Bạn đang xem bài viết Hãy giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến cho thầy cô và bạn bè cùng lớp Lịch sử 7 Cánh diều Bài 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hãy giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến cho thầy cô và bạn bè cùng lớp là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Lịch sử 7 Cánh diều Bài 8.
Giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến mang đến câu trả lời cực hay được đánh giá cao. Qua đó giúp các bạn lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn hay. Đồng thời nhanh chóng biết cách giới thiệu, hiểu về một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến.
Giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến hay nhất
Vương triều Mô-gôn
Thời gian: 1526- giữa thế kỷ XIX
Dòng dõi: Mông cổ
Thịnh trị: Dưới triều vua A-cơ-ba
Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
Chính sách: Hòa hợp tôn giáo, dân tộc
Xã hội: Địa chủ và nông dân
Hoàn cảnh ra đời Vương triều Hồi giáo Đê-li
– Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.
– Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.
Chính sách cai trị của A-cơ-ba
– Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông cổ (thực ra là gốc Trung Á Hồi giáo), gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ Ấn giáo, có tỉ lệ gần như bằng nhau ;
– Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc ;
– Tiến hành đo đạc lại ruộng đất đế định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường ;
– Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.
Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba được coi như là một vị anh hùng dân tộc ; ngày nay tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình, xứng với danh hiệu của Ông là Đấng Chí tôn A-cơ-ba.
Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán. Một số vị vua đã dùng biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề, bắt các quý tộc có ý chống đối phải vâng lời.
Con và cháu của A-cơ-ba là Gia-han- ghi-a (1605 – 1627) và Sa Gia-han (1627 – 1658) đã chiếm đoạt rất nhiều của cải. Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ (La Ki-la), dưới thời Sa Gia-han trên hai bờ sông Y-a-mu-na ở Bắc Ấn Độ.
Những công trình đó đã trở thành di sản văn hoá bất hủ, niềm tự hào vĩnh cửu về sự sáng tạo, niềm xúc động sâu sắc và tình cảm cao quý của con người. Nhưng Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã làm cho sự đối kháng của nhân dân tăng thêm, do lạm dụng quyền lực, công quỹ cùng sức lao động của dân. Hai ông vua này hầu như đã đốt cháy tất cả thành quả của vua A-cơ-ba.
Ít lâu sau, tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.
Trong lúc đó, thực dân Bồ Đào Nha đến từ thời kì đầu vương triều và ngày càng nhiều, nhất là dưới thời Sa Gia-han. Họ đã lập các điểm buôn bán như I Điu, Đa-man… Vua cuối của Vương triều là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hãy giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến cho thầy cô và bạn bè cùng lớp Lịch sử 7 Cánh diều Bài 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.