Bạn đang xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học hay tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, để đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Thể dục thể thao không những góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho học sinh mà còn nâng cao năng lực, phát triển trí óc, giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm biện pháp rèn kỹ năng đọc. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết:
Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học
I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
“Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
– Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khỏe cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
– Với lời dạy quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta lấy đó là nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
– Ngoài việc giáo dục các mặt: trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức còn có các công tác giáo dục thể chất cho các em. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng trong góp phần hình thành con người phát triển toàn diện, cân đối về mọi mặt, đặc biệt là đối với học sinh. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, coi sức khỏe là vốn quý nhất của con người. chúng ta không thể có ngay một thế hệ thanh niên với sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng để tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học để thúc đẩy phát triển đất nước. Mà có được lực lao động trẻ, khỏe mạng, sáng tạo đó thì ngay từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng họ phải được giáo dục phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất, phẩm chất đạo đức trong sáng, phát triển trí tuệ để khi trưởng thành họ đáp ứng được vai trò to lớn của mình là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta khi đưa ra chương trình giáo dục thể chất vào hệ thống giáo dục trong các trường.
– Mục đích của giáo dục thể chất là giáo dục những kỹ năng vận động cơ bản của các em. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một điều quan trọng hơn đó là phát triển các tố chất thể lực như: tố chất sức nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo, … Ở đây tôi chỉ đi sâu vào vấn đề giáo dục thể chất trong Trường tiểu học số 2 Thái Niên. Đó là việc sử dụng các phương pháp giáo dục tố chất vận động cơ bản cho các em. Ở cấp tiểu học, phương tiện được sử dụng rộng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất chính là các bài tập trò chơi vận động. Các trò chơi vận động được sử dụng trong quá trình giáo dục thể chất đều mang tính mục đích rõ ràng: hoàn thiện các năng lực vận động, tạo cho các em hứng thú và thực hiện các bài tập một cách tự giác tích cực, trong quá trình tham gia trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, vui mừng khi chiến thắng, buồn bã khi thua. Nên trong quá trình chơi, các em phải thể hiện hết mọi khả năng về sức lực, tập trung chú ý chí, trí thông minh, sự sáng tạo của mình để giúp cho đội thắng cuộc. Đây chính là điểm thuận lợi trong quá trình giáo dục thể chất để nâng cao và phát triển các tố chất thể lực của học sinh khi sử dụng các bài tập trò chơi vận động.
– Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cơ sở thực tiễn cần thực hiện như thế nào ?
2. Cơ sở thực tiễn
– Muốn học tốt các môn thể dục thể chất nói chung và trò chơi vận động nói riêng. Trò chơi vận động giúp các em có điều kiện hòa nhập vào tập thể, các em được thoải mái trong giờ học thể dục cũng như vui vẻ, thoải mái để bước vào môn học tiếp theo.
– Một số trò chơi vận động giúp các em phát triển thể lực
TT |
Tên trò chơi |
Lượng vận động |
Mục đích trò chơi |
Yêu cầu thực hiện |
|
SL |
TG |
||||
1 |
Chạy nhanh theo số |
6 lần |
10’/lần |
Rèn luyện kỹ năng chạy phát triển sức bền tốc độ, sự khéo léo tinh thần tập thể tính kỷ luật. |
Học sinh đứng đúng vị trí của minh, tự giác tích cực trong khi chơi. |
2 |
Giành cờ chiến thắng |
4 lần |
10’/lần |
Rèn luyện kỹ năng chạy, khả năng phối hợp vận động nhanh nhẹn khéo léo, phát triển sức bền tốc độ |
