Bạn đang xem bài viết Kế hoạch tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc Mẫu kế hoạch tổ chức ngày đại đoàn kết khu dân cư tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kế hoạch tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ nêu lên những việc cần làm, xây dựng trước các nội dung sẽ phải thực hiện trong ngày 18/11. Mỗi năm Kế hoạch tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ có những thay đổi nhưng các bạn có thể tham khảo các mẫu kế hoạch dưới đây và triển khai cho đơn vị mình một kế hoạch cụ thể, khác biệt.
Năm 1986 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 – ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Dưới đây là chi tiết kế hoạch tổ chức mời các bạn tham khảo mẫu kế hoạch đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm kịch bản, lời dẫn chương trình để chuẩn bị thật chu đáo cho ngày hội.
Kế hoạch tổ chức ngày đại đoàn kết năm 2022
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH…….. BAN THƯỜNG TRỰC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……, ngày…. tháng…. năm 2022 |
KẾ HOẠCH
Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022
Thực hiện Hướng dẫn số 71/HD-MTTW-BTT, ngày 24/9/2022 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về hướng dẫn tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc và sự gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong cộng đồng; phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Tổ chức Ngày hội để kịp thời động viên, khích lệ Nhân dân đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, cùng nhau phát triển kinh tế – xã hội và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 giành “thắng lợi kép”. Ngày hội đại đoàn kết là dịp để Nhân dân tự đánh giá kết quả tự quản của cộng đồng; suy tôn, biểu dương các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước năm 2022.
2. Yêu cầu
Tổ chức ngày hội đại đoàn kết các dân tộc năm 2022 tại các địa bàn khu dân cư phải đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm, an toàn, tránh hình thức, lãng phí, đồng thời thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tùy tình hình thực tế, phần Lễ có thể tổ chức ngắn gọn, phần Hội lựa chọn các nội dung phù hợp tạo không khí vui tươi và thu hút sự tham gia của người dân.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối với các khu dân cư trên địa bàn các huyện, thành phố có tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, các hoạt động trở lại bình thường
1.1. Nội dung và hình thức tuyên truyền
a. Nội dung tuyên truyền
Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 91 năm qua; tuyên truyền về kết quả thực hiện Đại hội Đảng các cấp; về các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các
phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, khu dân cư; các gương điển hình, tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; về những mô hình, cách làm hay trong phát huy vai trò tự quản của Nhân dân ở cộng đồng khu dân cư.
b. Hình thức tuyên truyền
+ Tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, cuộc họp, sinh hoạt của khu dân cư, sinh hoạt của các đoàn thể nhân dân.
+ Xây dựng panô, áp phích, khẩu hiệu ở các khu trung tâm, các cơ quan, công sở trang trí băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động trong dịp kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.2. Triển khai các hoạt động ở khu dân cư trong dịp tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc
– Đánh giá kết quả thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư, thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện năm tới; biểu dương, khen thưởng các hộ gia đình, cá nhân tích cực đóng góp vật chất, tinh thần, ngày công xây dựng cộng đồng, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
– Tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Mặt trận qua các thời kỳ; động viên các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu; chia sẻ, giúp đỡ gia đình khó khăn trên địa bàn dân cư.
– Đánh giá các hoạt động do cộng đồng triển khai như các công trình được hỗ trợ thực hiện, các mô hình tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
– Trao tặng Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn. – Động viên các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trong dịp diễn ra Ngày hội.
– Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ phố, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây xanh; chỉnh trang khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp.
1.3. Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc ở khu dân cư * Phần Lễ (tổ chức không quá 90 phút):
– Văn nghệ chào mừng;
– Chào cờ;
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu kết hợp ôn lại 91 năm MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2022).
– Báo cáo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (hoặc Liên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư hoặc Ủy ban MTTQ cấp xã).
Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tình hình khối đại đoàn kết các dân tộc và kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở khu dân cư năm 2022.
– Các đại biểu trao đổi, thảo luận;
– Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có);
– Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19;
– Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (chỉ mời 01 lãnh đạo cao nhất phát biểu tại ngày hội);
– Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hưởng ứng thi đua góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của khu dân cư, của xã (phường, thị trấn ) năm 2022; – Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.
* Phần hội (có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ)
Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (chú trong phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc tạo khí thế sôi nổi trong Ngày hội).
1.4. Thành phần tham gia Ngày hội
– Toàn thể Nhân dân hoặc đại diện gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; người dân đi làm ăn xa quê hương; cán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang các cấp đóng trên địa bàn.
– Mời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động hỗ trợ, đóng góp cho cộng đồng dân cư.
– Mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp, đại biểu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thôn, xã, huyện đến dự Ngày hội. 2. Trường hợp đối với các khu dân cư trên địa bàn các huyện, thành phố tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không đảm bảo để tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc theo hình thức tập trung
– Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp, thông qua Trạm truyền thanh, loa phóng thanh, công nghệ thông tin (Zalo, Facebook, Viber…) theo các nội dung tuyên truyền ở điểm (a), mục 1.1, phần II của kế hoạch này.
– Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề xuất, tham mưu để Đảng ủy chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tặng giấy khen biểu dương các tập thể, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhất là tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
– Ở các khu dân cư, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm đảm bảo khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp, an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
– Có hình thức tặng quà phù hợp các hộ gia đình có công, hộ nghèo khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19; thăm các gia đình có người thân bị chết do dịch bệnh Covid-19 (nếu có).
3. Đối với các khu dân cư trên địa bàn các huyện, thành phố đang thực hiện phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội
– Tuyên truyền, vận động, khơi dậy, phát huy tinh thần đại đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
– Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện, trợ giúp những gia đình, cá nhân khó khăn, tặng các phần quà đại đoàn kết, túi an sinh… không để người dân nào khó khăn không được trợ giúp.
– Có hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng phù hợp đối với các tập thể, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua, tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19.
III. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Thời gian: Thời gian tổ chức Ngày hội diễn ra 01 ngày, tập trung trong khoảng từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 18/11/2022.
2. Hình thức tổ chức ngày hội
– Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh chủ trì tổ chức các hoạt động nhân Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2022). – Tổ chức ngày hội ở khu dân cư, tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa bàn, các đơn vị tổ chức ngày hội báo cáo xin chủ trương của cấp ủy về việc tổ chức Ngày hội được thực hiện quy mô, số lượng đại biểu phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu dân cư, tình hình dịch bệnh và bảo đảm vai trò chủ trì việc tổ chức Ngày hội được thực hiện như sau:
+ Tổ chức Ngày hội ở 01 khu dân cư: do Ban Công tác Mặt trận chủ trì; + Tổ chức Ngày hội từ 02 khu dân cư trở lên (Liên khu dân cư): do Ban Công tác Mặt trận các khu dân cư phối hợp chủ trì;
+ Tổ chức Ngày hội trong phạm vi toàn xã (phường, thị trấn): do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Công tác Mặt trận khu dân cư thực hiện.
3. Hình thức trang trí
– Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư.
– Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:
(Biểu trưng của Mặt trận) NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn) …. Ngày….. tháng…. năm 2022 |
IV. KINH PHÍ TỔ CHỨC NGÀY HỘI
– Ở cấp tỉnh, huyện: Thực hiện trên cơ sở kế hoạch và dự trù kinh phí hàng năm được phê duyệt.
– Ở cấp xã và khu dân cư: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 121/TT BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và từ nguồn xã hội hóa để tổ chức Ngày hội và để khen thưởng, biểu dương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2022).
– Căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, thực hiện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức thành viên, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và của Tỉnh tuyên truyền, đưa tin trước, trong và sau ngày hội. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hướng dẫn bình xét và công nhận các danh hiệu ở khu dân cư.
– Chọn và tham dự các điểm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư tại các huyện, thành phố.
– Báo cáo và xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy mời các đồng chí Lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách địa bàn tham dự “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư.
– Phân công các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tham dự Ngày hội tại một số Khu dân cư.
– Cập nhật thông tin về tình hình tổ chức Ngày hội tại các khu dân cư, báo cáo nhanh về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trước 11h hàng ngày từ 01/11 đến 18/11/2022.
– Tổng hợp và báo cáo kết quả tổ chức Ngày hội trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố
– Báo cáo cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành liên quan, các tổ chức thành viên cùng cấp để thống nhất chủ trương, nội dung, hình thức, thời gian tiến hành tổ chức thực hiện. Đồng thời xây dựng kế hoạch, hướng dẫn Ủy ban MTTQ các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
– Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2022).
– Tùy điều kiện thực tế, tổ chức các hoạt động tọa đàm, gặp mặt các thế hệ lãnh đạo, cán bộ Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, thành phố để ôn lại lịch sử và truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong 91 năm qua.
– Chủ động chọn điểm tổ chức ngày hội (quan tâm lựa chọn các điểm ở nơi có điều kiện khó khăn để tổ chức Ngày hội) và mời Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng cấp đến dự ngày hội. Sau khi thống nhất chọn điểm tổ chức ngày hội, thành phố Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập mỗi huyện chọn 02 điểm, các huyện còn lại mỗi huyện lựa chọn 01 điểm (01 khu dân cư tổ chức ngày hội) gửi danh sách về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh trước ngày 15/10/2022 để tổng hợp.
– Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình, tuyên truyền và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng trước, trong và sau dịp tổ chức Ngày hội.
– Cập nhật thông tin về tình hình tổ chức Ngày hội tại các khu dân cư, báo cáo nhanh về Ủy ban MTTQ Việt Nam trước 10h00 hàng ngày từ 01/11 đến 18/11/2022.
3. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn – Chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các Ban công tác Mặt trận khu dân cư chọn điểm tổ chức thực hiện.
– Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các xã, phường, thị trấn và Ban công tác Mặt trận chuẩn bị tốt nội dung, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở để tổ chức thực hiện có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả.
4. Đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức ngày hội và tham dự ngày hội tại một số đơn vị chọn điểm tổ chức.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc năm 2022 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
T/M. BAN CÔNG TÁC MTTQ…….. TRƯỞNG BAN ….………….………………………… |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kế hoạch tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc Mẫu kế hoạch tổ chức ngày đại đoàn kết khu dân cư tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.