Bạn đang xem bài viết Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Giáo án cho trẻ Mầm non tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ Mầm non độ từ 3 – 4, 4- 5 tuổi, giúp các cô tham khảo, giảm bớt thời gian trong việc soạn giáo án Mầm non cho mình.
Với nhiều đề tài như Giá trị sống yêu thương, nhận biết một số trạng thái cảm xúc, dạy trẻ biết chia sẻ lẫn nhau, bé trao gửi yêu thương, Ai đáng yêu hơn. Vậy mời các cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Giáo án về Giá trị sống yêu thương
Đề tài: Giá trị sống yêu thương
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Giáo viên:…………………………..
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của những lời nói yêu thương
- Làm quen với một số mẫu câu giao tiếp có văn hóa, biết cách thể hiện lời nói yêu thương với mọi người.
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, tập nói một số mẫu câu giao tiếp có văn hóa, thể hiện lời nói yêu thương.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu thương, tôn trọng người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Biết thể hiện lời nói yêu thương, tích cực với mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Máy tính, màn chiếu, loa.
- Vi deo về những câu nói yêu thương
- Hình ảnh về những tình huống yêu thương và chưa có tình yêu thương
2. Chuẩn bị của trẻ
- Mũ đội hình trái tim, trang phục đồng phục
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Bổ sung |
Hoạt động 1: Gây hứng thú – Xin chào mừng các bạn đã đến với chương trình con ngoan trò giỏi với chủ đề giá trị sống yêu thương. – Xin giới thiệu hai đội chơi đội trái tim đỏ, trái tim màu hồng rất và vinh dự được chào đón các cô giáo trong ban giám hiệu xin nổ một tràng pháo tay chào đón các cô. – Trong chương trình ngày hôm nay chúng ta tham gia ba phần chơi: Phần 1: Khởi động Phần 2: Khám phá yêu thương Phần 3: Bé trao yêu thương – Cho trẻ hát bài hát “Em yêu ai”. Dẫn dắt vào hoạt động. – Trong bài hát “Em yêu ai” bạn nhỏ yêu tất cả mọi người thân trong gia đình, yêu quê hương, mái trường, thầy cô, các bạn; bởi vì bạn có một trái tim biết yêu thương. – Các con ạ, một người biết quan tâm, chia sẻ đến người khác là một người có trái tim yêu thương. Còn người không biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác là người có trái tim ích kỉ đấy. Các con muốn mình là người có trái tim yêu thương hay ích kỉ? Vậy làm thế nào để có một trái tim yêu thương? Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về trái tim yêu thương, làm cách nào để thể hiện tình yêu thương nhé Hoạt động 2: Nội dung * Phần 1: Khởi động Trò chơi: Bịt mắt tìm đồ vật – Ở trò chơi này cô sẽ mời hai bạn tham gia trò chơi. Lần 1 các bạn ở dưới sẽ cổ vũ cho bạn chơi. Lần 2 các bạn không cổ vũ cho bạn chơi bằng ngôn ngữ khi bạn chơi. Thời gian là một bản nhạc các con sẽ tìm đúng yêu cầu của cô Con tìm thấy rồi con cảm thấy như thế nào? Vì sao con lại cảm thấy vui? vậy con phải làm như thế nào? Cho trẻ xem video về 2 chú ếch – Điều gì xảy ra với 2 chú ếch? – Có ai ở trên miệng hố? – Sau khi bị rơi xuống hố hai chú ếch đã làm cách gì? – Điều gì đã khiến chú ếch xanh không bật lên? Ếch vàng thì sao? (Cho trẻ làm động tác bật) – Sau khi ếch vàng bật lên thì điều gì xảy ra? Còn ếch xanh thì sao? – Các bạn