Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi Hóa học giữa kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 bao gồm 10 đề thi giữa kì 1 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và bảng ma trận đề thi. Thông qua đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 bao gồm đề thi sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 10 đề thi giữa kì 1 Hóa học 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Vật lí 10, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10.
TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 Hóa học 10
TRƯỜNG THPT ………… Tổ: Khoa học Tự nhiên – |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Hóa học 10 – Bộ sách: Kết nối tri thức – Thời gian làm bài: 45 phút Đối tượng áp dụng: Chương trình Cơ bản + Chuyên đề học tập |
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)
Anh/chị khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ứng với mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan dưới đây.
Câu 1. Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s.
B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d và nguyên tố f.
D. Nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 2. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là iot.
B. kim loại mạnh nhất là Li.
C. phi kim mạnh nhất là oxi.
D. phi kim mạnh nhất là F.
Câu 3. Cho các nguyên tử : 3Li, 8O, 9F, 11Na. Dãy sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử của tăng dần từ trái sang phải của các nguyên tố trên là
A. F, O, Li, Na.
B. F, Na, O, Li.
C. F, Li, O, Na.
D. Li, Na, O, F.
Câu 4. Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.
B. Na, chu kì 3, nhóm IA.
C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.
D. F, chu kì 2, nhó VIIA.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.
B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.
D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong số các nguyên tố bền, cesi là kim loại mạnh nhất.
B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.
C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.
Câu 7. Cho điện tích hạt nhân O (Z = 8), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?
A. Al3+< Mg2+< O2- < Al < Mg < Na.
B. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+< Mg2+< O2-.
D. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2-.
Câu 8. Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.
B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi tang dần theo thứ tự: Z < Y < X.
D. Trong các hidroxit, tính axit tăng dần theo thứ tự: hydroxide của Z < hydroxide của Y < hydroxide của X.
Câu 9. Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s23p64s1; 1s22s22p63s23p1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp xếp đúng
A. T < X < Y.
B. T < Y < Z.
C. Y < T < X.
D. Y < X < T.
Câu 10. Trong các mệnh đề sau:
(1) Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.
(2) Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm.
(3) Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.
(4) Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
Số mệnh đề phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 11. Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.
Có các phát biểu sau đây:
(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxide cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và YO2.
Có các phát biểu sau đây:
(a) X và Y đứng cạnh nhau.
(b) X là kim loại còn Y là phi kim.
(c) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.
(d) Hợp chất của X và Y với hydrogen lần lượt là XH5 và YH4.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hydrogen của X là:
A. Chu kì 2, nhóm VA, HXO3.
B. Chu kì 2, nhóm VA, XH4.
C. Chu kì 2, nhóm VA, XH3.
D. Chu kì 2, nhóm VA, XH2.
Câu 14. Khi xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Số electron lớp ngoài cùng.
B. Độ âm điện.
C. Năng lượng ion hóa.
D. Số khối.
Câu 15. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng một chu kì của bảng tuần hoàn hóa học. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím. Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu sắp xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:
A. X, Y, Z.
B. Y, Z, X.
C. X, Z, Y.
D. Z, Y, X.
Câu 16. X và Y là hai nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm chính thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tố bằng 58. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là
A. 25, 33.
B. 19, 3.9
C. 20, 38.
D. 24, 34.
Câu 17. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là
A. O.
B. S.
C. Mg.
D. P.
Câu 18. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(1) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ;
(2) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng ;
(3) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột ;
(4) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó
Số nguyên tắc đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.
D. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
Câu 20. Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z= 27 trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm VIIB.
B. chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. chu kì 4,nhóm IIA.
D. chu kì 3, nhóm IIB.
Câu 21. Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong tuần hoàn các nguyên ố hóa học là
A. ô 24, chu kì 4 nhóm VIB.
B. ô 29, chu kì 4 nhóm IB.
C. ô 26, chu kì 4 nhóm VIIIB.
D. ô 19, chu kì 4 nhóm IA.
Câu 22. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. F là nguyên tố phi kim mạnh nhất.
B. Có thể so sánh tính kim loại giữa hai nguyên tố K và Mg.
C. Kim loại vẫn có khả năng nhận electron để trở thành anion.
D. Các ion O2−, F−, Na+ có cùng số electron.
Câu 23. Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các số hiệu nguyên tử của các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?
A. 9, 11, 13.
B. 3, 11, 19.
C. 17, 18, 19.
D. 20, 22, 24.
Câu 24. Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị 4d25s2 ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 4, nhóm VB.
