Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu tất tần tật 7 bộ phận cấu tạo nên chiếc loa nhà bạn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Loa là thiết bị âm thanh quen thuộc trong cuộc sống nhưng ít ai biết đến loa được hình thành từ những bộ phận nào. Trong bài viết này, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tất các bộ phận cơ bản cấu tạo nên chiếc loa nhé!
Củ loa (Driver)
Định nghĩa
Củ loa hay còn gọi là Driver là trái tim hay cũng chính là linh hồn của hệ thống loa. Chức năng chính của củ loa là truyền phát tín hiệu thành sóng âm thanh thông qua màng loa.
Củ loa có 4 dạng khác nhau, mỗi loại sẽ được phân biệt dựa trên vai trò đảm nhận toàn dải âm thanh.
- Loa tần số cao hay còn gọi là Tweeter hoặc loa HF (high frequency): Đây là loa thể hiện âm sắc cao của nhạc cụ và một số hiệu ứng như kính vỡ. Đối với loa này có kích cỡ khoảng 1 inch, được làm bằng các vật liệu như lụa, titanium hoặc sợi dạng tổng hợp.
- Loa trung chịu trách nhiệm cho dải âm thoại và các âm thanh dễ nghe nhất. Kích cỡ của loa trung khoảng giữa loa Tweeter và Woofer nhưng có trường hợp kích cỡ loa trung không giống với thông thường.
- Loa tần số thấp hay còn gọi là loa siêu trầm (Woofer): Tần số của loa còn thấp hơn so với tần số của loa trung. Để tái hiện độ sâu của loa điều đó phụ thuộc vào kích cỡ của nón loa cũng như lượng không khí tác động lên.
- Loa toàn dải phụ thuộc vào phần âm cao và âm trung của loa. Chúng ta thường thấy loa toàn dải trong các loa con của những bộ rạp trong gia đình gọn nhẹ và thường đi kèm với loa siêu trầm để tạo ra chất lượng âm thanh đầy đủ.
Sự kết hợp các Driver lại với nhau sẽ tạo ra bản thiết kế loa. Đối với dòng loa 2 đường tiếng gồm có 1 tweeter, 1 loa trung có chức năng kích thích âm Bass. Đối với loa 3 đường tiếng gồm có đầy đủ 3 Driver.
Củ loa có khả năng truyền phát tín hiệu thành sóng âm thanh
Cấu tạo
- Khung sườn: Là phần xương chống đỡ toàn bộ loa, gắn kết các thành phần của loa thường được làm bằng nhôm nhưng phổ biến nhất là bằng sắt. Khung sườn không ảnh hưởng nhiều đến âm thanh nhưng khung sườn lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.
- Viền nhún: Làm từ chất liệu giấy hoặc vải được xếp gấp lại vào nhau giúp giữ kín hơi và tạo ra độ mềm dẻo cho âm thanh loa Bass.
- Mạng nhện: Khi nhận tín hiệu, mạng nhện sẽ nhanh chóng di chuyển và sau đó quay về vị trí cân bằng để thực hiện những tín hiệu sau đó. Mạng nhện sẽ quyết định chất lượng của âm thanh cũng như độ bền của loa Bass rời.
- Nam châm: Có hình tròn và được đặt cố định ở đằng sau của loa, trọng tâm của nam châm sẽ được đặt thẳng hàng với trọng tâm của màng loa, tạo ra lực từ tác động lên cuộn dây đồng và những xung động về âm thanh tác dụng lên màng loa và tạo ra âm thanh.
- Côn loa: Cấu tạo từ lõi kim loại và ống hình trụ có các dây đồng cuốn quanh, đặt ở ngay khe hở từ. Khe từ càng nhỏ thì chất lượng âm thanh càng tốt. Vị trí côn loa chịu nhiệt khá cao khi dòng điện đi qua nên thường được bôi keo ở lớp kim loại để tạo độ chắc chắn.
- Dây quấn: Làm từ dây đồng bên ngoài phủ lớp nhôm, có đa dạng loại dây là dây quấn tròn hoặc dây vuông, hình bầu dục.
- Màng loa: Là phần quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định chất lượng âm thanh được tái tạo ra, có đa dạng các chất liệu như giấy, nhựa, kim loại,…
Loa được cấu tạo từ nhiều bộ phận
Nguyên lý hoạt động
Loa hoạt động khi có dòng điện chạy qua, nam châm bắt đầu tạo ra từ trường, các lực từ trường sẽ tác động lên cuộn âm chuyển động liên tục sau đó tạo ra dao động cơ. Cuộn âm chuyển động thì màng loa cũng chuyển động và phần mạng nhện cũng gắn liền với cuộn loa.
Mạng nhện sẽ có cùng tần số với tần số dao động của màng loa giúp loa chuyển động nhịp nhàng. Màng loa và màng nhện được gắn với khung viền giúp giữ cố định màng loa. Sau đó, màng loa tác động lên không khí trước khi loa bị rung từ đó tín hiệu âm thanh sẽ tạo ra.
Nguyên lý hoạt động của loa
Các loại củ loa phổ biến
- Củ loa Bass: Là củ loa siêu trầm, phát ra âm thanh có dải tần số thấp hoặc rất thấp từ 500Hz trở xuống, có thể dưới 20Hz.
