: tất phải, tất yếu, đương nhiên …
III. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Thành ngữ |
Tục ngữ |
|
Khái niệm |
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. |
Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh… |
Nội dung |
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… |
Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt trong đời sống. |
Hình thức |
Cụm từ cố định |
Một câu ngắn gọn và hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp |
Ví dụ |
– Xấu như ma – Cá lớn nuốt cá bé… |
– Người ta là hoa đất. – Một mặt người bằng mười mặt của… |
…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tục ngữ là gì? Khái niệm, đặc trưng của tục ngữ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.