trên miệng hố nói những lời nói đó như thế nào? – Các con ơi có những câu nói làm cho chúng ta nhàm chán làm giảm đi sự cố gắng giảm đi thành công của người khác nhưng cũng có những câu nói làm cho người khác vui vẻ hơn, phấn khởi hơn, cố gắng hơn. Vì vậy các con phải luôn nói những lời động viên, khuyến khích với những người xung quanh. * Phần 2: Khám phá yêu thương: Tập nói lời yêu thương – Có rất nhiều cách thể hiện yêu thương hãy cùng cô đến phần 2: Khám phá yêu thương – Cô chuẩn bị mỗi đội một món quà cùng nhau thảo luận về món quà. – Đội trái tim màu đỏ thảo luận về hình ảnh không tranh giành đồ chơi, không đánh nhau. – Đội trái tim màu hồng: Múa theo lời bài hát “Bóng mát tâm hồn” + Các con thể hiện món quà gì? (Yêu thương gia đình) * Phần 3: Bé trao yêu thương – Lần 1: Cô đưa ra tình huống các con giải quyết theo tình huống “Khi có một bạn nhỏ ngã, hoặc bị đi lạc đường con sẽ làm như thế nào” (Cho trẻ diễn) – Lần 2: Tình huống: hai bạn nhỏ tranh giành đồ chơi của nhau các con sẽ làm như thế nào? – Cho trẻ vận động theo bài hát “Thiên đàng búp bê” Hoạt động 3: Luyện tập củng cố – Trò chơi 1: Đi tìm trái tim yêu thương Cô chuẩn bị 2 tấm bảng có những bức tranh nói về sự yêu thương và không yêu thương. Trong một bản nhạc bật liên tục qua các vòng để dán hình mặt cười vào ảnh thể hiện sự yêu thương, hình mặt mếu vào hình ảnh thể hiện sự không yêu thương. – Trò chơi 2: Con đường yêu thương Cô sẽ mời hai bạn bịt mắt, các bạn còn lại tạo thành con đường để hai bạn bịt mắt đi vào bên trong. Khi các bạn đi phía trong con đường các con sẽ nói lời yêu thương với các bạn. – Trò chơi 3: Cùng thư giãn + Cho trẻ ngồi thiền và lắng nghe những lời yêu thương. + Các con nghe thấy điều gì? Các con đứng ở đâu? Có gì? Mọi người nói gì? – Các con ạ trong cuộc sống hằng ngày các con phải biết yêu thương mọi người nhé. Hoạt động 3. Kết thúc – Cô nhận xét tiết học. – Cô và trẻ hát bài “Bốn phương trời” và kết thúc tiết học |
– Trẻ lắng nghe – Trẻ lắng nghe – Trẻ lắng nghe – Trẻ hát – Trẻ lắng nghe – Trẻ lắng nghe – Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi – Trẻ trả lời – Trẻ quan sát – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ khám phá – Trẻ trả lời – Trẻ thể hiện – Trẻ vận động – Trẻ chơi – Trẻ chơi – Trẻ trả lời – Trẻ hát |
Giáo án về nhận biết một số trạng thái cảm xúc
Tên hoạt động: Nhận biết một số trạng thái cảm xúc
(vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) của người khác
1. Mục đích, yêu cầu
* Kiến thức
– Trẻ nhận biết một số trạng thái cảm xúc (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) của bản thân và những người xung quanh (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, hình ảnh.
* Kỹ năng
– Rèn cho trẻ có kỹ năng thể hiện cảm xúc của mình phù hợp với từng hoàn cảnh.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, thể hiện được sự hiểu biết và cảm nhận của mình.
* Thái độ
– Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.
– Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ cùng các bạn.
2. Chuẩn bị
– Nhạc 1 số bài hát: Đôi mắt xinh, Khuôn mặt cười, cầm tay nhau đi...
– Hình ảnh các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc “Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên”.
– Máy tính, máy chiếu.
– Gương soi.
