Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 gồm sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo.
Đề cương giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều
I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 1
PHÂN MÔN: ĐỊA LÍ 8
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
– Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
– Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.
– Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.
PHÂN MÔN: LỊCH SỬ 8
CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII
– Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
– Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều,Trịnh – Nguyễn.
– Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.
– Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
– Trình bày được khái quát về quá trình khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII.
– Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.
– Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế.
– Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
– Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
– Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
II. Một số câu hỏi ôn tập
Câu 1. Người giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Nghị viện chống lại phe Bảo hoàng trong cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là
A. G. Oa-sinh-tơn.
B. Ô. Crôm-oen.
C. G. Rút-xô.
D. M. Rô-be-spie.
Câu 2. Văn kiện nào dưới đây đã xác định quyền con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Tuyên ngôn Giải phóng.
B. Tuyên ngôn Độc lập.
C. Tuyên ngôn hòa bình.
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh (1642 – 1688)?
A. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.
B. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.
D. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 4. Sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).
B. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).
C. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).
D. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).
Câu 5. Đến đầu thế kỉ XIX, nhờ tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, nước Anh đã vươn lên trở thành
A. “công xưởng của thế giới”.
B. “nông trường của thế giới”.
C. “cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới”.
D. “cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới”.
Câu 6. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Động cơ đốt trong.
B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy hơi nước.
Câu 7. Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Phi-líp-pin.
D. Cam-pu-chia.
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?
A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.
Câu 9. Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, sử gọi là
A. Nam triều.
B. Bắc triều.
C. chính quyền Đàng Ngoài.
D. chính quyền Đàng Trong.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sự thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Xung đột Nam – Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn phân tranh.
B. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.
D. Quân Thanh xâm chiếm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.
Câu 11. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Bãi Cát Vàng.
B. Bạch Long Vĩ.
C. Vạn Lý Hoàng Sa.
D. Vạn Lý Trường Sa.
Câu 12. Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVII – XVIII đã có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
B. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
C. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
D. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.
ĐÁP ÁN
1- B |
2- B |
3- C |
4- A |
5- A |
6- D |
7- C |
8- B |
9- B |
10- A |
11- B |
12- A |
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1. Phần biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng bao nhiêu?
A. 300 nghìn km2
B. 500 nghìn km2
C. 1 triệu km2
D. 2 triệu km2
Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào ở nước ta?
A. Thừa Thiên Huế
B. Đà Nẵng
C. Quảng Nam
D. Quảng Ngãi
Câu 3. Nơi hẹp nhất theo chiều tây – đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Quảng Bình
D. Quảng Trị
Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi ở nước ta?
A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ
C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ
D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ
Câu 5. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào sau đây?
A. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
B. Tây Đông
C. Tây Bắc – Đông Nam
D. Vòng cung
Câu 6. Đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở Việt Nam?
A. Chư-Yang-sin.
B. Pu-sai-lai-leng.
C. Phan-xi-păng.
D. Tây Côn Lĩnh.
Câu 7. Phạm vi của vùng núi Đông Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 8. Phạm vi của vùng núi Tây Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 9. Phạm vi của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
A. Nằm tả ngạn sông Hồng.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
D. phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
Câu 10. Than đá phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11. Bô-xít phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
ĐÁP ÁN
1- C |
2- B |
3- C |
4- D |
5- A |
6- C |
7- A |
8- B |
9- C |
10- A |
11- C |
12- B |
Đề cương giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
I. Câu hỏi ôn tập phân môn Địa lý
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Cà Mau.
Câu 2. Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Cà Mau.
Câu 3. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm của phần đất liền Việt Nam?
A. 1%.
B. 11%
C. 65%.
D. 80%.
Câu 4. Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là
A. đồng bằng.
B. đồi núi.
C. đồi trung du.
D. bán bình nguyên.
Câu 5. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là
A. đông nam-tây bắc và vòng cung
B. đông bắc-tây nam và vòng cung.
C. tây bắc-đông nam và vòng cung.
D. tây nam-đông bắc và vòng cung.
Câu 6. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn
A. Tân kiến tạo.
B. Cổ sinh.
C. Trung sinh.
D. Tiền Cambri.
Câu 7. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?
A. Địa hình cacxtơ.
B. Địa hình đồng bằng.
C. Địa hình đê sông, đê biển.
D. Địa hình cao nguyên.
Câu 8. Địa hình nước ta mang tính chất…………………………..và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
A. cận nhiệt gió mùa.
B. ôn đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa.
D. nhiệt đới khô.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Hình dạng kéo dài lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên ở nước ta?
Câu 2.Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta?
