Bạn đang xem bài viết Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân giáo viên Mầm non Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân giáo viên Mầm non là tài liệu hữu ích, giúp thầy cô dễ dàng lập bản kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo đúng chuẩn, đúng quy định để nộp lên cấp trên.
Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trường Mầm non cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của kế hoạch. Việc bồi dưỡng thường xuyên cá nhân giáo viên nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên. Vậy sau đây là mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân giáo viên Mầm non mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân giáo viên Mầm non
TRƯỜNG ……… TỔ: …………………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÁ NHÂN
Năm học: 20…… – 20……..
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………
Trình độ chuyên môn: Cử nhân mầm non.
Căn cứ kế hoạch số 01/KH-BDTX ngày 12/08/20…… của tổ khối 5-6 tuổi. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học 20……-20……..;
Bản thân xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 20……-20…….. cụ thể sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
1.1. Giúp bản thân học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế – xã hội; Bồi dưỡng chính trị đạo đức, nghề nghiệp phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên; yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của ngành.
1.2. Phát triển năng lực tự học; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tự bồi dưỡng của bản thân.
2. Yêu cầu:
2.1. Bản thân tham gia bồi dưỡng thường xuyên cá nhân có ý thức tự giác, trách nhiệm, đủ nội dung, thời lượng bồi dưỡng. Bản thân chủ động trong việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo các hình thức, nhất là hình thức tự học, tự bồi dưỡng.
2.2. Nội dung bồi dưỡng phải bám sát chương trình bồi dưỡng thường xuyên cá nhân của Bộ GD và ĐT ban hành và hướng dẫn của Sở GD, Phòng GD&ĐT. Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn có tính kế thừa qua những năm học, không gây quá tải trong công tác bồi dưỡng.
II. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng (120 tiết/năm học)
1. Chương trình bồi dưỡng 1: (40 tiết/năm học):
Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ GDĐT quy định về đường lối, chính sách phát triển giáo dục mầm non (GDMN). Cá nhân lựa chọn các nội dung dưới đây để bồi dưỡng sao cho đủ 40 tiết.
Thời gian: 1 tuần (Từ ngày 04/11 đến ngày 10/11/20……)
TT | Nội dung bồi dưỡng | Yêu cầu cần đạt | Thời lượng (tiết) | |
Tập trung | Tự học | |||
1 | Kế hoạch nhiệm vụ năm học 20…… – 20…….. của trường | Hiểu và nắm được nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu thực hiện cần đạt, vận dụng vào lĩnh vực công tác sát, đúng với tình hình thực tế của nhà trường | 2 | 8 |
2 | – Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. | Hiểu được và thực hiện tốt thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. | 2 | 8 |
3 | Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. | Hiểu và năm bắt được nội dung của Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. | 2 | 8 |
4 | Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. | Hiểu và nắm được nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo và vận dụng vào thực tế của công tác ở đơn vị. | 1 | 4 |
5 | Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh | Hiểu được nội dung cơ bản của Chỉ thị 05-CT/TW, vận dụng việc học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào lĩnh vực công tác xuyên suốt đạt hiệu quả và tự rèn luyện bản thân mỗi ngày được hoàn thiện hơn. | 1 | 4 |
Nguồn tài liệu nghiên cứu:
– Kế hoạch nhiệm vụ năm học 20…… – 20…….. của trường Mẫu giáo.
– Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
– Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
– Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
– Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Chương trình bồi dưỡng 2: (40 tiết/năm học)
Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ trong năm học. Sở GDĐT quy định cụ thể theo năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non, cá nhân lựa chọn các nội dung dưới đây để bồi dưỡng sao cho đủ 40 tiết.
Thời gian: 01 tuần (Từ ngày 18/01 đến ngày 24/01/20……..)
TT | Nội dung bồi dưỡng | Yêu cầu cần đạt | Thời lượng (tiết) | |
Tập trung | Tự học | |||
1 | Chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1. | Hiểu và nắm được các yêu cầu, kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm khéo léo. Tạo môi trường lớp học đa dạng phong phú. Từ đó giúp trẻ sẵn sàng chuẩn bị vào lớp 1. | 2 | 8 |
2 | Vai trò dinh dưỡng và nguyên tắc chế độ dinh dưỡng hợp lý trong phòng dịch bệnh cho trẻ em mầm non. | Hiểu và nắm được vai trò dinh dưỡng và nguyên tắc chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Từ đó tuyên truyền đến phụ huynh học sinh cách lựa chọn thực phẩm sao cho trẻ có chế độ dinh dưỡng hợp lý hằng ngày trong phòng dịch bệnh. | 2 | 8 |
3 | Nâng cao năng lực của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị | Hiểu và nắm được cách xây dựng và lựa chọn các hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp, của nhà trường. Từ đó biết cách tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ, để trẻ có thể mạnh dạn tự tin giao tiếp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. | 2 | 8 |
4 | Xây dựng cộng đồng học tập của các cơ sở giáo dục mầm non | Hiểu và nắm được mục đích, nhiệm vụ, phương pháp Những vấn đề chung về xây dựng, Cách thức xây dựng
Thực hành các biện pháp Xây dựng cộng đồng của các cơ sở giáo dục mầm non |
2 | 8 |
Nguồn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cá nhân:
Tài liệu nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên, tài liệu tập huấn chuyên môn MN, tài liệu danh mục Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt; các kế hoạch của ngành và thông tin trên internet.
3. Chương trình bồi dưỡng 3: (40 tiết/năm học):
Thực hiện theo Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/08/2019 Thông tư Ban hành BDTX giáo viên mầm non
Thời gian: 1 tuần (từ ngày 01/03 đến 07/03/20……..)
Tiêu chuẩn | Mã mô đun, tên và nội dung chính của mô đun | Yêu cầu cần đạt
của người học |
Thời lượng (tiết) | |
Lý thuyết | Thực hành | |||
TC 2. Phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm | GVMN6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
1. Cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN. 2. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng môi trường giáo dục. 3. Hướng dẫn vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. |
– Phân tích được cơ sở khoa học của quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm trong GDMN. – Vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm ở cơ sở GDMN. – Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm ở cơ sở GDMN. |
20 | 20 |
* Nguồn tài liệu bồi dưỡng:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
III. Dự kiến lịch tự bồi dưỡng cụ thể:
TT | Nội dung bồi dưỡng | Thời gian | ||
Số tiết | Bắt đầu | H.thành | ||
1 | Nội dung bồi dưỡng 1 | 40 | 04/11/20…… | 10/11/20…… |
2 | Nội dung bồi dưỡng 2 | 40 | 18/01/20…….. | 24/01/20…….. |
3 | Nội dung bồi dưỡng 3
GVMN6: Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm |
40 | 01/03/20…….. | 07/03/20…….. |
4 |
Viết bài thu hoạch nộp bài Ban Giám Hiệu |
Ngày 10/05/20…….. | Ngày 14/05/20…….. |
IV. Biện pháp thực hiện:
Xây dựng chương trình bồi dưỡng cụ thể đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.
Tài liệu bồi dưỡng: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Sử dụng tài liệu phù hợp khác phục vụ cho việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng như thông qua mạng internet, trang mạng “trường học kết nối”, tài liệu hội thảo, nghiên cứu khoa học… nhằm thực hiện tốt việc bồi dưỡng thường xuyên của bản thân theo quy định của quy chế bồi dưỡng thường xuyên ban hành.
Trên đây là nội dung bản đăng ký Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 20…… -20……..
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân giáo viên Mầm non Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.