Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em (3mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện cổ tích Thạch Sanh muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị. Tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em, được đăng tải ngay sau đây.
Các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm tài liệu tham khảo hữu ích để lập dàn ý cho bài văn của mình.
Dàn ý kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Mẫu 1
1. Mở bài
Tại quận Cao Bình có hai vợ chồng. Tuổi đã cao nhưng vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thấy họ tốt bụng liền sai Thái tử đầu thai xuống làm con.
2. Thân bài
– Cậu bé vừa sinh ra thì cha đã mất. Về sau, người mẹ cũng qua đời. Cậu sống lủi thủi một mình ở gốc đa.
– Người dân trong vùng gọi cậu là Thạch Sanh. Cả gia tài của cậu chỉ có lưỡi búa mà người cha để lại.
– Lần nọ, một người hàng rượu là Lí Thông tình cờ ngang qua gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, liền lân la tới hỏi chuyện làm quen và kết nghĩa huynh đệ.
– Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy, đến lượt nhà Lý Thông, hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng khi trở về lại bị Lí Thông lừa gạt phải trốn đi. Lí Thông đem đầu chằn tinh dâng lên vua để nhận thưởng.
– Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh liền dùng cung tên bắn đại bàng và lần theo vết máu tìm ra chỗ ở của nó.
– Lí Thông được vua cử đi tìm công chúa, một lần vô tình gặp Thạch Sanh và biết được hang của đại bàng. Cả hai cùng đi cứu công chúa.
– Đến hang, Thạch Sanh xuống hang giết đại bàng cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại lấp kín cửa hàng không cho chàng lên.
– Ở đây, Thạch Sanh đã cứu con vua Thủy Tề, được đối đãi rất hậu và đưa về quê nhà.
– Khi trở về, chàng bị hồn của chằn tinh và đại bàng mưu hại nên bi bắt giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất.
– Vua lấy làm lạ cho Thạch Sanh đến gặp, chàng kể hết mọi oan khuất. Lí Thông bị trừng trị còn Thạch Sanh được gả công chúa cho.
– Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. Thách Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.
3. Kết bài
Về sau, vua không có con trai nên đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.
Dàn ý kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Mẫu 2
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về truyện cổ tích Thạch Sanh.
II. Thân bài
1. Sự ra đời của Thạch Sanh
– Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.
– Sự ra đời kì lạ:
- Người vợ mang thai nhiều năm mà không thấy sinh nở.
- Người chồng lâm bệnh chết, mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
- Vừa khôn lớn thì mẹ mất, sống một mình nghèo khổ ở gốc đa.
– Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.
=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.
2. Thạch Sanh gặp gỡ Lí Thông, nhận trông miếu thay và chiến công giết chằn tinh
a. Sự gặp gỡ và quen biết Lí Thông
– Một hôm, Lí Thông đi qua thấy Thạch Sanh gánh về một bó củi lớn, nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”.
– Lí Thông liền lân la lại gần làm quen rồi gạ Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ.
=> Lí Thông là một con người mưu mô, tiếp cần Thạch Sanh nhằm có lợi cho bản thân.
b. Thạch Sanh giết chết đại bàng
– Hoàn cảnh: Trong vùng có một con chằn tinh tác yêu tác quái. Nó bắt dân làng mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà Lí Thông, hắn liền nghĩ kế khiến Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình (lừa đi trông miếu thay). Thạch Sanh tốt bụng giúp đỡ Lí Thông mà không hay biết mình bị lừa gạt.
=> Qua đó, có thể thấy, Thạch Sanh là một người thật thà và tốt bụng.
– Diễn biến: Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh hiện ra định vồ lấy chàng. Thạch Sanh dùng nhiều loại võ thuật đánh con quái vật. Không lâu sau thì lưỡi búa của chàng đã xé xác nó làm đôi.
– Kết quả: Thạch Sanh chặt đầu con quái vật đem về. Khi trở về, mẹ con Lí Thông rất sợ hãi nhưng sau đó đã nghĩ ra kế lừa Thạch Sanh phải trốn đi: Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Lí Thông nhân cơ hội đó đem đầu con chằn tinh vào dâng vua và được thường.
=> Lí Thông là một con người vong ơn bội nghĩa, hãm hại cả người đã cứu mạng mình.
3. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề
a. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa
– Hoàn cảnh: Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng nên phải mở hội kén rể. Trong lễ kén rể, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quặp đi. Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Còn Lí Thông bị vua sai đi tìm công chúa.
– Diễn biến: Lí Thông gặp lại Thạch Sanh, nói với chàng chuyện tìm công chúa. Thạch Sanh kể cho hắn nghe về hang của đại bàng. Hai người cùng đi cứu công chúa. Đến hang Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng, dùng cung tên bắn mù mắt nó, vung búa bổ đôi đầu con vật.
– Kết quả: Chàng cứu được công chúa. Nhưng lại bị Lí Thông bỏ lại hang đại bàng.
b. Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề
– Thạch Sanh đi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt.
– Thạch Sanh dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai chính là con vua Thủy Tề.
– Chàng được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về quê nhà.
=> Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm và tốt bụng.
4. Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt
– Sau khi trở về Thạch Sanh bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục tối.
– Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.
– Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe. Bấy giờ mọi người liền hiểu ra, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng.
=> Kết cục xứng đáng cho kẻ độc ác xấu xa, vong ân phụ nghĩa.
5. Thạch Sanh lấy được công chùa và đánh bại mười tám nước chư hầu
– Thạch Sanh được vua gả công chúa cho. Thấy lễ cưới tưng bừng, các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng.
– Thạch Sanh sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ thấy niêu cơm bé xíu liền khinh thường.
Biết vậy, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.
III. Kết bài
Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh.
Dàn ý kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu về truyện cổ tích Thạch Sanh.
2. Thân bài
– Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng có tuổi mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
– Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ cũng qua đời. Cậu sống lủi thủi một mình trong gốc đa, người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
– Thấy Thạch Sanh có sức khỏe, Lí Thông mới đến gợi chuyện để hai người kết nghĩa anh em.
– Lí Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công.
– Nhà vua có công chúa đến tuổi lấy chồng, cho mở hội kén rể. Trong ngày kén rể, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi.
– Thạch Sanh dùng cung tên bắn nó rồi lần theo vết máu biết được hang của đại bàng. Lí Thông được nhà vua cử đi tìm công chúa, tình cờ gặp Thạch Sanh. Biết chuyện, Thạch Sanh xin được đi cùng.
– Đến hang, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa, chàng đánh nhau và giết chết đại bàng nhưng lại bị Lí Thông lừa bỏ lại dưới hang.
– Ở đây, chàng cứu được hoàng tử, con trai vua Thủy Tề và mời xuống thủy cung chơi, tiếp đãi chu đáo.
– Sau khi trở về, chàng bị oan hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục.
– Công chúa sau khi được cứu trở về liền không nói, không cười. Khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.
– Vua thấy lạ bèn cho gọi Thạch Sanh vào gặp. Chàng liền đem hết nỗi oan kể cho vua nghe.
– Thạch Sanh được vua gả công chúa cho, còn Lí Thông thì bị trừng trị thích đáng.
– Quân sĩ mười tám nước chư hầu kéo quân sang, Thạch Sanh đem đàn ra gảy, khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng.
– Chàng sai nấu cơm thiết đãi, quân sĩ ăn mãi không hết niêu cơm bé xíu liền cảm ơn rồi kéo nhau về nước.
– Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.
3. Kết bài
Ý nghĩa của truyện Thạch Sanh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 6: Dàn ý kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em (3mẫu) Những bài văn mẫu lớp 6 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.