Bạn đang xem bài viết Nhà Đà Nẵng (NDN): Đang bị phong tỏa 222 tỷ đồng do vụ việc gây thất thoát tài sản nhà nước, năm 2023 đặt mục tiêu có lãi trở lại với 160 tỷ đồng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngoài mảng bất động sản, Nhà Đà Nẵng những năm gần đây tham gia mạnh vào đầu tư chứng khoán. Năm 2020 – 2021, đầu tư chứng khoán mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty, tuy nhiên 2022 quay đầu thua lỗ. Kinh doanh cốt lõi cũng kém sắc khiến Công ty “lỗ chồng lỗ”.
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, dự trình kế hoạch tổng doanh thu 388 tỷ đồng, tăng 570% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Công ty dự có lãi trở lại với lợi nhuận sau thuế dự kiến 160 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lỗ 143 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà Đà Nẵng dự kiến hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn hộ Monarchy Block B và tiếp tục bàn giao các căn hộ đủ điều kiện.
Được biết, tại BCTC kiểm toán 2022 vừa công bố, kiểm toán viên cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ do tổng số tiền nhận trước về bán căn hộ của dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy B đến ngày 31/12/2022 là 454,2 tỷ đồng.
Theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán căn hộ thì Nhà Đà Nẵng phải trả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng nếu chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng. Đến nay, việc bàn giao căn hộ của Nhà Đà Nẵng đã chậm trễ so với thỏa thuận. BCTC chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này, ước tính số lãi lũy kế phải trả đến 31/12/2022 là 88,2 tỷ đồng (năm 2021 lãi dự trả chậm 44,7 tỷ đồng và năm 2022 là 43,5 tỷ đồng).
Theo đó, nếu hạch toán đầy đủ khoản lãi phát sinh do chậm bàn giao căn hộ nêu trên thì chi phí tài chính tăng thêm 43,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm tương ứng 43,5 tỷ đồng. Thêm nữa, chỉ tiêu chi phí phải trả sẽ tăng thêm 88,2 tỷ đồng, chỉ tiêu “thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” sẽ giảm 8,9 tỷ đồng, chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ giảm 79,29 tỷ đồng.
Sẽ tái cơ cấu danh mục đầu tư chứng khoán, năm 2022 đang lỗ 87 tỷ đồng
Ngoài mảng bất động sản, Nhà Đà Nẵng những năm gần đây tham gia mạnh vào đầu tư chứng khoán. Năm 2020 – 2021, đầu tư chứng khoán mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty, tuy nhiên 2022 quay đầu thua lỗ. Kinh doanh cốt lõi cũng kém sắc khiến Công ty “lỗ chồng lỗ”.
Năm 2023, Nhà Đà Nẵng nhấn mạnh sẽ tái cơ cấu danh mục đầu tư chứng khoán về các doanh nghiệp có cấu trúc tài chính an toàn, nhiều tiền mặt, giá cổ phiếu tiệm cận giá trị sổ sách, và có tiềm năng tăng trưởng mạnh; ưu tiên đầu tư vào các kênh đầu tư tài chính ít rủi ro.
Tính đến 31/12/2022, tổng giá gốc của danh mục đầu tư Nhà Đà Nẵng vào mức 310,5 tỷ đồng, Công ty đang dự phòng đến 87 tỷ đồng. Các mã chiếm tỷ trọng lớn hiện tại có VHM (Vinhomes) với 169,5 tỷ (đang lỗ 39 tỷ đồng), mã HPG (Hoà Phát) với hơn 35 tỷ đồng, mã TCB của Tecombank với 38,5 tỷ đồng (đang lỗ hơn 19 tỷ đồng)…
Ngoài ra, Nhà Đà Nẵng cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, hoặc mua lại quỹ đất từ các đối tác bất động sản uy tín, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị cho chiến lược trung và dài hạn; và tối ưu công suất của Nhà máy nước Ngọc Hồi.
Năm 2022, Nhà Đà Nẵng trình cổ đông kế hoạch không chia cổ tức với lý do kết quả kinh doanh không đạt và thua lỗ.
Gây thất thoát tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa, Nhà Đà Nẵng (NDN) bị phong tỏa 222 tỷ đồng tại Ngân hàng
Một nội dung đáng chú ý khác, Công ty đồng thời thông tin về việc hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm năm 2010 chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Theo kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Đà Nẵng, khoản giá trị tài sản thiệt hại cho ngân sách Nhà nước đã được đưa vào phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Nhà Đà Nẵng sau khi cổ phần hóa.
Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Đà Nẵng đã ban hành lệnh phong tỏa tài khoản tại Ngân hàng Việt Á – Chi nhánh Đà Nẵng của Nhà Đà Nẵng với số tiền 222 tỷ đồng.
Do đó, Nhà Đà Nẵng trình cổ đông giao cho HĐQT cân đối các nguồn vốn từ quỹ thưởng Ban điều hành, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển đã được trích lập từ năm 2010 đến năm 2018 và một phần lợi nhuận chưa phân phối các năm trước để thực hiện khắc phục thiệt hại theo hướng dẫn của Cơ quan chức năng.
Trước đó, ngày 21/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP. Đà Nẵng có quyết định khởi tố, thực hiện bắt tạm giam ông Bùi Lê Duy (Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Nhà Đà Nẵng) đề điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến các vấn đề trước năm 2008 (trước cổ phần hóa).
Cuối năm 2021, ông Nguyễn Quang Trung (cựu Tổng giám đốc Nhà Đà Nẵng) cũng bị khởi tố, tạm giam để điều tra với hành vi tương tự.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã quyết định đưa cổ phiếu NDN vào diện bị cảnh báo và không được cấp margin.
Tại Đại hội sắp tới, Nhà Đà Nẵng cũng trình cổ đông kế hoạch mua lại tối đa 15% số lượng cổ phiếu đang lưu hành để giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giao dịch, tăng giá trị cho cổ đông. Trong đó, nguồn tiền thực hiện là thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện.
Thời gian thực hiện mua lại cổ phiếu dự kiến từ tháng 7-12/2023. Hiện, Nhà Đà Nẵng đang có khoảng 71,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Với giá đóng cửa ngày 2/6 là 9.600 đồng/cp, ước tính Công ty sẽ bỏ ra tối đa 103 tỷ đồng để mua vào tối đa 10,75 triệu cổ phiếu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhà Đà Nẵng (NDN): Đang bị phong tỏa 222 tỷ đồng do vụ việc gây thất thoát tài sản nhà nước, năm 2023 đặt mục tiêu có lãi trở lại với 160 tỷ đồng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://cafebiz.vn/nha-da-nang-ndn-dang-bi-phong-toa-222-ty-dong-do-vu-viec-gay-that-thoat-tai-san-nha-nuoc-nam-2023-dat-muc-tieu-co-lai-tro-lai-voi-160-ty-dong-176230603153255062.chn