3. Tiến hành hoạt động
Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
* Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề – Cô và trẻ cùng hát bài: Khuôn mặt cười – Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát – Chúng mình cười vui khi nào? – Khi cười khuôn mặt của chúng mình sẽ như thế nào nhỉ? – Chúng mình cười tươi cô xem nào! – Cô Huệ thấy các con cười tươi trông bạn nào cũng rất là xinh tươi đấy và hôm nay đến với lớp mình cô còn có những món quà rất là thú vị muốn gửi đến lớp chúng mình đấy. Muốn biết được món quà thú vị đó là gì thì chúng mình hãy cùng ngồi về 4 nhóm để nhận quà nào. * Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên – Cô tặng mỗi nhóm 1 khuôn mặt (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) – Cô cho trẻ trong nhóm thảo luận về món quà cô tặng và đưa ra nhận xét của mình về món quà đó. – Cô mời đại diện từng nhóm lên giới thiệu về món quà của đội mình. + Nhóm 1: Hình ảnh khuôn mặt vui – Con có nhận xét gì về khuôn mặt này? – Sao con biết đây là khuôn mặt vui? – Khi nào thì các bạn vui? – Khuôn mặt vui có đặc điểm gì? – Cho trẻ xem hình ảnh khuôn mặt vui (Miệng cười tươi, mắt sáng híp lại, khuôn mặt rạng rỡ…) – Cho trẻ xem các hoạt động khiến trẻ vui (Chơi cùng bạn, được cô giáo yêu mến, được bố mẹ chơi cùng, được cho quà…) – Khi vui thì có bạn cười to, có bạn lại cười mỉm. – Cô cho trẻ quay mặt vào nhau và thể hiện niềm vui trên khuôn mặt của mình. – Cô chốt lại và giáo dục trẻ. + Nhóm 2: Khuôn mặt buồn – Các bạn nhận được món quà gì? – Con hãy nói về món quà của mình cho các bạn cùng nghe? – Sao con biết đây là khuôn mặt buồn? – Cô cho trẻ xem khuôn mặt buồn. – Theo các bạn thì khi nào chúng mình cảm thấy buồn nhỉ? – Cho trẻ xem hình ảnh (Bị mẹ phê bình, các bạn không cho chơi cùng, ở nhà một mình…) – Khuôn mặt khi buồn có đặc điểm như thế nào? (Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt trông nặng nề…) – Cô cho trẻ thể hiện khuôn mặt buồn – Cô chốt lại và giáo dục trẻ – Hát vận động: Đôi mắt xinh + Nhóm 3: Khuôn mặt tức giận – Con có nhận xét gì về khuôn mặt này? – Vì sao con biết đây là khuôn mặt tức giận? – Cho trẻ xem khuôn mặt khi tức giận. – Các bạn tức giận vào khi nào? (Cho trẻ xem một số hình ảnh khiến trẻ cảm thấy tức giận) – Khi tức giận khuôn mặt của chúng mình như thế nào? (2 đầu lông mày nhíu vào, mắt gằm xếch lên, miệng mím chặt…) – Cho trẻ thể hiện khuôn mặt tức giận. + Nhóm 4: Khuôn mặt ngạc nhiên – Con có nhận xét gì về khuôn mặt này? – Vì sao con biết đây là khuôn mặt ngạc nhiên? – Cho trẻ xem khuôn mặt khi ngạc nhiên. – Các con thấy ngạc nhiên khi nào? (Cho trẻ xem một số hình ảnh làm trẻ cảm thấy ngạc nhiên) – Khi ngạc nhiên khuôn mặt của chúng mình như thế nào?(Mắt tròn xoe nhìn về một phía, miệng há ra…) – Cho trẻ thể hiện khuôn mặt ngạc nhiên. – Cô giáo dục trẻ biết thể hiện cảm xúc (Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên) đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Giáo dục trẻ biết đoàn kết hợp tác, quan tâm, chia sẻ cùng các bạn để có được khuôn mặt xinh tươi. + Cô mở rộng thêm cho trẻ về các trạng thái cảm xúc khác (Khinh bỉ, ghê tởm, sợ hãi, xấu hổ…) – Cô tặng cho mỗi bạn một chiếc gương và cho trẻ nhìn vào gương thể hiện khuôn mặt cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên. – Cô nhận xét và khen trẻ * Hoạt động 3: Trò chơi củng cố – Hôm nay cô Huệ thấy các bạn học rất giỏi cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi có tên “Thi xem nhóm nào nhanh”. – Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. – Cô bật nhạc cho trẻ chơi. – Vừa rồi các đội chơi đã hoàn thành rất xuất sắc các phần chơi, cô khen cả 3 đội nào. – Kết thúc: Cô nhận xét, khen ngợi động viên trẻ. |
