Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023 gồm 7 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề thi học kì 1 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.
Đề thi học kì 1 lớp 7 môn GDCD được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa chương trình mới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 7 đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 7 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi học kì 1 GDCD 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD lớp 7
Phần I – Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm).
Câu 1: Di tích lịch sử Đền Trung túc vương Lê Lai thuộc xã nào của Ngọc Lặc?
A. Lam Sơn.
B. Kiên Thọ.
C. Phúc Thịnh
D. Nguyệt Ấn.
Câu 2: “Hát xướng giao duyên” là điệu hát của dân tộc nào trên địa bàn huyện Ngọc Lặc?
A. Dao.
B. Kinh.
C. Mường.
D. Thái.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác.
B. Giúp đỡ người khác với thái độ ban ơn, kể lễ.
C. Không vui vẻ khi bạn đạt thành tích cao.
D. Lắng nghe, động viên, an ủi mọi người.
Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ
A. nhận được sự quan tâm của người khác đối với mình.
B. nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
C. nhận được sự trả ơn của người khác đối với mình.
D. nhận được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực?
A. Thường xuyên không học bài cũ.
B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập.
C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
D. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
Câu 6: Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn
A. sự yêu mến của mọi người đối với mình.
B. phẩm chất tốt đẹp mình trước mọi người.
C. niềm tin của mình đối với mọi người.
D. niềm tin của mọi người đối với mình
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín?
A. Giữ đúng lời hứa của mình.
B. Buôn bán hàng chất lượng.
C. Hay trễ hẹn với bạn bè.
D. Nói đi đôi với làm.
Câu 8: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được
A. lưu truyền từ đời này sang đời khác.
B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau.
D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.
B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.
C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.
D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.
Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Nhã nhạc cung đình Huế.
B. Trống đồng Đông Sơn.
C. Bến Nhà Rồng.
D. Khu di tích Mĩ Sơn.
Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý đến từ bản thân là
A. áp lực từ học tập.
B. các mối quan hệ bạn bè.
C. kỳ vọng của gia đình.
D. suy nghĩ tiêu cực.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng?
A. Suy giảm trí nhớ.
B. Không tập trung công việc.
C. Vui vẻ, tự tin.
D. Tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý? Em sẽ làm gì khi sắp đến kì kiểm tra mà bài tập thì quá nhiều, không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng, lo âu, mất ngủ?
Câu 2 (4 điểm):
Địa phương nơi em sinh sống có những di sản văn hoá nào? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá đó? Nhiều bạn khi đi thăm quan di tích Lam Kinh thường khắc tên mình lên đá, lên bức tượng, lên cây để đánh dấu nơi mình đã đến. Em hãy nhận xét về các hành vi đó?
Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 7
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
C |
D |
B |
A |
D |
C |
B |
A |
A |
D |
C |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu hỏi |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
– Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, … – Nguyên nhân gây căng thẳng có thể đến từ bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng gia đình,…. Hoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,… – Trước tình huống trên em sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tâm lí căng thẳng. Sau đó lựa chọn giải pháp ứng phó như thư giãn bản thân bằng việc chạy bộ, đi bộ, hít thở sâu, suy nghĩ tích cực, hoặc tìm sự giúp đỡ của cha mẹ, người thân, thân cô giáo, bạn bè,… |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
* Học sinh nêu được ít nhất 4 di sản văn hóa của quê hương Ngọc Lặc hoặc của tỉnh Thanh Hoá. VD: Đền thờ Trung túc vương Lê Lai thuộc xã Kiên Thọ, Hát xướng, Lễ hội Pồn pôông, Hang Bàn Bù,… * Nêu được các giải pháp góp phần bảo vệ di sản văn hoá: – Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa. – Giữ gìn các di sản văn hóa. – Tham gia các lễ hội ở địa phương mình. – Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa. * Không đồng tình với hành vi, việc làm của các bạn học sinh đó. – Hành vi của các bạn là không đúng và vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. – Cần khuyên ngăn các bạn không được thực hiện những hành vi như vậy, giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. – Nếu các bạn không nghe cần báo ngay cán bộ, ban quản lý di sản văn hoá. |
1 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Ma trận đề thi cuối kì 1 GDCD 7
TT |
Mạchnộidung |
Chủđề |
Mứcđộnhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thônghiểu |
Vậndụng |
Vậndụngcao |
Tỉlệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáodụcđạođức |
1. Tự hào vềtruyền thốngquêhương |
2 câu |
2 câu |
0,5 |
||||||||
2. Quan tâm,cảmthôngvàchia sẻ |
2 câu |
2 câu |
0,5 |
||||||||||
3. Học tập tự giác, tích cực |
1 câu |
1 câu |
0,25 |
||||||||||
4. Giữchữtín |
2 câu |
2 câu |
0,5 |
||||||||||
5.Bảotồndi sản văn hoá |
3 câu |
1/4 câu |
1/2 câu |
1/4 câu |
3 câu |
1 câu |
4,75 |
||||||
2 |
Giáo dụckĩ năng sống |
Ứng phó với tâm lí căng thẳng |
2 câu |
1/2 câu |
1/2 câu |
2 câu |
1 câu |
3,5 |
|||||
Tổng |
12 |
0,75 |
1 |
0,25 |
12 |
2 |
10 điểm |
||||||
Tı̉lệ% |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tı̉lêc̣ hung |
60% |
40% |
100% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 7
TT |
Mạch nộidung |
Nộidung |
Mứcđộ đánhgiá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Giáodụcđạođức |
1. Tự hào vềtruyền thống quêhương |
