Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 1 Địa 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập Địa lý 8 học kì 1 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 8 chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa 8 giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm và một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lí 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 8 mời các bạn cùng tải tại đây.
1. Kiến thức thi học kì 1 Địa lý 8
– Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở châu Á
– Trình bày được tình hình phát triển kinh tế và nơi phân bố chủ yếu
– Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên của các khu vực: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.
2. Kĩ năng ôn tập cuối kì 1 Địa 8
– Đọc các bản đồ, lược đồ về kinh tế châu Á và bản đồ, lược đồ về tự nhiên, dân cư, kinh tế các khu vực châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của châu Á, về tự nhiên, dân cư, kinh tế một số khu vực của châu Á.
– Phân tích các bảng thống kê về kinh tế.
3. Các dạng bài tập trọng tâm học kì 1 Địa lí 8
A. Trắc nghiệm
Câu 1: Gió mùa mùa đông có hướng:
A. Tây Bắc
B. Đông Bắc
C. Tây Nam
D. Đông Nam
Câu 2: Gió mùa mùa hạ có hướng:
A. Tây Bắc
B. Đông Bắc
C. Tây Nam
D. Đông Nam
Câu 3: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hoá cuả khí hậu Nam Á
A. vĩ độ
B. gió mùa
C. địa hình
D. kinh độ
Câu 4: Nam Á có các kiểu cảnh quan:
A. rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
B. rừng lá kim, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
C. rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
D. rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Câu 5 : Nam Á có các hệ thống sông lớn:
A. sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công
B. sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát
C. sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang
D. sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
Câu 6: Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào
A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo
C. Ấn Độ giáo và Phật giáo
D. Phật giáo và Hồi giáo
Câu 7: Trước đây các nước Nam Á bị đế quốc nào xâm chiếm
A. Đế quốc Pháp
B. Đế quốc Mĩ
C. Đế quốc Anh
D. Đế quốc Tây Ban Nha
Câu 8: Năm bao nhiêu, các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.
A. 1945
B. 1946
C. 1947
D. 1948
Câu 9: Nguyên nhân làm cho tình hình chính trị- xã hội trong khu vực thiếu ổn định?
A. Do bị đế quốc đô hộ kéo dài.
B. Xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc.
C. Xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa các tôn giáo.
D. Cả 3nguyên nhân trên.
Câu 10: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là
A. Ấn Độ
B. Nê-pan
C. Băng-la-det
D. Pa-kit-tan
Câu 19: Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là
A. Dịch vụ
B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp
D. Khai thác dầu mỏ
Câu 11: Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 12: Phần hải đảo của Đông Á chịu những thiên tai nào:
A. Bão tuyết
B. Động đất, núi lửa.
C. Lốc xoáy
D. Hạn hán kéo dài
Câu 13: Phần hải đảo của Đông Á là miền địa hình chủ yếu nào:
A. Sơn nguyên
B. Bồn địa
C. Núi trẻ
D. Đồng bằng
Câu 14: Phần phía đông đất liền và phần hải đảo của Đông Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào
A. Khí hậu gió mùa
B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải
C. Khí hậu lục địa
D. Khí hậu núi cao
Câu 15: Phần phía tây đất liền của Đông Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào
A. Khí hậu gió mùa
B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải
C. Khí hậu lục địa
D. Khí hậu núi cao
Câu 16 : Cảnh quan chủ yếu của nửa phía tây phần đất liền Đông Á là
A. Rừng lá kim và rừng hỗn hợp.
B. Rừng là kim
C. Xavan cây bụi
D. Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc
Câu 17: Nhật Bản là cường kinh tế thứ mấy trên thế giới
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18: Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản:
A. Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển
B. Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp
C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt,…
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Những nước nào sau đây xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới?
A. Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan
C. Nga, Mông Cổ, Trung Quốc
D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Việt Nam
Câu 20: Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực có khí hậu:
A. Ôn đới lục địa
B. Ôn đới hải dương
C. Nhiệt đới gió mùa
D. Nhiệt đới khô.
Câu 21: Nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á là:
A. Ấn Độ.
B. Pa-ki-xtan.
C. Nê – pan.
D. Băng –la-đet.
Câu 22: Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi:
A. Gát Tây
B. Gát Đông
C. Hy-ma-lay-a
D. Cap-ca.
Câu 23: Dân cư các nước Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
A. Ấn Độ giáo
B. Hồi giáo
C. Thiên Chúa giáo
D. Phật giáo
Câu 24: Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1,34 tỉ người (2017) là nhờ vào cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng xanh
B. Cách mạng trắng
C. Cách mạng đỏ.
D. Cách mạng da màu.
Câu 25: Khu vực có mật độ dân số cao nhất châu Á là:
A. Đông Á
B. Nam Á
C. Đông Nam Á
D. Tây Nam Á.
B. Tự luận
1. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Giải thích tại sao sông ngòi Châu Á có chế độ nước phức tạp
TL: – Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công…) nhưng phân bố không đều.
– Chế độ nước khá phức tạp.
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
+ Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do băng, tuyết tan.
Giải thích:
2. Trình bày vị trí địa lí và tài nguyên khoáng sản quan trọng của khu vực Tây Nam Á. Đặc điểm đó có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường của khu vực Tây Nam Á như thế nào?
* Vị trí địa lí:
– Nằm giữa các vĩ độ: 120B – 420B
– Nằm ở ngã 3 của 3 châu lục: Á- Âu- Phi, có 1 số vịnh biển (dẫn chứng ) và đại dương (dẫn chứng) bao quanh .