B. Chu kì 4, nhóm IIA.
C. Chu kì 5, nhóm IIA.
D. Chu kì 5, nhóm IVB.
Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là
A. 18.
B. 20.
C. 38.
D. 40.
Câu 26. Cho điện tích hạt nhân O (Z = 8), Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13) và các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt?
A. Al3+< Mg2+< O2- < Al < Mg < Na.
B. Al3+ < Mg2+ < Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+< Mg2+< O2-.
D. Na < Mg < Mg2+ < Al3+ < Al < O2-.
Câu 27. Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:
A. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
C. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 16, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 28. Cho 4,104 g một hỗn hợp hai oxit kim loại A2O3 và B2O3 tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HCl 0,18M (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên kim loại đó, biết chúng nằm ở hai chu kì 3 hoặc 4 và cách nhau 12 nguyên tố, trong đó một nguyên tố thuộc nhóm IIIA. Kí hiệu hóa học của hai kim loại là
A. Al và Fe
B. Al và Cr
C. Cr và Fe
D. Fe và
II. Tự luận
Bài 1. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 25.
a) Xác định số hiệu của X, Y.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử X, Y và cho biết vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn.
Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít khí (đktc). Xác định tên 2 kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 10
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
D |
D |
A |
B |
D |
D |
A |
D |
A |
C |
C |
B |
C |
D |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
B |
C |
D |
C |
D |
B |
C |
C |
D |
D |
B |
A |
B |
A |
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu × 0,25 = 7 điểm)
1) Mức độ Nhận biết
Câu 1: Đối tượng nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Sự quay của Trái Đất.
B. Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
C. Chất và sự biến đổi về chất.
D. Tác dụng của thuốc với cơ thể người.
Câu 2: Cho các phương pháp: lý thuyết, thực hành, vẽ hình họa, mỹ thuật. Có bao nhiêu phương pháp được sử dụng để học tập hóa học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Ngành nào sau đây không liên quan đến hóa học?
A. Mĩ phẩm.
B. Năng lượng.
C. Dược phẩm.
D. Vũ trụ.
Câu 4: Trong hạt nhân nguyên tử có chứa những loại hạt nào?
A. proton, neutron.
B. electron, neutron.
C. electron, proton.
D. proton, neutron, electron.
Câu 5: Hạt nào sau đây mang điện tích âm?
A. Proton.
B. Hạt nhân
C. Electron.
D. Neutron.
Câu 6: Khối lượng của một proton bằng
A. 0,00055 amu.
B. 0,1 amu.
C. 1 amu.
D. 0,0055 amu.
Câu 7: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số neutron.
B. nguyên tử khối.
C. số khổi.
D. số proton.
Câu 8: Số hiệu nguyên tử (Z) của nguyên tố hóa học không bằng giá trị nào sau đây?
A. Số hạt proton.
B. Số hạt electron.
C. Số điện tích dương.
D. Số hạt neutron.
Câu 9: Đồng vị là những nguyên tử có
A. cùng số proton, khác số neutron.
B. cùng số neutron.
C. cùng số khối.
D. cùng số proton, cùng số neutron.
Câu 10: Theo mô hình Rutherford-Bohr, quỹ đạo chuyển động của các electron xung quanh hạt nhân có dạng hình gì?
A. Hình zich-zắc.
B. Hình tròn.
C. Hình vuông.
D. Không xác định.
Câu 11: AO nào có dạng hình cầu?
A. AO px.
B. AO pz.
C. AO s.
D. AO py.
Câu 12: Lớp K có mấy phân lớp?
A. 1.
B. 3.
C. 5.
D. 7.
Câu 13: Số electron tối đa trong lớp M là bao nhiêu?
A. 2.
B. 8.
C. 32.
D. 18.
Câu 14: Phân lớp nào sau đây kí hiệu sai?
A. 1s
B. 3p.
C. 3d.
D. 2d.
Câu 15: Sự phóng xạ là quá trình xảy ra do yếu tố nào?
A. Sự tác động của bên ngoài.
B. Sự tác động của con người.
C. Sự tự phát.
D. Do từ trường trái đất.
Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của ô nguyên tố không được tính bằng
A. số proton.
B. số electron.
C. số hiệu nguyên tử.
D. số khối.
2) Mức độ Thông hiểu
Câu 17: Cho biết, khối lượng của một proton bằng 1 amu, của một electron bằng 0,00055 amu. Tỉ lệ về khối lượng giữa hạt proton và hạt electron có giá trị bằng khoảng
A. 181,8.
B. 1818.
C. 18,18.
D. 1,818.
Câu 18: Kích thước hạt nhân so với kích thước nguyên tử bằng khoảng bao nhiêu lần?
