Bạn đang xem bài viết Soạn Sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa Soạn Lịch sử 9 trang 14 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Lịch sử 9 Bài 3 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bàiQuá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
Soạn Lịch sử Lớp 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập.
Tóm tắt lý thuyết Sử 9 Bài 3
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Có thể phân chia thành ba giai đoạn lớn:
I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
– Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, nhấn mạnh nơi, khởi đầu là Đông Nam Á, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào thành lập chính quyền cách mạng, tuyên bố độc lập trong năm 1945.
– Phong trào đã lan rộng sang Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước đã giành được độc lập.
– Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi”: 17 nước tuyên bố độc lập, sau đó nhiều nước được trao trả độc lập.
– Ở Mĩ Latinh, ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba thành công, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ.
– Tới giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền Nam Châu Phi.
II. Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
– Tiêu biểu là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha.
– Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX
– Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (hay còn gọi là chế độ A-pác-thai). Cộng hoà Nam Phi, Dim-ba-bu-ê và Na-mi-bi-a là những nơi mà chế độ phân biệt chủng tộc đã từng tồn tại, nhân dân các nước Nam Phi đã đứng lên đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
– Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ và gian khổ, người da đen đã giành được thắng lợi thông qua các cuộc bầu cử với việc thành lập chính quyền của người da đen. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử.
– Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh đã bước sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay.
Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 3
Câu hỏi trang 14
Hãy xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước giành được độc lập đã nêu trong bài.
Lời giải chi tiết
Dựa vào bản đồ và kiến thức địa lí để xác định vị trí của các nước:
– Khu vực châu Á: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Ấn Độ.
– Khu vực châu Phi: Ai Cập, An-giê-ri.
– Khu vực Mĩ Latinh: Cuba.
Câu hỏi
Hãy xác định trên bản đồ châu Phi vị trí 3 nước Dim-ba-bu-ê, Na-mi-bi-a và Cộng hòa Nam Phi.
Lời giải chi tiết
Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 3 trang 14
Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
Gợi ý đáp án
* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:
– Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
– Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
– Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi). Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:
– Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
– Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
– Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
* Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
– Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
– Điển hình là:
- Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
- Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
- Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Giải SBT Lịch sử 9 Bài 3
Câu 1: Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân tộc dân chủ đã giành thắng lợi đẩu tiên ở các nước
A. Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào
B. Đông Bắc Á như Trung Quốc
C. Nam Á như Ấn Độ
D. Bắc Phi như Ai Cập, An-giê-ri
Đáp án A
Câu 2: Ngày 1-1-1959, một cuộc cách mạng đã dành thắng lợi, lật đổ chế độ độc tài thâm Mĩ, đó là
A. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ờ Việt Nam
B. cuộc cách mạng của nhân dân Cu-ba
C. Cuộc cách mạng ở Lào
D. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc
Đáp án B
Câu 3 Năm 1960 được gọi là “ Năm Châu Phi “ với
A. 15 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập
B. 17 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập
C. 19 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập
D. 21 nước quốc gia Châu Phi tuyên bố độc lập
Đáp án B
Câu 4: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân bị sụp đổ cơ bản vào thời gian
A. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX
B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX
C. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
D. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX
Đáp án C
Câu 5: Từ những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng là
A. chủ nghĩa thực dân cũ
B. chế độ phân biệt chủng tộc
C. chủ nghĩa thực dân mới
D. chế độ bảo hộ
Đáp án C
Câu 6 Sự kiên quan trọng đánh dấu mốc chấm dứt hoàn toàn hệ thống chế độ phân biệt chủng tộc, sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đến quốc là
A. Sự thành lập chính quyền của người da đen ở Rô-đê-di-a năm 1980
B. Sự thành lập chính quyền của người da đen ở Tây Nam Phi năm 1990
C. Chế độ quân Phiệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ở Công Hoà Nam Phi năm 1993.
D. tất cả các ý trên
Đáp án C
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn Sử 9 Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa Soạn Lịch sử 9 trang 14 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.