– Trẻ hát cùng cô – Trẻ trò chuyện cùng cô – Khi được cô giáo khen, được bố mẹ cho quà… – Mắt híp lại, miệng cười – Trẻ thể hiện – Trẻ lắng nghe – Trẻ ngồi về 4 nhóm – Trẻ nhận quà Trẻ thảo luận nhóm – Trẻ lên giới thiệu về món quà cô tặng – Trẻ trả lời theo ý của mình – Khi được cho quà, đi chơi – Trẻ kể – Trẻ quan sát trên màn hình – Trẻ quan sát trên màn hình – Trẻ thể hiện khuôn mặt vui – Trẻ lắng nghe – Khuôn mặt buồn – Trẻ trả lời các câu hỏi của cô theo ý hiểu của mình – Trẻ xem – Khi bị mắng, bạn không chơi cùng… – Trẻ xem hình ảnh – Trẻ kể – Trẻ thể hiện – Trẻ lắng nghe – Trẻ hát và VĐ cùng cô – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời theo ý của mình – Trẻ quan sát hình ảnh – Khi bạn cướp đồ chơi… – Trẻ kể – Trẻ quan sát hình ảnh – Trẻ thể hiện – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ xem – Trẻ kể – Trẻ xem – Trẻ thể hiện – Trẻ lắng nghe – Trẻ ngồi lắng nghe và quan sát trên màn hình – Trẻ thể hiện khuôn mặt và nhìn vào gương – Trẻ lắng nghe – Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi trò chơi – Trẻ lắng nghe |
Giáo án Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ hiểu được khái niệm “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”, từ đó trẻ phân biệt được các hành vi nên làm và không nên làm khi chơi với bạn.
Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bạn, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chơi đoàn kết với bạn bè.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô, khả năng phán đoán, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của người khác.
Phát triển kỹ năng hợp tác, khả năng làm việc nhóm khi tham gia các trò chơi tập thể cùng bạn.
3. Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, cùng bạn.
Giáo dục trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, luôn yêu thương, gần gũi với những người bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:
Câu chuyện: “Đôi bạn nhỏ”. Nhạc trò chơi
Ảnh minh họa nội dung “nên” và “không nên” khi chơi cùng bạn. (bài giảng Elearning cô thiết kế sẵn)
Bảng, các hình ảnh giúp đỡ bạn, tranh giành đồ chơi với bạn….
Máy chiếu, máy tính, bài giảng điện tử.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài
Trò chuyện với trẻ về ngày 20/11 – ngày vui của cô giáo.
Giới thiệu cuộc thi “Đôi bạn tốt”
Đến với cuộc thi hôm nay gồm 3 đội chơi: Sao vàng, Dâu tây và Ếch xanh.
Cuộc thi của chúng ta gồm 3 phần thi: – Phần thi thứ nhất:Bạn nào nhanh trí
Phần thi thứ hai: Chung sức
Phần thi thứ ba: Về đích
Để mở màn cho hội thi là tiết mục chào hỏi của 3 đội với bài hát “Tìm bạn thân”.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về chủ đề “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”
Trước khi bước vào các phần thi, cô đã chuẩn bị cho cả lớp 1 món quà, chúng ta cùng khám phá xem trong hộp quà có gì nhé!
Cho trẻ khám phá hộp quà bí mật, giới thiệu cho trẻ quan sát một số hình ảnh bạn bè trong lớp chưa biết nhường nhịn nhau: tranh giành đồ chơi, bắt nạt bạn bè và một số hình ảnh bạn bè yêu thương, đoàn kết, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
+ Đây là hình ảnh gì? Hành vi này là đúng hay sai?
+ Nếu con là bạn nhỏ trong hình ảnh con sẽ làm gì khi bạn khóc nhè?
+ Bạn nào trong bức ảnh con thấy chưa ngoan? Vì sao?