Nhậnbiết: – Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. – Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Vậndụng: – Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. – Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vậndụngcao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. |
2TN |
|||
1. Quan tâm,cảmthôngvà chia sẻ |
Nhậnbiết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Thônghiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. Vậndụng: – Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. – Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vậndụngcao: Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. |
2TN |
|||||
3. Học tậptựgiác,tích cực |
Nhậnbiết: Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thônghiểu: Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. Vậndụng: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vậndụngcao: Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. |
1TN |
|||||
4. Giữchữtín |
Nhậnbiết: – Trình bày được chữ tín là gì. – Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín. Thônghiểu: – Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín. – Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. Vậndụng: Phê phán những người không biết giữ chữ tín. Vậndụngcao: Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. |
2TN |
|||||
4. Bảotồndisản văn hoá |
Nhậnbiết: – Nêu được khái niệm di sản văn hoá. – Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. – Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá. – Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó. Thônghiểu: – Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội. – Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Vậndụng: Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. Vậndụng cao: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. |
3TN |
1/4TL |
1/2TL |
1/4 TL |
||
2 |
Giáodụckĩnăngsống |
6. Ứng phóvớitâmlícăngthẳng |
Nhậnbiết: – Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng. – Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. Thônghiểu: – Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng – Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. Vậndụng: – Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. – Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. |
2TN |
1/2TL |
1/2TL |
|
Tổng |
12TN |
0,75 TL |
1TL |
0,25 TL |
|||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 7
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Trốn học đi chơi game.
C. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập.
D. Nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học.
Câu 2. Khi học tập tự giác, tích cực, chúng ta sẽ
A. phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
B. đạt được những mục tiêu đã đề ra.
C. bị mọi người ghét bỏ, xa lánh.
D. đạt được mọi mục đích.
Câu 3. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai
A. hướng dẫn.
B. giảng dạy.
C. nhắc nhở.
D. động viên.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập.
C. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
D. Làm việc tiêng trong giờ học.
Câu 5. Câu tục ngữ “học bài nào, xào bài nấy” phản ánh về đức tính nào dưới đây?
A. Cần cù lao động.
B. Đoàn kết chống ngoại xâm.
C. Tự giác, tích cực học tập.
D. Kiên cường, bất khuất.
Câu 6. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên
A. ỷ lại, luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
B. trốn học đi chơi game để thư giãn đầu óc.
C. thiếu kiên trì, dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.
D. chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?
A. Chỉ những bạn học kém mới cần tự giác, tích cực học tập.
B. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Những người tự giác, tích cực học tập sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.
Câu 8. Buổi chiều, M đang ngồi ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho tiết kiểm tra môn Toán sẽ diễn ra vào sáng mai. Đúng lúc đó, N đến rủ M đi chơi game. Nếu là M, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Đi chơi game với N để thư giãn tinh thần.
B. Từ chối, hẹn với N lúc khác sẽ đi để ở nhà học bài.
C. Tỏ thái độ tức giận với N vì bị làm phiền trong lúc học bài.
D. Đồng ý đi chơi với N và rủ thêm các bạn khác đi chung cho vui.
Câu 9. Niềm tin của con người đối với nhau được gọi là
A. chữ tín.
B. tự trọng.
C. trung thực.
D. lừa dối.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?
A. Nói một đằng, làm một nẻo.
B. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Không thực hiện lời hứa của mình.
D. Tới trễ giờ cho với thời gian đã hẹn.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
A. Làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp.
B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
C. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.
D. Được mọi người tin tưởng và tôn trọng.
Câu 12. Người biết giữ chữ tín sẽ không thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Đến đúng giờ so với thời gian đã hẹn.
B. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
C. Thực hiện đúng như lời đã hứa.
D. Nói một đằng, làm một nẻo.
Câu 13. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây phản ánh về việc giữ chữ tín?
A. Rao ngọc, bán đá.
B. Treo đầu dê, bán thịt chó.
C. Nói có sách, mách có chứng.
D. Chữ tín còn quý hơn vàng mười.
Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?
A. Giữ chữ tín không phải là chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội.
B. Người giữ chữ tín luôn luôn phải chịu thiệt thòi trong công việc.
C. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng.
D. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.
Câu 15. A và D là đôi bạn thân từ nhỏ, lại cùng học chung một lớp. Mấy hôm nay A bị ốm, D hứa với A buổi chiều sẽ mang vở đến cho bạn mượn để ghi lại bài và giúp bạn học. Nhưng đến chiều, do mải xem phim nên D đã không tới nhà A. Thấy vậy, mẹ D nhắc nhở, D bực bội nói: “Ôi dào, chiều nay con không đến thì ngày mai cũng được mà, có sao đâu mẹ”.