- Củ loa Mid: Phát ra âm thanh có dải tần số trung bình và vừa với tần số từ 250 – 2.000Hz. Đây là dải âm mà tai người dễ nghe thấy nhất.
- Củ loa Treble: Có khả năng phát ra âm thanh ở dải tần số cao từ 2.000 – 20.000Hz, một số loa có thể lên tới 100.000Hz.
Các loại củ loa phổ biến gồm loa Bass, Mid và Treble
Thùng loa
Định nghĩa
Thùng loa cũng chính là bộ phận để đặt cố định hệ thống linh kiện bên trong loa, trang trí độc đáo và đa dạng trong ý tưởng thiết kế. Thùng loa bao gồm củ loa, mạch lọc được thiết kế sao cho phù hợp để sóng âm có được sự cộng hưởng tốt và xác định được sóng âm theo yêu cầu.
Những yếu tố tạo nên thùng loa như: kích thước, vật liệu chế tạo, độ dày và các loại sơn phủ lên bề mặt thùng loa,… Các yếu tố trên sẽ tạo tác động lớn đến chất lượng âm thanh mà loa phát ra. Khoảng không gian trống bên trong cũng ảnh hưởng đến hoạt động của loa.
Thùng loa là nơi đặt cố định các hệ thống linh kiện tác động lớn đến chất lượng âm thanh
Các loại thùng loa phổ biến
- Thùng loa dạng kín: Được thiết kế kín hoàn toàn để không khí không thể lọt từ bên ngoài vào và ngược lại. Hiệu suất của loa không cao nhưng chất lượng âm thanh ở các dải tần số có độ cân bằng cao.
- Thùng loa dạng hở: Là loa bass reflex được thiết kế 1 cổng thông hơi ở mặt trước hoặc sau của thùng giúp lưu thông luồng không khí từ ngoài vào, nâng cao hiệu suất và lan tỏa âm thanh mạnh mẽ.
Các loại thùng loa phổ biến gồm có thùng loa dạng kín và dạng hở
Mạch lọc loa
Mạch lọc loa hay còn gọi là bộ phận tần nằm bên trong loa, làm nhiệm vụ tách chia và phân loại các loại tần số phù hợp để chuyển đến các củ loa như: Bass, Treble, Mid nhằm tái tạo âm thanh tốt nhất để loa có thể phát ra. Màng lọc còn giúp loa bảo vệ loa và hạn chế cháy củ loa.
Mạch lọc loa giúp phân loại các loại tần số phù hợp, bảo vệ loa và hạn chế cháy củ loa
Lỗ thoát bass
Lỗ thoát bass giải quyết vấn đề thắt cổ chai của thùng loa hoặc là màng loa nhỏ. Nhiều nhà sản xuất thường làm thêm một cổng thoát bass (lỗi dội âm) nhằm tăng khả năng tái tạo âm tần số thấp. Lỗ này được thiết kế ở phía trước hoặc phía sau với thiết kế dưới dạng lỗ đơn hoặc đôi.
Lỗ thoát bass nằm ở phía trước hoặc sau với thiết kế dạng đơn hoặc đôi
Cọc loa (Trạm đấu nối dây)
Đối với cọc loa chỉ xuất hiện trên một số loa cao cấp và được gắn sẵn ở bên trong. Để có thể kết nối dòng loa này, bạn cần phải sử dụng dây kết nối riêng lẻ để kết nối và nâng cấp loa đẳng cấp hơn.
Cải tiến của các loa về cọc loa đó là các vị trí có khả năng kết nối dây thường hay dây có đầu riêng. Một số kiểu kết nối được dùng cho amply được thiết kế chuyên biệt.
Cọc loa có khả năng kết nối dây thường hay dây có đầu riêng
Mạch phân tần
Mạch phân tần hay còn gọi là Crossover, là một bộ phận tách các kênh thành các dải âm thanh khác nhau cho từng loại loa khác nhau. Bạn có thể hiểu cụ thể đó là tần số thấp cho loa Bass và tần số cao cho Tweeter.
Các tín hiệu âm thanh phải được thiết kế sao cho những dải âm thanh không bị chồng lên nhau. Tuy nhiên, trên thực tế điều này khó mà xảy ra nhiều âm Bass hoặc có hỏng một dải âm nào đó.
Mạch phân tần có chức năng tách các kênh thành các dải âm thanh khác nhau
Phụ kiện đi kèm
Có rất nhiều phụ kiện khác nhau để hỗ trợ cho hệ thống loa, từ những vật dụng đơn giản đến chi tiết nhất như giá đỡ và chân loa.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn phụ kiện đi kèm một cách cẩn thận nếu bạn không chọn đúng chất lượng theo hệ thống thì có thể tạo ra âm thanh bị hỏng.
Phụ kiện đi kèm phổ biến thường là giá đỡ hoặc chân loa
Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các bộ phận cơ bản cấu thành nên chiếc loa nhà mình. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới để Thcslytutrongst.edu.vn giải đáp ngay nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu tất tần tật 7 bộ phận cấu tạo nên chiếc loa nhà bạn tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.