Bạn đang xem bài viết Giáo án Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Hóa học 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo được xây dựng rất cẩn thận, giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo, tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy.
Kế hoạch bài dạy Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên tổ chức, lập kế hoạch và triển khai quá trình giảng dạy một cách có hệ thống và mục tiêu. Qua giáo án Hóa học 10 tạo ra sự nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các mục tiêu học tập được đạt được. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo mời các bạn tải tại đây. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.
Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 1
BÀI DẠY: NHẬP MÔN HOÁ HỌC
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực hoá học:
1.1. Nhận thức hoá học
– Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.
– Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.
– Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,…
1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kỹ năng đã học ở môn KHTN cấp THCS, vốn kiến thức thực tế để tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học trong thực tiễn.
1.3. Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học
– Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học.
– Vận dụng vốn tri thức đã biết về hoá học để tìm hiểu vai trò của hoá học trong thực tiễn.
2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả trong học tập.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
GV: – Hình ảnh về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vật lý, sinh học, khoa học Trái Đất và bầu trời…; vai trò của hoá học trong thực tiễn; Phiếu học tập, máy chiếu, máy tính.
HS: Đọc trước bài học, xem lại nội dung đã học ở môn KHTN; Báo cáo thuyết trình bằng powpoint; Nguyên liệu làm son môi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a. Mục tiêu:
– Gắn kết những kiến thức, kỹ năng đã học về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN ở cấp THCS và từ những hiểu biết trong thực tế với bài học mới; Kích thích HS suy nghĩ thông qua việc nêu được vai trò, đặc điểm, đối tượng nghiên cứu của hoá học, các nhánh chính của hoá học. Từ đó, HS xác định nhiệm vụ học tập.
– Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể để, khắc phục hạn chế.
b. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hãy quan sát các hình ảnh sau và điền các hình ảnh thích hợp chỉ đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN vào phiếu học tập số 1:
Đối tượng nghiên cứu |
Hình ảnh tương ứng |
1. Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất |
|
2. Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ |
|
3. Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất |
|
4. Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất |
|
5. Vật lý nghiên cứu về chất, năng lượng và sự vận động của chúng |
* Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động cá nhân trả lời phiếu học tập số 1:
Sản phẩm: Câu trả lời của HS: 1 – e; 2 – a; 3- d; 4 – b; 5 – c.
* Báo cáo thảo luận: GV mời ngẫu nhiên HS trả lời
* Kết luận nhận định, định hướng:
GV nhận xét câu trả lời của HS về phiếu học tập số 1
GV nêu ra các câu hỏi để giúp HS xác định nhiệm vụ tiếp theo của bài học:
Câu 1: Hoá học nghiên cứu cụ thể những nội dung gì?
Câu 2: Đặc điểm của hoá học là gì?
Câu 3: Hoá học có mấy nhánh nghiên cứu chính? Đó là những nhánh nào?
GV giúp HS minh hoạ bằng sơ đồ các nhánh chính của hoá học:
……………….
Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 2
BÀI 2: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi bài tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông.
1.2. Năng lực Hóa học:
– Năng lực nhận thức kiến thức hóa học: Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cũng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vở tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). – Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: So sánh được khối lượng của electron với proton và notron, kích thước của hạt nhân với kích thước của nguyên tử.
2. Phẩm chất
– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm.
– Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học và bài giảng PowerPoint
2. Học sinh: Sách giáo khoa và đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.
b. Nội dung: Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm: Dự đoán vấn đề GV đặt ra.
d. Tổ chức hoạt động học:
……
Tải file tài liệu để xem Giáo án Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Hóa học 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Hóa học 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.