Bạn đang xem bài viết Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo (Tiếp theo) Soạn Địa 9 trang 144 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Địa 9 Bài 39 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về phát triển kinh tế biển và các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 144.
Soạn Địa lí 9 Bài 39 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Tóm tắt lý thuyết Địa 9 bài 39
I. Biển và đảo Việt Nam
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
2. Du lịch biển – đảo.
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
– Ngành khai thác muối:
+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận.
+ Nghề làm muối phát triển nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.
+ Các cánh đồng muối nổi tiếng là Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cá Ná (Ninh Thuận)…
– Khai thác oxit titan, cát trắng và có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê. Tập trung nhiều ở đảo Vân Hải và Cam Ranh.
– Khai thác dầu khí:
Là ngành kinh tế biển hàng đầu hiện nay ở nước ta, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.
+ Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo sợi tổng hợp…, chế biến khí công nghệ cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh Quảng Ngãi.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.
* Điều kiện phát triển:
– Gần các tuyến đường biển quốc tế.
– Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể xây dựng cảng nước sâu.
* Tình hình phát triển:
– Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn).
– Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.
* Phương hướng phát triển:
– Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng biển.
– Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ.
– Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.
– Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện.
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo.
– Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
– Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
– Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.
2. Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
– Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
– Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
– Bảo vệ rạn san hô ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
– Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển (nhất là dầu khí) là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
+ Tài nguyên và môi trường biển – đảo ở nước ta phong phú nhưng đang có dấu hiệu suy thoái. Nhà nước đã đề ra phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
Giải bài tập SGK Địa 9 bài 39 trang 144
Câu 1
Phát triển tổng hợp kỉnh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kỉnh tế và bảo vệ an ninh quôc phòng của đất nước?
Gợi ý đáp án
Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển – đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển – đảo) có ý nghĩa:
– Đối với nền kinh tế:
+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển – đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển – đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại…
+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ….
+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch …), tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
– Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển – đảo của nước ta.
+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.
Câu 2
Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?
Gợi ý đáp án
Những biện pháp phát triển giao thông vận tải biển:
– Sắp xếp lại và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, từng bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển hiện có, xây dựng các cảng mới (đặc biệt là các cảng nước sâu)
– Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng khác).
– Hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.
– Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ).
– Nâng cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, lái tàu thuộc ngành giao thông vận tải biển.
Câu 3
Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo.
Gợi ý đáp án
Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:
– Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
– Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
– Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
– Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo (Tiếp theo) Soạn Địa 9 trang 144 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.