Bạn đang xem bài viết Giáo án Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Đạo đức 2 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 CTST của mình.
Giáo án Đạo đức 2 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Đạo đức 2 Chân trời sáng tạo.
Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 1
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT)
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
2.3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) l Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm. l Cách thực hiện: – GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xảy ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau: + Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe? + Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời): – GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Quý trọng thời gian. |
– HS lắng nghe và thực hiện. + Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe. + Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian ( 15 phút) l Mục tiêu : Thông qua hoạt động, HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian. l Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm. l Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia HS thành 4 nhóm, quan sát tranh sgk trang 7 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Các bạn trong tranh đã nói gì? Làm gì? Câu 2: Lời nói, việc làm đó cho biết các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào? Câu 3: Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian? Tình huống ở bức tranh 3, GV đưa ra các gợi ý cho HS thảo luận: + Theo em, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vị có phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian không? Vì sao? + Hậu quả của việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vi là gì? + Việc làm của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và mẹ bạn?, v.v. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện các nhóm báo cáo kết quả – Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. – GV đưa ra nhận xét: + Ở bức tranh 3, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem ti vi không phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian, việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bạn. + Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính). |
1. Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian? – Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữ muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn. – Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu; bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu. – Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem tỉ vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo. – HS lắng nghe. |
Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự quý trọng thời gian ( 10 phút) l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu hiểu thêm một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian; hiểu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian. l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm. l Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV hướng dẫn HS một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,… – GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số việc làm cụ thể thể hiện sự quý trọng thời gian. – GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện HS trình bày câu trả lời – Các HS khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian. – HS lập thời gian biểu của mình cho ngày nghỉ theo một số gợi ý: + Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi. + Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,… + Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,… |
Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? ( 5 phút) l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS nêu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian. l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm. l Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: – Thời gian trôi đi có quay trở lại được không? – Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không? – Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện các nhóm báo cáo kết quả – Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét. – GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu: Tích tắc! Tích tắc! Đồng hồ quả lắc Tích tắc đêm ngày Không ngừng phút giây. Tích tắc! Tích tắc! Đồng hồ luôn nhắc: Học, chơi, ăn, ngủ Có giờ có giấc. Tích tắc! Tích tắc! Đồng hồ luôn nhắc Từng phút từng giờ Quý hơn vàng bạc. |
3. Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian. Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian. Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,… – HS thực hiện. |
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
….…………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………..
CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN (THỜI LƯỢNG: 2 TIẾT)
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực đặc thù:
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 15 phút) l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được hành động thể hiện việc sử dụng thời gian hợp lí; lựa chọn được cách ứng xử phù hợp thể hiện việc biết quý trọng thời gian; luyện tập cách xử lý tình huống liên quan đến việc quý trọng thời gian. l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm. l Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận về các bức tranh: Nhóm 1: – GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Bạn Cốm đã làm gì và nói gì với mẹ? Câu 2: Lời nói, việc làm của bạn Cốm có phải là biểu hiện biết quý trọng thời gian không? Vì sao? Câu 3: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm của bạn Cốm? Câu 4: Em thấy mình có thể học tập cách sử dụng thời gian như bạn Cốm không? Nhóm 2: – GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn Bin. – GV khuyến khích HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Em hãy kể lại một số việc làm cho thấy bản thân đã biết sắp xếp công việc, sử dụng thời gian hợp lí. Nhóm 3: – GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 9 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Tin đang làm gì? Chú của Tin đề nghị điều gì? Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú như thế nào và sẽ làm gì trong tình huống đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Các nhóm trình bày kết quả thảo luận – Nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
a. Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm – Cốm luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tập đàn. Vì thế, việc học đàn của bạn có nhiều tiến bộ, được mẹ khen. – Bạn đã biết sử dụng thời gian cho những việc có ích một cách hợp lí. Em nên học tập bạn Cốm. b. Em sẽ khuyên Bin điều gì trong tình huống sau – Bin đã làm thiệp sinh nhật trước (dù việc này chưa gấp), do vậy không kịp làm bài tập (là việc quan trọng hơn). – Bin chưa biết sắp xếp công việc và sử dụng thời gian hợp lí. – Bin nên vẽ xong tranh dự thi trước để kịp nộp cho thầy; việc làm thiệp sinh nhật tặng Cốm nên thực hiện sau khi vẽ tranh dự thi hoặc làm vào hôm sau. – HS thực hiện trả lời theo yêu cầu của GV. c. Sắm vai Tin xử lí tình huống Câu 1: Tin đang phải xếp song giá sách. Chú của Tin đề nghị đưa Tin đi xem xiếc. Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú: “Chú đợi cháu xếp xong giá sách đã nhé, rồi hai chú cháu mình đi xem xiếc ạ”. – HS lắng nghe. |
A. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 15 phút) l Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí; HS lập được thời gian biểu cho học tập, sinh hoạt hàng ngày; thực hiện được sử dụng thời gian hợp lí theo thời gian biểu đã lập. l Phương pháp : vấn đáp, thảo luận nhóm. l Cách thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV tổ chức cho HS làm việc theo 4 nhóm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Theo em, các bạn nên làm gì để khắc phục thiếu sót đó. – GV yêu cầu HS quan sát bảng thời gian biểu của Tin sgk trang 9 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Đọc thời gian biểu của Tin, em thấy thời gian biểu gồm những nội dung gì? Câu 2: Em hãy cho biết thời gian biểu là gì? Em sẽ xây dựng thời gian biểu như thế nào? – GV yêu cầu HS thực hành lập thời gian biểu trên lớp – GV gợi ý cho HS: Khi có những thay đổi (ví dụ: không học đàn, chuyển sang học bơi; thay đổi chỗ ở xa/gần trường học hơn; thêm/bớt hoạt động,…), HS cần biết xác định tính chất của những thay đổi đó (quan trọng/không quan trọng; ưu tiên/không ưu tiên; nhất thời/lâu dài,…) để có những điều chỉnh thích hợp. – GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,… nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Các nhóm trình bày kết quả thảo luận – Nhóm khác nhận xét, bổ xung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
a. Chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian – HS thảo luận nhóm và đưa ra những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Việc làm đó có thể trong học tập, làm việc nhà, tham gia các hoạt động du lịch, tình nguyện,… b. Lập thời gian biểu trong ngày của em Câu 1: Thời gian biểu của Tin gồm thời gian và những hoạt động trong ngày của Tin. Câu 2: – Thời gian biểu là bảng kê trình tự thời gian và những việc làm ứng với thời gian đó. Thời gian biểu giúp chúng ta quản lí thời gian, thực hiện sinh hoạt, học tập có kế hoạch, nề nếp. – Để lập được thời gian biểu cho một ngày/tuần, trước hết em cần liệt kê tất cả những việc làm cần thiết trong ngày/tuần; sau đó: 1) Đánh số các việc làm theo thứ tự ưu tiên: việc quan trọng làm trước, việc chưa quan trọng làm sau. 2) Xác định thời gian để thực hiện từng việc làm. 3) Lập thời gian biểu. 4) Thực hiện theo thời gian biểu. 5) Điều chỉnh thời gian biểu nếu cần thiết. – HS có thể sử dụng mẫu gợi ý như trong sgk để lập thời gian biểu. c,d. Thực hiện những việc làm theo thời gian biểu và điều chỉnh khi cần thiết; nhắc nhở bạn và người thân thực hiện những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian. – Sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,… nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian: + Thời gian là vàng bạc,… + Thời gian thấm thoát thoi đưa/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai/Việc nay chớ để ngày mai/Không nên trì hoãn kéo dài thời gian |
B. CỦNG CỐ- DẶN DÒ ( 5 PHÚT) – GV hỏi lại kiến thức bài hôm nay. Nhắc HS cần phải biết quý trọng thời gian. – Dặn dò cho tiết học sau. |
– HS lắng nghe và thực hiện. |
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
….…………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.