A. 106lần.
B. 107lần.
C. 10-4-10-3 lần.
D. 10-5-10-4 lần.
Câu 19: Một nguyên tử có chứa 8 proton trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử này là
A.8.
B. 9.
C. 16.
D. 4.
Câu 20: Nguyên tử X có chứa 7 proton và 8 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là
Câu 22: Cho các nguyên tử với các giá trị trong bảng sau
Nguyên tử Giá trị |
X |
Y |
G |
T |
Tổng hạt (p, n, e) |
82 |
24 |
40 |
26 |
Số khối |
56 |
16 |
27 |
18 |
Những nguyên từ nào là đồng vị của nhau?
A. X và Y.
B. Y và G.
C. G và T.
D. Y và T.
Câu 23: Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì sẽ
A. thu năng lượng.
B. giải phóng năng lượng.
C. không thay đổi năng lượng.
D. vừa thu vừa giải phóng năng lượng.
Câu 24: Theo em, xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây là khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 0%.
B. 100%.
C. khoảng 90%.
D. khoảng 50%.
Câu 25: Kí hiệu cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 2s2.
B. 3p5.
C. 1s3.
D. 3d2.
Câu 26: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Oxygen (Z = 8)?
A. 1s22s32p3.
B. 1s22s42p2.
C. 1s22s12p5.
D. 1s22s22p4.
Câu 27: Cấu hình orbital nào sau đây viết đúng?
Câu 28: Cho các cấu hình electron sau:
(1) 1s2. |
(2) 1s22s22p3. |
(3) 1s22s22p6. |
(4) 1s22s22p63s23p1. |
(5) 1s22s22p63s2. |
(6) 1s22s22p63s23p64s1. |
Có bao nhiêu cấu hình electron trong các cấu hình cho trên là của nguyên tử kim loại?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
3) Mức độ Vận dụng
Câu 29: (1 điểm)
Cho nguyên tử Nitrogen (Z = 7).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nitrogen.
b) Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nitrogen theo dạng orbital.
c) Cho biết nitrogen là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?
Câu 30: (1 điểm)
Cho nguyên tử Aluminum (Z = 13).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của aluminum.
b) Xác định vị trí của aluminum trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm).
4) Mức độ Vận dụng cao
Câu 31: (0,5 điểm)
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản electron, proton, neutron bằng 18. Biết trong tự nhiên, các đồng vị bền luôn có tỉ lệ . Xác định số hạt electron, proton, neutron của nguyên tử X.
Câu 32: (0,5 điểm)
Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,45. Tính số mol của mỗi loại đồng vị có trong 3,545 gam Chlorine.
Ma trận đề thi giữa học kì 1 Hóa 10
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% tổng điểm (%) |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số câu |
Thời gian (phút) |
|||||||||
Số câu |
Thời gian (phút) |
Số câu |
Thời gian (phút) |
Số câu |
Thời gian (phút) |
Số câu |
Thời gian (phút) |
TN |
TL |
|||||
1 |
Nhập môn hóa học |
3 |
2,25 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
0 |
2,25 |
7,5 |
|
2 |
Cấu tạo nguyên tử |
Thành phần nguyên tử |
3 |
2,25 |
2 |
2,0 |
0 |
0 |
1 |
6 |
5 |
1 |
10,25 |
17,5 |
Nguyên tố hóa học |
3 |
2,25 |
3 |
3,0 |
0 |
0 |
1 |
6 |
6 |
1 |
11,25 |
20 |
||
Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử |
2 |
1,5 |
2 |
2,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
0 |
3,5 |
10 |
||
Lớp, phân lớp và cấu hình electron |
3 |
2,25 |
3 |
3,0 |
1 |
4,5 |
0 |
0 |
6 |
1 |
9,75 |
25 |
||
3 |
Chuyên đề 10.1 |
Phản ứng hạt nhân |
1 |
0,75 |
1 |
1,0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1,75 |
5 |
4 |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
1 |
0,75 |
1 |
1,0 |
1 |
4,5 |
0 |
0 |
2 |
1 |
6,25 |
15 |
Tổng |
16 |
12,0 |
12 |
12,0 |
2 |
9,0 |
2 |
12,0 |
28 |
4 |
45 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
||||||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
BẢNG ĐẶC TẢ
STT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức |
Tổng |
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|||||
Nhập môn hóa học |
(1) Nhận biết – Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học. [1] – Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. [2] – Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, …[3] |
3 |
||||||
1 |
Cấu tạo nguyên tử |
Thành phần của nguyên tử |
(1) Nhận biết – Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. [4,5] – Kích thước, khối lượng của nguyên tử. [6] – Hạt nhân gồm các hạt proton và neutron. – Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và neutron. (2) Thông hiểu – Khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng proton và nơtron. [17] – Kích thước của nguyên tử chủ yếu là kích thước của lớp vỏ.[18] (3) Vận dụng – Xác định số proton, electron, neutron trong nguyên tử. – Xác định khối lượng nguyên tử. (4) Vận dụng cao – Làm bài tập liên quan đến thành phần cấu tạo nguyên tử. [31] – So sánh khối lượng, kích thước của p, e, n với nguyên tử. |
3 |
2 |
1 |
||
Nguyên tố hóa học |
