Bạn đang xem bài viết Bộ đề ôn thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 – 2024 10 Đề ôn tập giữa kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề ôn thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 – 2024 gồm 10 đề kiểm tra có ma trận kèm theo hướng dẫn đáp án chi tiết đầy đủ. Thông qua đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi, ôn tập cho các em học sinh của mình.
TOP 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 dưới đây được dùng chung cho cả 3 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo được biên soạn với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Đề ôn thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 – Đề 1
I Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên gồm các nội dung:
1. Đưa ra các dự đoán khoa học để giải quyết các vấn đề.
2. Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.
3. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
4. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.
5. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
Thứ tự đúng của phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên là:
A. (1) – 2 -3 -4 -5.
B. 5 – 1 – 4 – 2 – 3.
C. 1 – 3 – 5 – 2 -4.
D. 5 – 4 -3 – 2 -1.
Câu 2: Cho các bước thực hiện kĩ năng đo sau:
(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
(2) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo, căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
(3) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.
(4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.
Trong thứ tự các bước thực hiện phép đo, thứ tự nào đúng?
A. (3) –(1) – (2) – (4)
B. (1) – (4) – (2) – (3)
C. (1) – (3) – (2) – (4)
D. (4) –(3) – (2) –(1)
Câu 3: Trong các đồng hồ sau đồng hồ nào là đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang?
A. Đồng hồ nước.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số.
C. Đồng hồ cát.
D. Đồng hồ điện tử.
Câu 4: Con người có thể định lượng được các sự vật hiện tượng tự nhiên dựa vào kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 5: Nguyên tố Aluminium kí hiệu là gì:
A. Al.
B. Fe.
C. Ag.
D. Ar.
Câu 6: Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử sau.
Số electron của nguyên tử trên là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 7. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là:
A. km/s
B. km/h
C. m/h
D. m/min
Câu 8. Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian
(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
Thứ tự đúng của các bước là
A. (1), (3), (2).
B. (3), (2), (1).
C. (1), (2), (3).
D. (3), (1), (2).
Câu 1: Quang hợp là quá trình biến đổi:
A.Nhiệt năng được biến đổi thành hoá năng.
B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng.
C. Quang năng được biến đổi thành hoá năng.
D. Hoá năng được biến đổi thành nhiệt năng.
Câu 2: Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở những loại sinh vật nào?
A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Vi sinh vật.
D. Động vật, thực vật, vi sinh vật.
Câu 3: Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng tạo ra:
A. Hoá năng.
B. Nhiệt năng.
C. Động năng.
D. Năng lượng.
Câu 4: Trong quá trình hô hấp, tế bào Oxygen đóng vai trò:
A. Sản phẩm.
B. Dung môi.
C. Nguyên liệu.
D. Năng lượng.
Câu 5: Nồng độ Cacbon dioxit gây ức chế hô hấp:
A. 3%→5%.
B. 2% → 4%.
C. 2% → 5%.
D. 8% → 10%.
Câu 6: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp diễn ra ở:
A. ti thể.
B. Riboxom.
C. Bộ máy gôngi.
D. Không bào.
Câu 7: Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi:
A. Glucozơ.
B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.
D. Cellulozơ.
Câu 8: Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là:
A. Đảm bảo sự cân bằng Oxy và Cacbonic trong khí quyển.
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
C. Chuyển hoá Gluxit thành khí Cacbonic, nước và năng lượng.
D. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.
II. Tự luận: (6 điểm)
Hóa
Câu 1: Viết công thức hoá học của các nguyên tố có tên sau: Hydrogen; Carbon; Oxygen; Sodium;
Câu 2: Cho biết tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử Sodium là 23, số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Tính số hạt mỗi loại trong nguyên tử Sodium và cho biết điện tích hạt nhân của Sodium.
Sinh học
Câu 1: Vì sao trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
Câu 2: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên trái đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7
Gợi ý trả lời phần Sinh học
Câu 1:
Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống vì: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của sinh vật. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn với hoạt động sống của các tế bào và đều cần năng lượng.
Câu 2:
* Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất vì:
– Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng, làm nguyên liệu cho công nghiệp, làm dược liệu,… phục vụ đời sống con người.
– Quang hợp lấy khí CO2 và giải phóng khí O2 giúp điều hòa không khí, cung cấp O2 cho sự sống.
Đề ôn thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 – Đề 2
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Lựa chọn 1 phương án đúng cho mỗi câu
Câu 1 (NB): Khẳng định nào dưới đây là không đúng?