Câu 3.Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
D |
B |
C |
A |
C |
C |
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm |
B.TỰ LUẬN
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 . – Hình dạng dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan tự nhiên nước ta khác biệt rõ ràng giữa các vùng, miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên. |
1đ |
Câu 2: Nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở nước ta: -Khai thác quá mức; Sử dụng lãng phí. -Thăm dò thiếu chính xác; Sự quản lí lỏng lẻo… |
|
Câu 3: – Rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng (1 điểm- mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm) + Xói mòn đất. +Cắt xẻ địa hình. +Xâm thực địa hình. +Lũ quét, sạt lở đất. *Bảo vệ rừng có lợi ích: -Điều hòa khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học… -Hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, xâm thực, sạt lở đất… |
II. Câu hỏi ôn tập phân môn Lịch sử
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trước cách mạng, Pháp là một nước có nền kinh tế
A. nông nghiệp phát triển.
B. công- thương nghiệp lạc hậu.
C. nông nghiệp lạc hậu.
D. công nghiệp lạc hậu.
Câu 2. Kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII có đặc điểm
A. miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.
B. miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.
C. miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.
D. cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn.
Câu 3. Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp?
A. Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.
C. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a..
D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Bru-nây.
Câu 4. Nhân dân Đông Nam Á có thái độ như thế nào đối với chính quyền thực dân đô hộ?
A. Đốt công xưởng, đập phá máy móc.
B. Thành lập các tổ chức công đoàn ở mỗi nước.
C. Tiến hành chạy đua vũ trang.
D. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.
Câu 5. Phương án nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?
A. Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh.
B. Các nước đế quốc cấu kết với nhau.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.
D. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp, đầu hàng, làm tay sai.
Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là
A. chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây.
B. chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.
C. sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
D. sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực.
Câu 7. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
A. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
B. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
C. Tìm cách kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa.
D. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
Câu 8. Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt ở thế kỉ XVI gắn liền với nhân vật nào?
A. Nguyễn Kim.
B. Nguyễn Hoàng.
C. Mạc Đăng Dung.
D. Trịnh Kiểm.
B.TỰ LUẬN
Câu 1 . Nêu một số đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp?
Câu 2 . Nêu những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất?
Câu 3 Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh Nguyễn?n tập phân môn Lịch sử
Câu 4. Trình bày ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
Câu 5. Nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của các cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn?
ĐÁP ÁN
A.TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
C |
A |
D |
B |
A |
D |
B |
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm |
TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung đáp án |
Điểm |
1 (1 điểm) |
Cách mạng tư sản Pháp Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để: – Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. – Cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến, chiến tranh vệ quốc. – Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
4 ý mỗi ý 0,25 điểm Tổng 1 điểm |
1 (0,5 điểm) |
Những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất. – Sản xuất lớn bằng máy móc đã giải phóng sức lao động, thay đổi cách thức lao động của con người. – Thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế thế giới và xã hội hóa hoạt động sản xuất, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. |
2 ý mỗi ý 0,25 điểm Tổng 0,5 điểm |
2 (1,5 điểm) |
Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều: – Triều đình nhà Lê suy yếu , tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc triều). – Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa. – Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều. Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ. * Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn: – Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa. – Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. – Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ. |
6 ý mỗi ý 0,25 điểm Tổng 1,5 điểm |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 4 |
Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anhthế kỉ XVII? |
1,5 |
* Về kết quả: |
0,25 |
|
– Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển. |
||
* Về ý nghĩa: |
0,5 |
|
– Là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến. |
||
* Về tính chất: |
0,25 |
|
– Là một cuộc cách mạng không triệt để vì không xoá bỏ tận gốc chế độ phong kiến và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. |
||
* Đặc điểm chính: |
0,5 |
|
– Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. |
||
Câu 5 |
Nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của các cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn? |
1,5 |
* Nguyên nhân bùng nổ: |
1,0 |
|
– Năm 1533, Nguyễn Kim (võ quan trong Triều Lê) với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” lập ra Nam triều. |
0,25 |
|
– Nhà Mạc gọi là Bắc triều. Xung đột hai dòng họ diễn ra gần 60 năm của thế kỉ XVI, cuối cùng họ Mạc thất bại chạy lên Cao Bằng. |
0,25 |
|
– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai nhỏ tuổi. Con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. |
0,25 |
|
– Mâu thuẫn hai dòng họ Trịnh, Nguyễn bộc lộ và trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh, Nguyễn bùng nổ và kéo dài gần nửa thế kỉ (1627 – 1672). |
0,25 |
|
* Hệ quả: |
0,5 |
|
– Chiến tranh Nam – Bắc triều làm đất nước chia cắt, kinh tế đình trệ, đời sống nhân dân đói khổ. |
0,25 |
|
– Chiến tranh Trịnh – Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. + Gây nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc. |
0,2 |
Đề cương giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Bài 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH VÀ CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ
1. Cách mạng tư sản Anh
* Nguyên nhân:
– Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu đặc biệt là ngành len dạ.
– Xã hội: + Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.