(1) Nhận biết – Nguyên tố hóa học. [7] – Số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử. [8] – Khái niệm đồng vị. [9] (2) Thông hiểu – Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. – Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. [19] – Kí hiệu nguyên tử Trong đó X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt neutron. [20] – Đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố (tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có hai đồng vị khi biết phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị).[21] (3) Vận dụng – Xác định số electron, số proton, số neutron, số khối, điện tích hạt nhân khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại. – Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị. (4) Vận dụng cao – Tính phần trăm các đồng vị. – Tính số nguyên tử, phần trăm của một đồng vị trong một lượng chất xác định. [32] – Tính nguyên tử khối trung bình trong bài toán phức tạp. – Sử dụng Phổ Khối để xác định nguyên tử khối, phân tử khối và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố |
3 |
3 |
1 |
||||
Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử |
(1) Nhận biết – Mô hình Rutherford-Bohr: electron chuyển động theo quỹ đạo giống như các hành Hóah quay xung quanh mặt trời. [10] – Mô hình hiện đại: electron chuyển động không theo quỹ đạo cố định. – Khái niệm AO nguyên tử: là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). – Hình dạng các AO s, p, d, f. [11] – Mỗi AO chỉ chứa tối đa 2 electron. (2) Thông hiểu – So sánh được mô hình Rutherford-Bohr và mô hình hiện đại. – So sánh năng lượng của các lớp electron: K, L, M, N, O, …[22] – Xác suất tìm thấy hạt electron trong orbital. [23] |
2 |
2 |
|||||
Lớp, phân lớp và cấu hình electron |
(1) Nhận biết – Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N). – Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp.[12] – Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. – Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.[13] – Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. [14] – Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. – Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). – Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. – Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. (2) Thông hiểu – Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và sắp xếp thành từng lớp. – Hiểu được cách phân bố electron vào các lớp thứ 1, 2, 3. – Hiểu được cách phân bố electron vào các phân lớp. – Quy ước viết cấu hình electron của nguyên tử. – Quy ước viết cầu hình electron theo orbital. – Xác định số electron lớp ngoài cùng. – Xác định loại nguyên tố s, p, d dựa vào cấu hình electron nguyên tử. (3) Vận dụng – Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp, trong nguyên tử và biểu diễn được sự phân bố các electron trên mỗi lớp trong nguyên tử cụ thể. – Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hóa học. [29] – Viết được cấu hình electron theo orbital của một số nguyên tố hóa học. [29] – Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hóa học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. [29] |
3 |
3 |
1 |
||||
2 |
Chuyên đề 10.1 |
Phản ứng hạt nhân |
(1) Nhận biết Nêu được khái niệm về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và phản ứng hạt nhân. [15] (2) Thông hiểu Lấy được ví dụ về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và phản ứng hạt nhân. [27] (3) Vận dụng Viết được sơ đồ phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và viết được phản ứng hạt nhân. (4) Vận dụng cao Áp dụng được định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn số khối để tính toán cho phản ứng hạt nhân. |
1 |
1 |
|||
3 |
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
(1) Nhận biết – Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. [16] – Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). (2) Thông hiểu – Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. – Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. – Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn. – Số thứ tự ô nguyên tố bằng số e = số p. [28] (3) Vận dụng – Xác định được loại nguyên tố dựa vào cấu hình electron và dựa vào tính chất. – Xác định vị trí của nguyên tố khi biết cấu hình electron nguyên tử và ngược lại viết cấu hình electron, dự đoán tính chất dựa vào vị trí trong bảng tuần hoàn. [30] – Giải thích được mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, dẫn ra thí dụ minh họa. (4) Vận dụng cao – Làm bài tập xác định vị trí của một nguyên tố. |
1 |
1 |
1 |
||
Tổng số câu: |
16 |
12 |
2 |
2 |
32 |
|||
Điểm: |
4,0 |
3,0 |
2,0 |
1,0 |
10 |
|||
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức: |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
……………….
Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo
Nội dung đề và đáp án xem trong file tải về
…………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Hóa 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.