A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
C. Dự báo là dự đoán kĩ năng điều gì xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, …. về các sự vật, hiện tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 2 (NB): “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng” đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
Câu 3 (NB). Cấu tạo của nguyên tử gồm
A. hạt nhân và vỏ electron.
B. proton và nơtron.
C. proton và electron
D. nơtron và electron.
Câu 4 (NB). Một nguyên tử có 11 proton, 12 nơtron. Khối lượng nguyên tử sấp xỉ bằng
A. 11 amu.
B. 12 amu.
C. 22 amu.
D. 23 amu.
Câu 5 (NB). Có 3 nguyên tử A (8 proton), B (9 proton), C (8 proton). Vậy có tất cả bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 6 (NB). Nguyên tố Canxi có kí hiệu hóa học là
A. C
B. Ca
C. Ci
D. Cx
Câu 7 (NB). Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen, nước là
A. một hợp chất.
B. một đơn chất.
C. một hỗn hợp.
D. một nguyên tổ hoá học.
Câu 8 (NB). Phân tử
A. là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện
B. là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
C. gồm tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
D. do một loại nguyên tố hóa học tạo nên
Câu 9 (NB). Trong hợp chất, nguyên tố Oxygen có hóa trị là bao nhiêu?
A. IV
B. III
C. II
D. I
Câu 10 (NB). Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Còng thức hoá học của hợp chất carbon dioxide là
A. CO2.
B. C2O.
C. CO2.
D. Co2.
Câu 11 (NB). Trong hợp chất H2S (biết S có hóa trị II), kết luận nào sau đây đúng?
A. Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H lớn hơn tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.
B. Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H nhỏ hơn tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.
C. Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố H bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố S.
Câu 12 (NB). Trong hợp chất P2O5 thì nguyên tố P có hóa trị là
A. V
B. VI
C. III
D. I
Câu 13 (TH). Cho CTHH của muối ăn là NaCl, công thức cho biết
A. Muối ăn được tạo nên từ nguyên tử NaCl.
B. Muối ăn được tạo nên từ 2 nguyên tử N và C.
C. Muối ăn được tạo nên từ 2 nguyên tố Natri và Clo.
D. Muối ăn được tạo nên từ 4 nguyên tử Natri và Clo.
Câu 14 (TH). Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết nhóm nguyên tố kim loại là
A. O, S, Cl.
B. Na, P, K.
C. Mg, H, O.
D. Ba, Fe, K.
Câu 15 (VD). Một nguyên tố hóa học có 12 proton, nguyên tố đó là
A. C
B. Na
C. Mg
D. Fe
Câu 16 (VD). Con người và động, thực vật cần loại khí nào để duy trì hô hấp?
A. Khí nitơ.
B. Khí oxi
C. Khí cacbonic.
D. Khí hidro
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17 (1 điểm), (TH). Làm thế nào để đo độ dày của 1 tờ giấy trong sách khoa học tự nhiên 7 bằng một thước đo có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?
Câu 18 (1điểm), (NB). Trên bao bì của một loại sữa phần giá trị dinh dưỡng có ghi một số kí hiệu như sau: Mg, Zn, P, C
Hãy cho biết tên gọi của các nguyên tố hóa học trên?
Câu 19 (2 điểm), (TH, VD). Nguyên tố X (Z = 11) là nguyên tố có trong thành phần của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X? X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
Câu 20( (1 điểm), (VD). Xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong các hợp chất CH4
(Biết khối lượng nguyên tử của C = 12; O = 16).
Câù 21 (1 điểm), (VDC). Một khoáng chất có chứa 20,93% Al, 21,7% Si, 1,55%H còn lại là Oxy (về khối lượng). Hãy xác định công thức đơn giản nhất của khoáng chất này?
Đáp án đề ôn
I.TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm). Mỗi câu 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
sĐáp án |
B |
C |
A |
D |
C |
B |
A |
B |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
C |
A |
C |
A |
C |
D |
C |
B |
II.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
17 (1 điểm) |
– Dựa vào số trang tính số tờ giấy trong sách – Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ – Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa 2 tờ bìa ngoài) và dùng thước đo có ĐCNN 1 mm để đo độ dày |
0,3 0,3 0,4 |
18 (1 điểm) |
Mg: Magie Zn: Kẽm P: Phốt pho C: Cacbon |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
19 (2 điểm) |
a, Vì X có điện tích hạt nhân lớn hơn 12 và thuộc chu kì 3 nên X có thể có số proton là 13, 14, 15, 16, 17, 18. – X dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, dẻo, dễ dát mỏng, có ánh kim nên X thuộc nguyên tố kim loại. Do đó chỉ có nguyên tố có p=13 thỏa mãn 2 điều kiện trên. Vậy X là nguyên tố Nhôm (Al) b, Một số ứng dụng của sắt trong đời sống là – dùng làm vật liệu xây dựng (thép), đinh sắt. – Dùng trong công nghiệp sản xuất hợp kim (gang, thép…) – Nam châm sắt – Làm thí nghiệm – Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo hồng cầu trong máu. |
0,75 0,75 0,5 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 |
…………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Đề ôn thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề ôn thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 – 2024 10 Đề ôn tập giữa kì 1 môn KHTN 7 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.