+ Trong các bức ảnh trên con thích việc làm của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Đã là bạn bè thì các con phải chơi với nhau như thế nào?
+ Ở lớp con thích chơi với bạn nào? Vì sao?
Cô giới thiệu bạn Jerry đưa đến cho cả lớp 1 số tình huống để trẻ giải quyết (bài giảng Elearning):
+ Hình ảnh nào sau đây thể hiện sự giúp đỡ bạn?
+ Hình ảnh nào sau đây tương ứng với hành động các con không nên làm?
+ Khi lớp có bạn mới đến học thì các con sẽ làm gì?
Như thế nào thì được gọi là “Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau”?
=> Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau là biết quan tâm, giúp đỡ, yêu quý bạn bè. Muốn trở thành một người bạn tốt, các con cần biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, biết nhường nhịn, đoàn kết với các bạn của mình và mọi người xung quanh.
3. Hoạt động 3: Củng cố.
Phần thi thứ nhất: Bạn nào nhanh trí
Cô tạo tình huống: Cho trẻ xem một đoạn video câu chuyện “Đôi bạn nhỏ” và cho trẻ giải quyết tình huống bạn Gà con bị Cáo đuổi bắt. Cô gợi ý cho trẻ nghĩ cách giải cứu cho bạn Gà con. Mời 3 đội rung chuông trả lời. Đội nào trả lời nhanh và đúng sẽ được nhận được bông hoa.
Trò chuyện nội dung câu chuyện.
Nếu con là vịt thì lúc đó con sẽ làm gì? Cô kể tiếp câu chuyện.
Cô giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, biết nhường nhịn và đoàn kết với các bạn của mình
Phần thi thứ hai: Chung sức
Cách chơi: 3 đội sẽ cử đại diện lên thi đua bật qua vật cản để tìm hình ảnh có hành vi đúng và sai dán lên bảng theo yêu cầu của cô.
Luật chơi: Mỗi lần chỉ một bạn bật lên sau đó chạy về cuối hàng và bạn khác lên dán. Đội nào dán đúng và nhiều nhất đội đó chiến thắng.
Phần thi thứ ba: Về đích
Cách chơi: Cho 3 đội về nhóm để chọn các hình ảnh có hành vi sai và gạch dấu nhân vào hành vi sai.
Đội nào gạch đúng và nhanh nhất thì giành chiến thắng
* Hoạt động 4: Kết thúc
Cô tổng kết lại số điểm các đội đạt được sau các vòng thi, đội nào nhiều hoa nhất thì tổ đó chiến thắng
Cô củng cố lại nội dung bài học và nhắc nhở trẻ:
Làm thế nào để chúng ta trở thành những người bạn tốt?
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cho trẻ nhẹ nhàng chuyển hoạt động
Giáo án đề tài Bé trao gửi yêu thương
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 – 35 phút
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
– Trẻ hiểu được ý nghĩa của những lời nói yêu thương có thể động viên, an ủi người khác vui tươi, phấn khởi và làm được nhiều việc tốt.
– Nói lời yêu thương với mọi người giúp ta kìm nén được sự tức giận
– Trẻ biết những việc làm thể hiện tình yêu thương của mọi người dành cho nhau.
2. Kỹ năng
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tập nói một số mẫu câu nói nhẹ nhàng, dịu dàng, thể hiện tình yêu thương.
3. Thái độ
– Giáo dục trẻ yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh, biết thể hiện những lời nói yêu thương, tích cực với mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô.
– Một số hình ảnh về bé với ông bà, bố mẹ, cô giáo, các bạn …..