+ Phân hóa thành 2 phe đối lập: Một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là tư sản, quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị.
Sự thay đổi về kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh.
* Diễn biến:
+ 1640: vua sác-lơ triệu tập quốc hội yêu cầu tăng thuế.
+ 1642: Sác- lơ tuyên chiến với quốc hội.
+1649: Sác lơ I bị sử tử.
+ 1658-1688: Nền quân chủ phục hồi.
+ 1688-1689: Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
* Kết quả, ý nghĩa, tính chất
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.
+ Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu
– Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
* Đặc điểm chính: Cách mạng tư sản Anh do giai cấp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
* Nguyên nhân
+ Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
– Kinh tế 13 thuộc địa phát triển mạnh theo con đường TBCN. Thực dân Anh tìm ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa à Thuộc địa mâu thuẫn chính quốc ngày càng gay gắt
Cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ.
* Kết quả:
+ Chiến tranh kết thúc, Anh phải công nhận độc lập của 13 thuộc địa. + Hợp chúng quốc Mỹ được thành lập
+ Năm 1787, Hiến pháp mới được ban hành
* Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mỹ, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giành độc lập trên thế giới
– Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để do. Lãnh đạo: tầng lớp chủ nô và tư sản
– Hình thức: là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.
BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng
a, Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp bùng nổ:
– Nguyên nhân sâu sa:
+ Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển.
+ Chế độ quân chủ chuyên chế, đẳng cấp nặng nề; dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt.
+ Triết học Ánh sáng dọn đường.
– Nguyên nhân trực tiếp: khủng hoảng tài chính, vua Lu-i tăng thuế khiến đời sống nhân dân càng khốn khổ hơn. Nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa.
b. Một số sự kiện tiêu biểu của tiến trình cách mạng tư sản Pháp.
– 14 -7- 1789 quần chúng tấn công chiếm pháo đài-nhà tù Ba-xti
– 26 – 8 1789 Quốc hội thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyển;
– 10 – 8 – 1792, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ phong kiến, thành lập nển cộng hoà;
– 2-6- 1793 nển chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh được thiết lập
– 27 – 7 – 1794, phái tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng thoái trào và kết thúc.
BÀI 3: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
1. Cách mạng công nghiệp Anh
– Nguồn gốc:
+ Giữa thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh do ở đây hội tụ đầy đủ những điều kiện để tiến hành cách mạng; vốn (tư bản}, nhân công và sự phát triển kĩ thuật.
+ Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên trong ngành dệt, sau đó lan ra các ngành khác như GTVT, luyện kim…
– Những thành tựu:
+ Năm 1764: Máy kéo sợi Gien ni.
+ Năm 1769: Máy kéo sợi chạy bằng sức nước của R. Ác-rai.
+ Năm 1784: Máy hơi nước của Giêm Oát.
+ Năm 1785: Máy dệt của E. Các-rai…
– Kết quả, ý nghĩa CMCN: ở Anh đã biến nước này từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới lúc bấy giờ, là “công xưởng của thế giới”.
2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và Mỹ
– Pháp: Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1830, trước tiên trong công nghiệp nhẹ, rồi lan sang công nghiệp nặng vào những năm 1850 – 1870.
+ Kinh tế Pháp nhanh chóng phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
Đức: Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XIX, công nghiệp luyện kim, hoá chất đóng vai trò chủ đạo.
+ Giữa thế kỉ XIX, kinh tế Đức phát triển với tốc độ rất cao. Đến khi thống nhất đất nước (1871), Đức đã trở thành một nước công nghiệp.
Mỹ:+ Quá trình công nghiệp hoá diễn ra khá sớm, bắt đẩu từ công nghiệp nhẹ.
+ Công nghiệp đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu,… rất phát triển.
+ Đến giữa thế kỉ XIX, nước Mỹ đã đứng hàng thứ tư trên thế giới vể giá trị sản xuất công nghiệp (sau Anh, Pháp, Đức).
3. Những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội
* Tích cực:
– Đối với sản xuất:
+ Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiẽu ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dổi dào cho xã hội.
+ Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi: nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,…
+ Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
– Đối với xã hội: Đưa đến sự hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và vô sản.
* Tiêu cực: Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,…
BÀI 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
a.* Nguyên nhân các nước phương Tây xâm nhập các nước Đông Nam Á
– Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên,khoáng sản, nhân công dồi dào, thị trường rộng lớn.
– Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu
– Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,… nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
b. Quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây
– Từ nửa sau thế kỉ XVI tư bản phương Tây tranh giành ảnh hưởng và xâm chiếm hầu hết các nước ĐNA
– Đến giữa thế kỉ XIX, hầu hết thực dân phương Tây đã hoàn thành xâm chiếm các nước Đông Nam Á.(Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam pu chia; Tây Ban Nha chiếm Phi líp- pin; Hà Lan chiếm In- đô- nê- xi- a)
…………………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.