Bạn đang xem bài viết Giáo án Mĩ thuật 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Mĩ thuật 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 1 Vì sự bình đẳng của mình.
Giáo án Mĩ thuật 1 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Mĩ thuật 1 Vì sự bình đẳng:
Giáo án Mĩ thuật 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục
TUẦN 1
Thứ….. ngày …… tháng……. năm 20…..
CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT TRONG CUỘC SỐNG
* Mục tiêu chung của chủ đề:
HS cần đạt sau chủ đề:
– Quan sát, nhận thức: HS nhận biết được mĩ thuật có ở quanh ta, biết sử dụng các vật liệu và dụng cụ của môn học.
– Sáng tạo và ứng dụng: HS tạo được sản phẩm bằng chấm, nét, hình, màu, khối.
– Phân tích và đánh giá: HS nêu được cảm nhận về chấm, nét, hình, màu, khối trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
BÀI: MĨ THUẬT QUANH TA
I. MỤC TIÊU:
* HS cần đạt sau bài học:
– Quan sát, nhận thức: HS nhận biết được Mĩ thuật có ở mọi nơi trong cuộc sống.
– Sáng tạo và ứng dụng: HS vẽ được một hình theo ý thích.
– Phân tích và đánh giá: HS chỉ ra được nét đẹp và các hình thức Mĩ thuật có ở xung quanh.
– Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết về Mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
– Sách học MT lớp 1.
– Hình ảnh MT có trong thực tế cuộc sống, hình ảnh sản phẩm, tác phẩm MT.
* Học sinh:
– Sách học MT lớp 1.
– Màu, chì, tẩy, giấy vẽ…
2. Phương pháp:
– GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá…
3. Hình thức tổ chức:
– Hoạt động cá nhân.
– Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tìm màu sắc trong hộp màu của em. – Khen ngợi HS thắng cuộc. – GV giới thiệu chủ đề, yêu cầu HS nhắc lại. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ – Kể tên các đồ dùng MT em biết. * Mục tiêu: + HS nhận biết và kể tên được một số đồ dùng và vật liệu để học MT. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – Yêu cầu HS quan sát hình trang 8+9 sách học MT 1. – GV đặt câu hỏi gợi mở: + Tên các đồ dùng, vật liệu ở trang 8-9 SGK MT là gì ? + Đồ dùng vật liệu đó dùng để làm gì ? + Em có những đồ dùng gì để học môn MT ? – GV nhận xét, khen ngợi HS. – GV tóm tắt: + Học mĩ thuật không thể các đồ dùng học tập và các vật liệu như bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ… + Mỗi đồ dùng đó lại có công dụng riêng của nó. 2. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC-KĨ NĂNG. -Nhận biết MT trong cuộc sống. * Mục tiêu: + HS biết quan sát các hình ảnh trong tự nhiên và sản phẩm tác phẩm MT. + HS nhận ra vẻ đẹp và các hình thức MT trong cuộc sống xung quanh. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – GV hướng dẫn HS: + Quan sát hình ảnh GV đã chuẩn bị trên màn hình. + Chỉ ra những hình ảnh đẹp trong tự nhiên và hình ảnh do sản phẩm, tác phẩm MT tạo nên. . Em thích hình ảnh nào? . Hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp trong tự nhiên? . Hình ảnh nào do MT tạo nên? – GV khen ngợi HS, chốt lại KT. – GV yêu cầu HS làm Bài tập 1 trong vở BT trang 6. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP-SÁNG TẠO. – Vẽ một hình theo ý thích. * Mục tiêu: + HS hiểu và nắm được công việc phải làm. + HS sử dụng bút, màu vẽ được một hình bất kì theo ý thích. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – Khuyến khích HS lựa chọn bút màu để vẽ một hình yêu thích. Chia sẻ về hình sẽ vẽ. – Yêu cầu HS sử dụng bút màu đã chọn để vẽ hình vào giấy. – Hướng dẫn HS chọn màu để vẽ vào hình theo ý thích. – Yêu cầu HS làm BT2 trong VBT trang 7. – GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài. 4. HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH-ĐÁNH GIÁ. – Trưng bày và chia sẻ. * Mục tiêu: + HS biết cách trưng bày, chia sẻ về bài vẽ của mình của bạn. + HS bước đầu làm quen với việc giới thiệu và nêu cảm nhận về bài vẽ. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – GV hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ theo nhóm hoặc trên bảng. – Khuyến khích HS trình bày cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn. – Hướng dẫn HS tự đánh giá. – GV đánh giá sản phẩm, bài vẽ của HS. 5. HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG-PHÁT TRIỂN. * Khám phá thêm hình ảnh MT quanh ta. – Khuyến khích HS quan sát, chỉ ra hình ảnh và sản phẩm, tác phẩm MT có ở xung quanh. – GV tóm tắt: MT có ở mọi nơi và làm đẹp cho cuộc sống của con người. * ĐÁNH GIÁ: – Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. – Liên hệ thực tế, đánh giá chung tiết học. |
– Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV – Mở bài học – Nhận biết, kể tên đồ dùng và vật liệu dùng để học môn MT. – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Quan sát – 1, 2 HS – 1 HS – 1, 2 HS – Lắng nghe, ghi nhớ – Tiếp thu – Ghi nhớ – Biết quan sát – Nhận ra – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Quan sát – Nhận biết, chỉ ra được theo yêu cầu của bài học. – 1, 2 HS nêu – 1 HS nêu – 1 HS – Lắng nghe, ghi nhớ – Thực hiện – Hiểu công việc của mình phải làm – Hoàn thành được bài tập trên lớp – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Thực hành vẽ cá nhân – Thực hiện – Thực hiện theo ý thích – Thực hành làm bài – Hoàn thành bài trên lớp – Trưng bày, chia sẻ bài vẽ – Làm quen – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Trưng bày – Trình bày cảm nhận về bài vẽ của mình của bạn. – Đánh giá theo cảm nhận – Rút kinh nghiệm – Quan sát, chỉ ra theo yêu cầu – Ghi nhớ – Rút kinh nghiệm – Phát huy |
* Dặn dò:
– Về nhà xem trước bài: NHỮNG CHẤM TRÒN THÚ VỊ.
– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Giấy vẽ, bút chì, tẩy màu vẽ…
TUẦN 2
Thứ….. ngày …… tháng……. năm 20…..
BÀI: NHỮNG CHẤM TRÒN THÚ VỊ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
* HS cần đạt sau bài học:
– Quan sát, nhận thức: HS nhận ra được chấm lặp lại nối nhau sẽ tạo thành nét.
– Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực sáng tạo và ứng dụng Mĩ thuật, năng lực thể hiện Mĩ thuật, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ, năng lực phát triển bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
– Sách học MT lớp 1.
– Tranh vẽ bằng cách chấm.
* Học sinh:
– Sách học MT lớp 1
– Màu vẽ, chì, tẩy, giấy vẽ, tăm bông…
2. Phương pháp:
– GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá…
3. Hình thức tổ chức:
– Hoạt động cá nhân.
– Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi chấm kín hình tròn. – Khen ngợi HS thắng cuộc. – GV giới thiệu chủ đề, yêu cầu HS nhắc lại. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ *Xem các hình trong SGK trang 10. * Mục tiêu: + HS quan sát, nhận biết được hình ảnh chấm có trong tự nhiên và hình được vẽ bằng cách chấm. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – GV trưng bày tranh vẽ đã chuẩn bị bằng cách chấm để tất cả HS quan sát được rõ (Hoặc yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 10). – Gợi ý để HS nói về hình và các chấm có trong hình vẽ: + Đây là con vật gì? + Hình con vật được vẽ bằng cách nào? + Các chấm trên hình giống hay khác nhau? – GV nhận xét, khen ngợi HS. – GV tóm tắt: Chấm có cả trong tự nhiên và trong sản phẩm, tác phẩm MT. 2. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC-KĨ NĂNG. * Cách vẽ bằng chấm. * Mục tiêu: + HS nhận biết cách vẽ hình bằng chấm. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – Yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 11 để nhận biết cách vẽ bằng chấm: + Bước 1: Vẽ hình bằng nét mờ + Bước 2: Chọn màu chấm vào nét vẽ . Em sẽ dùng gì để chấm tiếp? . Em sẽ dùng chấm màu nào? . Em thấy vẽ bằng cách chấm có thú vị không? Vì sao? . Các chấm đã tạo thành nét hình gì? – GV nhận xét, khen ngợi HS. – GV tóm tắt: Chấm nối nhau có thể tạo thành nét. – Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 8. – Quan sát giúp đỡ HS hoàn thành bài tập. * Lưu ý: Có thể cho HS dùng tăm bông, đầu bút, que tròn chấm màu bột, màu nước… để chấm theo nét chì. |
– Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV – Mở bài học – Quan sát, nhận biết – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Quan sát – Lắng nghe, trả lời – 1, 2 HS – HS nêu – 1 HS – Phát huy – Lắng nghe, ghi nhớ – Nhận biết – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Quan sát – Tiếp thu – Tiếp thu – 1, 2 HS nêu – 1 HS nêu – 1 HS – 1, 2 HS – Lắng nghe, ghi nhớ – Thực hiện – Hoàn thành bài tập |
* Dặn dò:
– Xem trước các hoạt động tiếp theo của Tiết 2.
– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng: Màu, giấy vẽ, bút chì, tẩy, tăm bông, sản phẩm của Tiết 1…
TUẦN 3
Thứ….. ngày …… tháng……. năm 20…..
BÀI: NHỮNG CHẤM TRÒN THÚ VỊ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
* HS cần đạt sau bài học:
– Sáng tạo và ứng dụng: HS tạo được hình bằng cách chấm.
– Phân tích và đánh giá: HS nêu được cảm nhận về bài vẽ chấm, chỉ ra được các hình thức chấm và sự hài hòa của chấm trong tranh.
– Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực cảm nhận và hiểu biết về Mĩ thuật, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tìm tòi và khám phá kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
– Sách học MT lớp 1.
– Tranh vẽ bằng cách chấm.
* Học sinh:
– Sách học MT lớp 1.
– Màu, giấy vẽ, chì, tẩy, tăm bông, sản phẩm của Tiết 1.
2. Phương pháp:
– GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá…
3. Hình thức tổ chức:
– Hoạt động cá nhân.
– Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: – GV cho HS thi nhắc lại các bước vẽ bằng chấm. – GV khen ngợi HS, giới thiệu chủ đề. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP-SÁNG TẠO. *Chấm màu cho hình vẽ. * Mục tiêu: + HS hiểu và nắm được công việc phải làm + HS vẽ được con vật hoặc hình yêu thích và chấm màu vào hình theo khả năng của mình. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – Yêu cầu HS làm BT2 trong VBT trang 9. – Gợi mở trí tưởng tượng của HS về hình đã chấm để chọn màu chấm vào bên trong và bên ngoài hình tùy theo khả năng và ý thích. – Hỗ trợ HS cách chấm để bài vẽ thêm sinh động. + Em sẽ chấm hình gì? + Em sẽ chấm màu gì vào hình? + Hình của em có thể chấm được nhiều hay ít màu? Vì sao? + Em thích chấm trong hình thưa hay mau? To hay nhỏ? – GV nhận xét, khen ngợi HS. -GV khuyến khích HS: + Kết hợp các chấm màu trong hình. + Thay đổi độ to-nhỏ, thưa-mau của các chấm. + Chấm nền bên ngoài hình tạo thành bức tranh. – GV tóm tắt: Kết hợp các chấm có thể tạo thành bức tranh. 4. HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH-ĐÁNH GIÁ. *Trưng bày bài vẽ và chia sẻ. * Mục tiêu: + HS biết cách trưng bày, chia sẻ về bài vẽ của mình của bạn. + HS bước đầu làm quen với việc giới thiệu và nêu cảm nhận về bài vẽ. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – GV hướng dẫn HS trưng bày bài vẽ theo nhóm hoặc trên bảng. – Khuyến khích HS trình bày cảm nhận về bài vẽ của mình, của bạn. + Em nhìn thấy hình gì trong bài vẽ? + Em thích phần nào trong bài vẽ bằng cách chấm? + Các chấm được vẽ như thế nào? + Cách vẽ bằng chấm tạo cho em cảm giác như thế nào? + Hình chấm nào có nhiều cách chấm? + Hình nào có nhiều màu chấm? – GV nhận xét, khen ngợi HS. – Hướng dẫn HS tự đánh giá. – GV đánh giá sản phẩm, bài vẽ của HS. 5. HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG-PHÁT TRIỂN. *Xem tranh để tìm hiểu cách chấm. – Khuyến khích HS quan sát tranh minh họa trang 13 SGK và nêu cảm nhận về: + Hình vẽ trong tranh. + Cách chấm màu để tạo mảng, tạo hình và nền tranh. – GV hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ học tập, vệ sinh lớp học. * ĐÁNH GIÁ: – Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. – Liên hệ thực tế, đánh giá chung tiết học. |
– HS nhắc lại nhanh, đúng – Mở bài học – Hiểu công việc của mình phải làm – Hoàn thành được bài tập trên lớp – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Thực hành vẽ cá nhân – Lắng nghe, tiếp thu – Quan sát, tiếp thu – 1 HS nêu – 1, 2 HS – 1 HS – 1 HS – Theo ý thích – Thực hiện – Thực hiện theo ý thích – Thực hành làm bài – Hoàn thành bài trên lớp – Trưng bày, chia sẻ bài vẽ – Làm quen và giới thiệu, nêu được cảm nhận về bài vẽ. – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Trưng bày – Trình bày cảm nhận về bài vẽ của mình của bạn. – 1 HS – 1 HS nêu – HS nêu – 1, 2 HS – HS nêu – 1 HS – Đánh giá theo cảm nhận – Rút kinh nghiệm – Quan sát, nêu cảm nhận của mình – Theo ý hiểu – Quan sát, nêu – Thu dọn đồ dùng, vệ sinh lớp học – Rút kinh nghiệm – Ghi nhớ |
* Dặn dò:
– Về nhà xem trước bài: SỰ KÌ DIỆU CỦA ĐƯỜNG NÉT.
– Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ…
__TUẦN 4__
Thứ ngày tháng năm 20
MĨ THUẬT
BÀI: SỰ KÌ DIỆU CỦA ĐƯỜNG NÉT
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
*HS cần đạt sau bài học:
– Quan sát, nhận thức: HS nhận biết và nêu được tên một số loại nét thường gặp trong tạo hình.
– Năng lực: HS hình thành và phát triển năng lực sáng tạo và ứng dụng Mĩ thuật, năng lực thể hiện Mĩ thuật, năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ, năng lực phát triển bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
– Sách học MT lớp 1, hình ảnh một số kẹo que thật.
– Hình ảnh đường nét có trong thực tế cuộc sống, một số bài HS vẽ bằng nét.
* Học sinh:
– Sách học MT lớp 1.
– Màu, giấy vẽ, chì, tẩy…
2. Phương pháp:
– GV sử dụng PP thuyết trình, phân tích, vấn đáp, trực quan, thảo luận, thực hành, đánh giá…
3. Hình thức tổ chức:
– Hoạt động cá nhân.
– Hoạt động nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi vẽ nét. – Khen ngợi HS thắng cuộc. – GV giới thiệu chủ đề, yêu cầu HS nhắc lại. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ *Tập vẽ các nét. * Mục tiêu: + HS quan sát, làm quen và trải nghiệm vẽ các loại nét. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – GV làm mẫu cách vẽ một số nét cơ bản như nét thẳng, cong, gấp khúc, xoắn ốc, lò xo… – Khuyến khích HS tự vẽ các nét cơ bản như SGK trang 14 vào giấy hoặc bảng con. – Yêu cầu HS làm BT1 trong VBT trang 10. – GV nêu một số câu hỏi gợi mở: + Em vừa vẽ nét gì? + Em còn biết nét nào khác nữa? – GV nhận xét, khen ngợi HS. – GV tóm tắt: + Chúng ta có thể thấy nhiều loại nét ở xung quanh như nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc, nét xoắn, nét lò xo… 2. HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC-KĨ NĂNG. * Nhận biết các nét trong tạo hình. * Mục tiêu: + HS quan sát, nhận biết các loại nét có trong tự nhiên, các sự vật, hiện tượng xung quanh. + HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này. * Tiến trình của hoạt động: – Cho HS quan sát và giới thiệu từng nét: Nét thẳng, gấp khúc, cong, xoắn, lò xo… – Yêu cầu HS quan sát lại các hình và tìm nét thẳng, cong, gấp khúc, xoắn, lò xo… – Gợi mở cho HS quan sát xung quanh lớp học, sân trường, môi trường xung quanh để tìm các nét trên. – GV đặt một số câu hỏi gợi mở : + Các nét mà em biết có ở hình nào ? + Nét thẳng, con, gấp khúc, xoắn ốc, lò xo…có ở cây cối, đồ vật…nào xung quanh em ? – GV nhận xét, khen ngợi HS. – GV tóm tắt: Nét có thể tạo được hình. – Cho HS quan sát hình ảnh một số chiếc kẹo que. |
– Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV – Mở bài học – Quan sát, nhận biết – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Quan sát – Thực hiện – Làm BT – Lắng nghe, trả lời – 1, 2 HS – 1 HS – Lắng nghe, ghi nhớ – Nhận biết – Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động. – Quan sát – Quan sát – Quan sát, tìm nét – 1, 2 HS nêu – 1 HS nêu – Lắng nghe, ghi nhớ – Quan sát |
…..
>>> Tải file để trọn bộ giáo án Mĩ thuật 1!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Mĩ thuật 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.