– Đoạn băng video “ Một câu nói dịu dàng”
– Bài hát: Ai yêu em nhiều hơn, Nắm tay thân thiết,
– Cây yêu thương có dán bưu thiếp hình trái tim có viết những lời yêu thương của những người thân trong gia đình trẻ,
* Đồ dùng của trẻ
– Mỗi trẻ 1 bưu thiếp hoặc hình trái tim
– Thùng quà, túi, sách truyện trẻ mang đến
– Nơ
– Bút nhũ
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức Cô cho trẻ hát bài “ Ai yêu con nhiều hơn?” -Trong nhà con ai yêu con nhiều hơn? Vì sao? “Ba thương con nhưng ba không nói. Mẹ thương con , mẹ không dấu một lời. Ba và mẹ đều thương con bằng nhau” Các con đã được nhận rất nhiều tình yêu thương từ ông bà, bố mẹ, cô giáo và các bạn dành cho mình. Các con đã biết thể hiện bằng những lời nói yêu thương cho người thân yêu chưa. Hôm nay cô cháu mình cùng thực hành nói lời yêu thương nhé! 2. Phương pháp, hình thức tổ chức * Hoạt động 1: Lời nói yêu thương là gì Cô mời các con cùng hướng lên màn hình xem một đoạn phim ngắn với chủ đề “ Một câu nói dịu dàng” – Đoạn phim kể về ai? Giải thích từ “ cậu bé mồ côi” là bố mẹ của cậu mất sớm, không có ai chăm sóc. – Mọi người đã nói gì với cậu bé? – Các bạn nhỏ đã nói gì với cậu bé? – Khi nghe những lời như vậy, cậu bé cảm thấy như thế nào? Các con ạ! những lời nói chê bai, chế giễu người khác sẽ làm họ buồn, tủi thân, thiếu tự tin. – Sau khi nhận lại món đồ, cô gái đã nói gì với cậu bé? – Khi nghe cô gái nói, cậu bé có vui không? Vì sao? Các con ạ! chỉ một lời nói dịu dàng, yêu thương có thể động viên, an ủi người khác vui vẻ, phấn khởi và làm được nhiều việc tốt. – Đã có khi nào các con cảm thấy buồn, tức giận? – Lúc đó con làm gì? Các con ạ! Khi bạn làm chúng ta buồn, cáu giận, chúng ta dùng lời nói nhẹ nhàng, dịu dàng nói với bạn như vậy chúng ta kìm nén sự cáu giận và chúng ta sẽ yêu thương bạn hơn. * Hoạt động 2: Bé trao yêu thương Đây là cây yêu thương của lớp, ở đó đã ghi lại những câu nói của những người thân và bạn bè dành cho các con. Cô và các con cùng thực hành bài tập tĩnh lặng để trong mỗi chúng ta tràn đầy tình yêu thương. Các con hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể và thấy mình đang đứng trước một khu vườn đầy hoa, những bông hoa đủ màu sắc tỏa hương thơm ngát, tiếng chim hót líu lo, phía xa xa là cô giáo, các bạn trong lớp, là bố mẹ ông bà của mình… đang mỉm cười và nói thầm với các con: Bố mẹ yêu con, bố mẹ tự hào về con, con thật tuyệt vời, cô yêu các con, con sẽ làm tốt mọi việc, tôi yêu bạn nhiều lắm, bạn là người bạn tuyệt vời…. (Cô nói trên nền nhạc “Song from a secret garden”) – Các con cảm thấy thế nào sau bài tập vừa rồi? – Cô rất muốn được nghe các con dành tặng những lời nói yêu thương. Ai có thể làm được việc này? – Hàng ngày, các con chơi với bạn, đã ai nói những lời yêu thương với bạn của mình? Các con hãy thể hiện tình cảm yêu thương của mình với bạn. Mời các con cùng tham gia trò chơi “Con đường yêu thương” Cách chơi: Các con đứng thành 2 hàng, quay mặt vào nhau, một bạn sẽ bịt mắt đi qua đường hầm, các con thể hiện tình cảm yêu thương bạn bằng những câu nói, hoặc hành động thể hiện tình yêu thương bạn. (Cô tổ chức chơi trò chơi) – Sau khi tham