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á: Nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất từ biển Đen -> Địa Trung Hải, từ châu Âu-> châu Á qua kênh đào Xuy- ê và biển Đỏ (ngắn hơn rất nhiều so với con đường vòng qua phía Nam châu Phi). Tiết kiệm thời gian và tiền của cho giao thông buôn bán quốc tế . . .
* Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ,
– Trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Péc-xích…
– Những nước có nhiều dầu mỏ là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét… Dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của khu vực.
– Sản lượng khai thác ngày càng nhiều nguy cơ cạn kiệt và gây ô nhiễm MT ngày càng lớn: rò rỉ dầu trên các dàn khoan, ống dẫn dầu…
* Vị trí địa lí:
– Nằm giữa các vĩ độ: 120B – 420B
– Nằm ở ngã 3 của 3 châu lục: Á- Âu- Phi, có 1 số vịnh biển (dẫn chứng ) và đại dương (dẫn chứng) bao quanh .
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á: Nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất từ biển Đen -> Địa Trung Hải, từ châu Âu-> châu Á qua kênh đào Xuy- ê và biển Đỏ (ngắn hơn rất nhiều so với con đường vòng qua phía Nam châu Phi). Tiết kiệm thời gian và tiền của cho giao thông buôn bán quốc tế . . .
* Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ,
– Trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Péc-xích…
– Những nước có nhiều dầu mỏ là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét… Dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của khu vực.
– Sản lượng khai thác ngày càng nhiều nguy cơ cạn kiệt và gây ô nhiễm MT ngày càng lớn: rò rỉ dầu trên các dàn khoan, ống dẫn dầu…
3. Phân tích những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở khuvực Tây Nam Á.
TL: – Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
– Khí hậu khô hạn gây thiếu nước cho sản xuất
– Tình hình chính trị không ổn định…. .
4. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và tự nhiên khu vực Tây Nam Á.
TL:
* Vị trí địa lí:
– Nằm giữa các vĩ độ: 120B – 420B
– Nằm ở ngã 3 của 3 châu lục: Á- Âu- Phi, có 1 số vịnh biển (dẫn chứng ) và đại dương (dẫn chứng) bao quanh .
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí khu vựcTây Nam Á: Nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất từ biển Đen -> Địa Trung Hải, từ châu Âu-> châu Á qua kênh đào Xuy- ê và biển Đỏ (ngắn hơn rất nhiều so với con đường vòng qua phía Nam châu Phi). Tiết kiệm thời gian và tiền của cho giao thông buôn bán quốc tế . . .
* Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ, trữ lượng lướn nhất TG.
* Đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
+ Khí hậu nhiệt đới khô.
Câu 5:Bài tập
Dựa vào bảng số liệu về Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ (năm 1995 và năm 2017):
Các ngành kinh tế | Tỉ trọng cơ cấu GDP (%) | |
Năm 1995 | Năm 2017 | |
Nông – lâm – thủy sản | 28,4 | 16,5 |
Công nghiệp – xây dựng | 27,1 | 29,8 |
Dịch vụ | 44,5 | 45,4 |
a, Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Ấn Độ năm 1995 và năm 2017.
b, Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Ấn Độ.
4. Đề thi minh họa học kì 1 Địa lí 8
I/TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. (0. 5 điểm/1 câu đúng).
Câu 1: Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á trở thành những nước có đời sống cao?
A. kim cương, quặng sắt
B. than đá, quặng đồng
C. dầu mỏ, khí đốt
D. kim cương, dầu mỏ
Câu 2: Quốc gia có sản lượng dầu mỏ nhiều nhất châu Á và đứng hàng thứ hai trên thế giới là :
A. I-ran
B. A-rạp Xê-Út
C. Cô-oét
D. I-rắc
Câu 3: Hiện nay, quốc gia có số lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ nhất và thứ nhì thế giới là:
A. Thái Lan, Việt Nam
B. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a
C. Ấn Độ, Băng-la-đét
D. Trung Quốc, Ấn Độ
Câu 4: Nhận xét nào sau sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các nước châu Á
A. sản xuất công nghiệp rất đa dạng ở các nước châu Á.
B. hầu hết các nước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển nhất trên thế giới.
D. sản xuất công nghiệp không đều giữa các nước châu Á.
Câu 5: Quốc gia nào ở châu Á có ngành dịch vụ phát triển cao nhất?
A. Nhật Bản.
B. Xin-ga-po.
C. Hàn Quốc.
D. Đài Loan
Câu 6: Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục:
A. châu Á-châu Âu- châu Phi
B. châu Á-châu Âu- châu Mĩ
C. châu Á-châu Phi-châu Mĩ
D. châu Á-châu Âu- châu Đại Dương
Câu 7: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ thế giới?
A. 50%.
B. 55%
C. 60%
D. 65%
Câu 8: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là
A. Ấn Độ
B. Nê-pan
C. Băng-la-detD. Pa-kit-tan
Câu 9: Thuộc nhóm các nước công nghiệp mới ở châu Á là
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
B. Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.
C. Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai.
D. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.
Câu 10: Đặc điểm kinh tế – xã hội của châu Á là:
A. số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.
B. trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ đồng đều.
C. chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập cao.
D. hình thành nhóm các nước công nghiệp mới.
II. TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1(2. 0 đ): Hãy nêu những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á.
Câu 2: (3 điểm)
Dựa vào hình 10. 1 và hình 10. 2 (SGK trang 33, 35), em hãy giải nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á?
……………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương kì 1 Địa 8
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 1 Địa 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.