Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 Bộ đề thi Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 do chúng tôi biên soạn sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình ôn tập và kiểm tra môn Ngữ văn.
Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.
Tài liệu bao gồm:
- 2 đề thi Ngữ văn lớp 11 CTST
- 24 trang tài liệu
- Cấu trúc gồm: Nội dung ôn tập, Đề cương ôn tập, Đề thi
- File Word có thể chỉnh sửa.
- File PDF thuận tiện in trên Mobile.
Minh họa đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ Văn 11 CTST
Câu 1. Hãy thống kê các thể loại văn học đã học và nêu đặc điểm.
Đáp án:
– Tùy bút/ tản văn: thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận……
– Văn bản nghị luận: lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.
– Truyện thơ dân gian: thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
– Truyện thơ Nôm: có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lý – có.
– Văn bản thông tin tổng hợp: sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/sơ đồ/ bảng biểu,…), nhiều phương thức biểu đạt ( thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,…)
– Bi kịch: nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.
Câu 2. Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:
– Một văn bản truyện thơ
– Một văn bản bi kịch
Đáp án:
– Tú Uyên gặp Giáng Kiều: Chàng thư sinh nghèo Trần Tú Uyên đem lòng tương tư nàng tiên nữ Giáng Kiều sau khi gặp được nàng trong một lần đi xem hội xuân. Tình yêu đó khiến chàng ôm mộng ngày đêm nhung nhớ và sớm khuya ôm mộng đến sinh bệnh, “chồn” cả người. Một hôm, chàng trở về nhà và thấy cơm canh đã bày sẵn đầy đủ như “bát trân” và bắt gặp một người con gái trong tranh bước ra. Từ đó, chàng và Giáng Kiều đồng vợ đồng chồng chung sống hạnh phúc, vốn có duyên trời định “ba sinh” với nhau.
– Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Cửu Trùng Đài càng xây cao, càng tốn kém thêm tiền của và nhiều tai nạn. Mâu thuẫn giữa thợ xây đài và nhân dân, với hôn quân Lê Tương Dực và Vũ Như Tô ngày càng sâu sắc. Lợi dụng tình hình đó, phe phản dịch trong triều đình do Trịnh Duy Sản cầm đầu dấy binh làm loạn. Biết có biến, Đan Thiềm tìm gặp Vũ Như Tô, nhiều lần khuyên ông chạy trốn nhưng Vũ Như Tô không nghe. Sau khi giết vua, phe phản loạn lập triều đình mới, thợ xây đài và đám đông dân chúng hùa theo phe phản loạn, chống lại Vũ Như Tô. Những ai thân cận với Lê Tương Dực đều bị truy đuổi, chém giết. Đan Thiềm hiểu rằng Vũ Như Tô đã hết cơ hội bỏ trốn. Đan Thiềm bị giải đi, từ biệt Vũ Như Tô trong đau đớn, tuyệt vọng. Còn Vũ Như Tô một mực không tin mình có tội, vẫn nuôi hi vọng rằng: An Hoài Hầu – một trong những kẻ cầm đầu phe phản loạn sẽ giúp ông xây dựng Cửu Trùng Đài xong. Nhưng sau đó, Cửu Trùng Đài bị chính An Hoài Hầu đốt thành tro bụi. Vũ Như Tô hiểu ra mọi chuyện, chấp nhận bị giải ra pháp trường, đón nhận cái chết.
Câu 3. Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới dây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):
– Tùy bút, tản văn.
– Truyện thơ
– Bi kịch
Đáp án:
Thể loại |
Những lưu ý khi đọc hiểu văn bản |
Tùy bút, tản văn |
Yếu tố tự sự, trữ tình trong tản văn,… |
Truyện thơ |
Cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,… |
Bi kịch |
Hành động trong bi kịch, cốt truyện trong bi kịch, xung đột trong bi kịch, nhân vật,… |
Câu 4. Nêu một số điểm tương đồng, khác biệt về cách miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính trong hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ Văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị kính, sách Ngữ văn 11, tập một).
Đáp án:
So sánh |
Thị Mầu lên chùa |
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu |
Sự tương đồng |
– Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính. – Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian. |
|
Sự khác biệt |
– Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính |
– Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính. |
Câu 5. Nêu và phân tích một đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét trong các văn bản đã học (trích Vũ Như Tô và Hăm-lét, sách Ngữ văn 11, tập một).
Đáp án:
Đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét trong các văn bản đã học:
– Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác.
– Nhân vật bi kịch đều được tác giả khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lý tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lý tưởng của bản thân.
– Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình.
Câu 6. Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào?
Đáp án:
– Phương tiện phi ngôn ngữ là phương tiện bao gồm hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ… hỗ trợ trong việc truyền tải quan điểm, ý tưởng.
– Tác dụng: cụ thể hóa nội dung thuyết minh, tăng tính sinh động, thu hút người đọc người nghe.
Câu 7. Nêu những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Đáp án:
– Phần mở đầu: xác định và nêu được đúng đối tượng đề bài yêu cầu
– Phần thân bài:
- Miêu tả bao quát đối tượng
- Miêu tả cụ thể từng phương diện của đối tượng theo trình tự hợp lý
- Giới thiệu được một số nổi bật của đối tượng
- Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng
– Phần kết bài: tổng kết vấn đề, đánh giá và cảm nhận người viết
Câu 8. Tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.
Đáp án:
– Giải thích nghĩa của từ:
- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ
- Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
- Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
– Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu: ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân – kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết
– Cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo: trích dẫn gồm trực tiếp và gián tiếp; danh mục tài liệu tham khảo cần ở cuối.
– Đặc điểm ngôn ngữ nói:
- Đa dạng về ngữ điệu
- Thường sử dụng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng,…
- Sử dụng câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp,…
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ,…
– Đặc điểm ngôn ngữ viết
- Thể hiện qua chữ viết, hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự
- Từ ngữ chọn lọc, phù hợp phong cách, tránh sử dụng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương
- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dài, nhiều thành phần,…
- Sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…
Xem thử Bộ đề thi Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo
………..Xem chi tiết tại file tải dưới đây……….
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 Bộ đề thi Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.