Bạn đang xem bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 Trắc nghiệm Tuần hoàn máu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 có đáp án kèm theo là tài liệu rất quan trọng và hữu ích giúp học sinh lớp 11 củng cố bài tập sau các bài học trên lớp.
Trắc nghiệm Sinh 11 Tuần hoàn máu gồm 34 câu hỏi trắc nghiệmđược biên soạnbám sát với chương trình trong sách giáo khoa, giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, rèn luyện kiến thức sinh học theo bài học. Từ đó nhanh chóng nắm vững kiến thức đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 18Tuần hoàn máu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
Câu 1: Ở hệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?
A. Máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan
B. Máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan
C. Máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
D. Máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
Câu 2: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu – dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu – dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
D. tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu – dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
Câu 3: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 4: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 5: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng
A . Vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
D. Vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
Câu 6: Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chị nhờ dịch mô
B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu
Câu 7: Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. Tĩnh mạch và mao mạch
B. Mao mạch
C. Động mạch và mao mạch
D. Động mạch và tĩnh mạch
Câu 8: Trong các loài sau đây
(1) tôm (2) cá (3) ốc sên
(4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt
Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?
A. (1), (3) và (5)
B. (1), (2) và (3)
C. (2), (5) và (6)
D. (3), (5) và (6)
Câu 9: Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở
A. Lưỡng cư và bò sát
B. Lưỡng cư, bò sát, chim và thú
C. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu
D. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá
Câu 10: Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự
A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ
B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm thất
C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ
D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ
Câu 11: Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2
A. Khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
B. Được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
C. Còn lưu giữ trong phê nang
D. Thải ra trong hô hấp tế bào của phổi
Câu 12: Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì
A. Giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối
B. Tốc độ máu chảy chậm
C. Máu chảy trong động mạch gây dưới áp lực lớn
D. Còn tạo hỗn hợp máu – dịch mô
Câu 13: Xét các đặc điểm sau
1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô
3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
(1) Tôm (2) mực ống (3) ốc sên (4) ếch
(5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt
A. (1), (3) và (4)
B. (5), (6) và (7)
C. (2), (3) và (5)
D. (2), (4), (6) và (7)
Câu 18: Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là
A. Tim hoạt động ít tốn năng lượng
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình
C. Máu đến các cơ quan ngang nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa
Câu 16: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự
A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim
B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim
C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
Câu 17: Trong hệ tuần hoàn kín
A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)
B. Tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được
C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình
D. Máu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
Câu 18: Trong các phát biểu sau:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Có bao nhiêu phát biểu đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19: Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?
A. Chim
B. Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp
C. Động vật đơn bào
D. Cả B và C
Câu 20: Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.
A. Hệ tuần hoàn kín
B. Màng tế bào một cách trực tiếp
C. Qua dịch mô quanh tế bào
D. Hệ tuần hoàn hở
Câu 21: Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp
C. Đáp ứng nhu cầu trao đổi chất giữa máu với tế bào chậm do phải khuếch tán qua thành mao mạch và dịch mô
D. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
Câu 22: Trong thí nghiệm mổ lộ tim ếch, người ta nhỏ dung dịch Adrenalin 1/100000 và dung dịch acetylcholin nhằm mục đích:
A. Duy trì hoạt động của tim ếch
B. Làm thay đổi nhịp tim và sức co tim
C. Tim hoạt động đều đặn hơn
D. Làm tăng tính ma sát của bề mặt tim với kẹp tim để dễ dàng đo điện tim đồ
Câu 23: Khi nói về mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động vật càng lớn nhịp tim càng nhanh và ngược lại
B. Động vật càng lớn nhịp tim càng chậm và ngược lại
C. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng bé và ngược lại
D. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng lớn và ngược lại
Câu 24: Khi tiêm chất nào sau đây vào máu thì sẽ gây hiện tượng co mạch máu?
A. Adrenalin
B. Acetylcholin
C. Andostreron
D. Histamin
Câu 25: Tim bơm máu vào động mạch theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy thành dòng liên tục trong mạch, nguyên nhân chính là do
A. Lực liên kết giữa các phân tử máu
B. Lực liên kết giữa máu và các thành mạch
C. Tính đàn hồi của thành mạch
D. Tim co rồi giãn có chu kì giúp dàn máu thành dòng trong mạch
Câu 26: Hệ tuần hoàn bao gồm
A. Tim
B. Hệ thống mạch máu
C. Dịch tuần hoàn
D. Cả ba ý trên
Câu 27: HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:
A. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
B. hồng cầu
C. máu và nước mô
D. bạch cầu
Câu 28: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:
A. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
C. máu và dịch mô
D. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
Câu 29: Hệ tuần hoàn có chức năng
A. Vận chuyển các chất vào cơ thể
B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch
Câu 30: Hệ tuần hoàn có vai trò:
A. Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
B. Chuyển hóa vật chất trong cơ thể
C. Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể
D. Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến cơ quan bài tiết
Câu 31: Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?
A. Chim
B. Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp
C. Động vật đơn bào
D. Cả B và C
Câu 32: Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.
A. Hệ tuần hoàn kín
B. Màng tế bào một cách trực tiếp
C. Qua dịch mô quanh tế bào
D. Hệ tuần hoàn hở
Câu 33: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm
A. Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch
B. Tim có nhiều ngăn
C. Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể
D. Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ
Câu 34: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở?
A. Vì tốc độ máu chảy chậm
B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp
C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18 Trắc nghiệm Tuần hoàn máu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.