Trong trường hợp này, chủ thể nào không giữ chữ tín?
A. Bạn A.
B. Bạn D.
C. Mẹ bạn D.
D. Hai bạn A và D.
Câu 16. Chị X mở cửa hàng bán mĩ phẩm nhập khẩu Hàn Quốc. Để tăng lợi nhuận, chị X đã nhập hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán cho khách hàng.
Trường hợp này cho thấy chị X là người như thế nào?
A. Trung thực, biết giữ chữ tín.
B. Nhạy bén trong kinh doanh.
C. Không giữ chữ tín với khách hàng.
D. Thông minh, sắp xếp công việc hiệu quả.
Câu 17. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể
A. chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
B. tăng thu nguồn nhập hàng tháng lên gấp nhiều lần.
C. cải thiện một phần đời sống vật chất và tinh thần.
D. mua được mọi đồ dùng mà bản thân yêu thích.
Câu 18. Một trong số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là
A. chi tiêu thoải mái, vượt khả năng thanh toán.
B. mua nhiều hàng hiệu để chứng tỏ “đẳng cấp”.
C. chỉ tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
D. mua mọi thứ mà bản thân mình thích.
Câu 19. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm
A. đạt được mục tiêu như dự kiến.
B. tăng nguồn thu nhập hằng tháng.
C. cắt giảm tối đa mức độ chi tiêu.
D. nâng cao đời sống vật chất.
Câu 20. Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với
A. độ tuổi, sở thích và điều kiện.
B. mức lương, môi trường, độ tuổi.
C. môi trường, mức lương cần.
D. sở thích, độ tuổi làm việc.
Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự hoang phí, chưa biết tiết kiệm?
A. Năng nhặt, chặt bị.
B. Tích tiểu thành đại.
C. Ném tiền qua cửa sổ.
D. Kiến tha lâu đầy tổ.
Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
B. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải của học sinh.
C. Chỉ những người nghèo mới cần học cách quản lí tiền và tiết kiệm chi tiêu.
D. Học sinh không cần quản lí tiền vì dễ bị đồng tiền làm ảnh hưởng.
Câu 23. Em muốn mua một chiếc điện thoại, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em nên chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
A. Nói dối bố mẹ để xin tiền.
B. Tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua.
C. Vay bạn bè xung quanh để mua.
D. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
Câu 24. Sau dịp Tết Nguyên đán, T tổng kết lại và biết được bản thân nhận được 1 triệu đồng tiền mừng tuổi. T muốn mua rất nhiều thứ. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền mừng tuổi đó?
A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
– Chữ tín còn quý hơn vàng.
– Quân tử nhất ngôn.
– Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
– Lời nói như đinh đóng cột.
Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
– Ý kiến A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.
– Ý kiến B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.
– Ý kiến C. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
– Ý kiến D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đặt ra.
Đáp án đề thi cuối kì 1 GDCD 7
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-B |
3-C |
4-D |
5-C |
6-D |
7-B |
8-B |
9-A |
10-B |
11-C |
12-D |
13-D |
14-C |
15-D |
16-C |
17-A |
18-C |
19-A |
20-A |
21-C |
22-A |
23-B |
24-A |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Chữ tín còn quý hơn vàng => Ý nghĩa: Vàng là một thứ quý giá, đắt tiền; nhưng việc giữ chữ tín còn quý hơn, không thể dùng tiền mua được uy tín,lòng tin của mọi người.
– Quân tử nhất ngôn => Ý nghĩa: một người tử tế, một người có cư xử đúng mực thì nói lời là phải giữ lấy lời, đã hứa là nhất định sẽ làm được chứ không phải là để hứa suông.
– Một lần bất tín, vạn lần bất tin => Ý nghĩa: một lần lừa dối, không giữ chữ tín với người khác thì rất khó có thể lấy lại lòng tin của họ.
– Lời nói như đinh đóng cột => Ý nghĩa: Nói một cách chắc chắn, khẳng định, kiên quyết không thay đổi.
Câu 2 (2,0 điểm):
– Ý kiến A. Không đồng tình. Vì: tất cả mọi người đều cần tự giác,tích cực học tập.
– Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: chúng ta cần làm bài tập về nhà với một thái độ tích cực, kiên trì và nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất.
– Ý kiến C. Đồng tình. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra; hòan thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống….
– Ý kiến D. Đồng tình. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta: chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra; được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.
Ma trận đề thi học kì 1 môn GDCD 7
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài |
Mức độ đánh giá |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Nội dung 1: Học tập tự giác, tích cực |
4 câu |
2 câu |
1 câu (2đ) |
1 câu |
1 câu (2đ) |
1 câu |
||
Nội dung 2: Giữ chữ tín |
4 câu |
1 câu |
2 câu |
1 câu |
||||||
2 |
Giáo dục kinh tế |
Nội dung 1: Quản lí tiền |
4 câu |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
||||
Tổng câu |
12 |
0 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
0 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
……………..
Tải file tài liệu để xem đề thi học kì 1 môn GDCD 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 7 Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.