gia trò chơi con cảm thấy thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta dành cho nhau những lời nói yêu thương sẽ giúp cho người thân của mình vui hơn. – Ngoài lời nói yêu thương, theo các con, chúng ta phải làm gì để trao gửi thể hiện tình yêu thương của mình dành cho bạn bè, người thân? (Cô cho trẻ xem hình ảnh trẻ nhường đồ chơi cho bạn, 2 trẻ nắm tay nhau, trẻ chia sẻ đồ ăn (bánh kẹo), tặng quà, tặng hoa cho bạn; trông em bé, lau mồ hôi cho bà, mẹ; Che ô cho bạn khi nắng; Bố cõng con… -Trường chúng ta đã tổ chức lễ hội xuân yêu thương, các con đã làm gì để chia sẻ tình yêu thương dành cho các bạn mắc bệnh tim? (Trẻ xem hình ảnh cô chụp lại từ hội chợ xuân) Qua “Hội chợ xuân”, các con cùng bố mẹ đã quyên góp để ủng hộ các bạn bệnh nhi nghèo đấy. * Giáo dục: Các con ạ! lời nói và những việc làm thể hiện yêu thường không những động viên, an ủi để người khác vui mà còn có sức mạnh cổ vũ, khích lệ người khác cố gắng hơn. Lời nói yêu thương và những việc làm thể hiện sự yêu thương xuất phát từ tình yêu thương, khiến cho mọi người cảm thấy vui vẻ, xúc động và yêu quý mọi người hơn. * Hoạt động 3: Củng cố – Trò chơi 1 : “Bé chọn mặt mếu, mặt cười” Cách chơi: Trên màn hình là các ô cửa bí mật. Các con sẽ cùng mở ô cửa và xem tình huống, sau đó lựa chọn mặt mếu hoặc mặt cười. Giải thích vì sao? Và đưa ra câu nói đúng. – Trò chơi 2: Gói quà yêu thương Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm, các nhóm sẽ đóng gói những món quà để cô cháu mình đem tặng các bạn mắc bệnh tim tại bệnh viện Tim Hà Nội vào ngày mai …. nhé! 3. Kết thúc hoạt động. Trẻ hát bài hát “Em yêu ai” |
– Bà chủ hàng ăn nói với cậu bé: “Cút đi, mày đứng ở đây thì sao tao bán được hàng”,… – Các bạn nhỏ nói với cậu bé: “Ngẩng mặt lên xem nào, đồ mặt dơi tai chuột, cho nó một trận” – Cậu bé cảm thấy buồn, xấu hổ. – Con nhẹ nhàng nói với các bạn, các bạn đừng chê cười tôi. – Cô gái nói với cậu bé: “Cháu là một đứa trẻ tốt bụng và đáng mến” – Cậu bé cảm thấy vui vì nhận ra mình cũng là người tốt. – Bạn không cho con chơi cùng, bạn lấy đồ chơi của con… – Trẻ trả lời – Bạn cố lên, bạn rất giỏi, tôi yêu bạn, bạn thật tuyệt vời… – Con được nghe các bạn động viên khích lệ, nói lời yêu thương con rất vui |
Giáo án đề tài Ai đáng yêu hơn?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Thông qua một số câu chuyện, trò chơi trẻ biết một số thói quen tự phục vụ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa mặt, rửa tay,chải đầu, đánh răng,giữ gìn cơ thể quần áo ,đầu tóc gọn gàng sạch sẽ.
– Trẻ phân biệt được giữa sạch với bẩn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng rửa tay, rửa mặt, chải đầu đúng thao tác.
– Trẻ biết thể hiện mình và tỏ thái độ với cái đẹp, cái xấu.
3. Giáo dục: Giáo dục trẻ thói quen vệ sinh, mạnh dạn, tự tin, đoàn kết.
4. Phương pháp: kể chuyện, đàm thoại
II. Chuẩn bị:
Cô: Ti vi, đĩa hình truyện “ Lợn con sạch lắm rồi”.
Trẻ: Một số búp bê,lược chải đầu, khăn mặt đồ chơi đủ cho trẻ chơi.
Tích hợp: văn học, âm nhạc, trò chơi
III. Tiến hành:
1. Mở đầu, gây hứng thú: Chơi trò chơi “Bế em”.
Cho trẻ nghe bài hát “Em ngoan hơn búp bê”
– Bài hát nói về ai?