Sân bãi rộng rãi bằng phẳng khi chơi phải tự giác, tích cực đúng luật |
3 |
Mèo đuổi chuột |
4 lần |
10’/lần |
Phát triển sức nhanh, sự thông minh, sáng tạo, mềm dẻo, khéo léo định hướng tốt trong không gian |
Tự giác tích cực trong khi chơi, không được vượt quá xa vòng tròn. |
4 |
Lò cò tiếp sức |
4 |
10’/lần |
Phát triển sức mạnh bền, khắc phục trọng lượng cơ thể nâng cao tinh thần tập thể |
Thực hiện động tác liên tục trên 1 chân. Vòng qua vật chuẩn đúng quy định, tự giác tích cực |
5 |
Lăn bóng tiếp sức |
5 |
10’/lần |
Rèn luyện khéo léo, mềm dẻo của học sinh, phát triển khả năng phối hợp vận động và cảm giác tốt trong không gian |
Học sinh lăn bóng theo hình Zích Zắc, qua đó chạy về đưa bóng cho đồng đội. |
6 |
Bóng chuyền 6 |
6 |
10’/lần |
Phát triển sức bền, khả năng phối hợp, sự khéo léo, cảm giác chính xác trong không gian tinh thần đồng đội. |
Thực hiện đúng luật chơi, tự giác tích cực không được xô đẩy đối phương khi tranh bóng |
3. Một số trò chơi và hình ảnh minh họa
– Trò chơi: Chạy nhanh theo số
– Chuẩn bị:
+ GV cho HS tập hợp từ 2 đến 5 hàng, mỗi hàng từ 6 đến 10 HS, hai đội có số lượng người bằng nhau. Hàng nọ cách hàng kia 3 – 4m. Cho các em điểm số từ 1 đến hết, nhắc học sinh nhớ số đã điểm.
– Cách chơi: GV gọi số nào thì số đó chạy nhanh 1 vòng quanh hàng của mình. Bạn nào chạy nhanh về chỗ của mình trước thì đội đó sẽ chiến thắng. sau đó GV gọi số khác. Trò chơi cứ như vậy tiếp tục, Gv tổ chức cho các em chơi khoảng 10 đến 15 lần.
– Phương pháp giảng dạy:
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi
+ Cho các em chơi thử 1 – 2 lần sau đó cho chơi chính thức. trong quá trình chơi Gv phải quan sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội quy, đặc biệt là không được ngáng tay, ngáng chân cản trở đường chạy của các bạn.
– Tính hữu ích của trò chơi này là: Qua trò chơi giúp cho HS phát triển rất tốt về sự phản xạ. Đặc biệt phát triển về sức nhanh, khéo léo và tính kỷ luật.
– Trò chơi: Mèo đuổi chuột
– Chuẩn bị: Tập hợp HS nơi sạch sẽ thoáng mát, bằng phẳng. Các em nắm tay nhau thành một vòng tròn rộng, mặt quay vào phía trong. Gv quy định tay của hai em nắm ở trên cao đó là “lỗ hổng”, hai tay nắm dưới thấp là nơi không có “lỗ hổng”. Chọn một em đóng vai “mèo”, một em đóng vai “chuột”, hai em đứng trong vòng tròn và cách nhau 3 – 4m.
– Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của GV, các em đứng ở vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc ta các câu sau:
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Ta nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát”
Sau từ “thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi “mèo” còn “mèo” phải nhanh chóng luồn theo các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để bắt “chuột”. “Chuột” chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi “Mèo” không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp “mèo” lấy tay đập nhẹ vào người “chuột” coi như “chuột” bị bắt. Trò chơi dừng lại và các em đổi chỗ cho nhau hoặc đổi đôi khác. Nếu sau 2 – 3 phút mà mèo không bắt được “chuột” thì nên thay bằng đôi khách, tránh chơi quá sức. Các em không được đuổi hoặc chạy trước khi hát song. Khi chạy qua các lỗ hổng các em đứng ở vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.
– Phương pháp giảng dạy:
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi
+ GV dạy các em học thuộc vần thơ trước khi chơi
+ Cho các em chơi thử 1 – 2 lần sau đó cho chơi chính thức. trong quá trình chơi Gv phải quan sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú ý tránh vi phạm nội quy, đặc biệt là không được ngáng tay, ngáng chân cản trở đường chạy của các bạn.
– Tính hữu ích của trò chơi này là: Qua trò chơi giúp cho HS phát triển về ngôn ngữ, HS sẽ tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt qua trò chơi “mèo đuổi chuột” giúp HS phát triển về sức nhanh, sức bền, khéo léo và tính kỷ luật.
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học hay tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.