– Các con có thích chơi với búp bê không?
Nào chúng mình hãy cùng chơi bế em nhé.
– Bế em
– Rửa mặt
– Chải đầu
– Rửa tay
– Cùng chơi “Nu na nu nống”.
– Đến giờ búp bê đi ngủ rồi
2. Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “Lợn con sạch lắm rồi”.
– Có một bạn hàng ngày không chịu vệ sinh sạch sẽ đã bị các bạn xa lánh và cười chê. Muốn biết bạn nhỏ đó là ai và bẩn như thế nào chúng mình hãy cùng lắng nghe truyện “Lợn con sạch lắm rồi” do tác giả Phạm Mai Chi sưu tầm.
– Cho trẻ xem phim “Lợn con sạch lắm rồi”
– Cô kể lần 2 theo đĩa VCD
– Đàm thoại giảng nội dung trích dẫn giáo dục:
+ Câu chuyện kể về con vật nào?
+ Con lợn kêu nh thế nào?
* Câu chuyện xảy ra trong một khu rừng đẹp có rất nhiều cỏ cây, hoa lá, các con vật rất yêu thương nhau và sống với nhau rất vui vẻ. Thế nhưng:
+ Điều gì đã xảy ra khi lợn con xuất hiện? Vì sao?
* Vì lợn con lười nhác, suốt ngày chỉ ngủ không chịu tắm rửa sạch sẽ, nên khi lợn con xuất hiện các bạn đã không chịu nổi, phải bịt mũi và tránh xa mùi hôi từ lợn con, lợn con ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra với mình. Cho trẻ xem hình ảnh chú lợn con bẩn.
* Cô đọc câu thơ về chú lợn bẩn.
“Lợn con lười nhác
Chỉ ngủ suốt ngày
Quần áo chân tay
Bẩn ghê, hôi quá
May quá có một con chim tốt bụng đã nói giùm cho lợn con biết.
+ Chú chim đã nói với lợn con điều gì?
+ Lợn con đã làm gì khi được chú chim nhỏ nhắc nhở?
· Biết được lí do vì sao các bạn không chơi với mình, chú lợn con đã chạy về nhà tắm rửa sạch sẽ từ đó các bạn không xa lánh lợn con nữa. Các bạn còn tặng cho lợn con câu thơ rất hay.
“Lợn con đáng yêu
Chân tay sạch sẽ
Lợn con xinh thế
Ai cũng quí yêu”
* Trò chơi: Cho trẻ nhận xét về hình ảnh 2 chú lợn con: bẩn – sạch
+ Con thích hình ảnh nào? Vì sao?
Cô và các con sẽ thể hiện thái độ của mình trước hình ảnh các chú lợn con nhé!
+ Hình ảnh sạch:
+ Hình ảnh bẩn:
+ Theo con tắm rửa sạch sẽ, không nghịch bẩn là thói quen tốt hay xấu?
+ Để cơ thể luôn sạch sẽ hàng ngày các con đã làm gì?
Để cơ thể chúng mình luôn sạch sẽ hàng ngày chúng mình luôn tắm rửa. Nếu không tắm rửa và giữ gìn cơ thể sạch sẽ thì sẽ hôi như chú lợn con và chẳng ai thích chơi với mình nữa.
3. Hoạt động 2: Bé làm vệ sinh
* Chơi “Trời tối- trời sáng”
+ Trời tối – Trời sáng: Chúng mình cùng rửa tay rửa mặt , đánh răng để đi đến trường nào. – Múa hát “ Tập rửa mặt”
+ Chúng mình cùng nhau đứng lên sửa sang quần áo đầu tóc cho đẹp nào.
+ Ở trường cô giáo dạy rửa tay như thế nào?
* Kết thúc hoạt động: Múa hát “Tay thơm tay ngoan”
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1/Tình trạng sức khỏe của trẻ
………………………………………………………………………………………
2/Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
………………………………………………………………………………………
3/Kiến thức và kĩ năng của trẻ
………………………………………………………………………………………
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Giáo án cho trẻ Mầm non tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.