Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn ra đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27 Cách ra đề thi học kì 1 lớp 1 và bảng ma trận 3 mức độ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hướng dẫn ra đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27 giúp thầy cô tham khảo, nắm được cấu trúc, biết cách xây dựng đề thi cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 theo đúng quy định mới nhất.
Với các tiêu chí, yêu cầu rất chi tiết cho bài kiểm tra đọc, kiểm tra viết. Phần đọc hiểu, học sinh cần nhận biết cấu tạo tiếng, hiểu nghĩa từ, câu đơn giản trong bài đọc, biết điền tiếng, từ thích hợp, còn phần viết thì yêu cầu viết chính tả, bài tập chính tả và câu. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm hướng dẫn ra đề thi học kì 1 môn Toán 1.
Cách ra đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27
I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc tiếng (kết hợp nghe nói) (6 điểm)
a) Nội dung kiểm tra
- Đọc thành tiếng chữ cái và tổ hợp chữ cái ghi âm, ghi vần đã học;
- Đọc tiếng và đọc từ kết hợp hiểu nghĩa từ (có thể kèm gợi ý từ bằng hình ảnh);
- Đọc câu, đoạn ngắn (có thể kết hợp trả lời một câu hỏi đơn giản về nội dung câu, đoạn vừa đọc.
b) Tiêu chí đánh giá
- Thao tác đọc đúng: tư thế, cách cầm sách (phiếu), cách đưa mắt đọc, phát âm các âm, vần cần phân biệt (1 điểm).
- Đọc trơn, đúng tiếng, từ, cụm từ, câu (không đọc sai quá 10 tiếng) (3 điểm).
- Bước đầu biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu cuối câu (1 điểm).
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung câu, đoạn vừa đọc (1 điểm) (vùng có điều kiện).
c) Có thể đánh giá theo thang điểm sau:
* Đọc thành tiếng các vần: 2 điểm
- Đọc đúng, to, rõ ràng, đảm bảo thời gian: 0,25 đ/vần.
- Đọc sai hoặc không đọc được (dừng lại quá 5 giây/vần): không cho điểm.
* Đọc thành tiếng các từ: 2 điểm
- Đọc đúng, to, rõ ràng, đảm bảo thời gian: 0,25 đ/từ.
- Đọc chậm hoặc còn đánh vần: trừ chung 0,5 đ – 1 đ.
- Đọc sai hoặc không đọc được (dừng lại quá 5 giây/từ): không cho điểm
* Đọc thành tiếng các câu văn: 2 điểm
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy các câu văn: 2 đ.
- Đọc sai hoặc dừng lại lâu để đánh vần ở 1- 2 từ, tiếng khó, trừ 0,25 đ/1 từ.
- Đọc sai nhiều hoặc không đọc được: không cho điểm
* Giáo viên quan sát thêm tư thế, cách cầm sách, cách đưa mắt đọc, cách ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu để trừ thêm từ 0,5 – 1 điểm nếu học sinh chưa đạt nội dung này.
2. Đọc hiểu (4 điểm)
a) Nội dung kiểm tra
- Nhận biết cấu tạo tiếng, hiểu nghĩa từ, câu đơn giản trong bài đọc, biết điền tiếng, từ thích hợp để hoàn chỉnh câu văn.
- Đọc thầm 1 đoạn văn ngắn (khoảng 40 – 50 chữ) và trả lời đúng 2 – 4 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm.
- Bài tập đặt câu với từ cho trước (1 câu) (vùng học sinh có điều kiện)
b) Ma trận câu hỏi
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu Số điểm |
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
Tìm tiếng, từ chứa vần đã học | Số câu | 1 TN | 1 | ||
Câu số | 1 | ||||
Điền tiếng, từ thích hợp để hoàn chỉnh câu văn | Số câu | 2 TN | 2 | ||
Câu số | 4, 5 | ||||
Trả lời câu hỏi về các chi tiết, nội dung bài đọc | Số câu | 1 TN | 1 TN | 2 | |
Câu số | 2 | 3 | |||
Số điểm | 2 | 1 | 1 | 4 |
II. BÀI KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (15 phút – 6 điểm)
a) Nội dung kiểm tra
- Học sinh nhìn – viết (hoặc nghe – viết) các vần, từ ngữ đã học, viết đúng câu văn hoặc thơ (tốc độ viết khoảng 20 – 25 chữ/15 phút; đề ra khoảng từ 20 đến dưới 25 chữ – tùy trình độ học sinh của lớp)
- Phần vần, từ ngữ: khoảng 5 – 7 vần, từ ngữ mang vần đã học.
- Phần câu văn (hoặc thơ): 1 – 2 câu ngắn hoặc 1 khổ thơ độ dài khoảng 15 – 16 chữ, nội dung quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu.
b) Tiêu chí đánh giá
- Tốc độ viết đạt yêu cầu (20 – 25 chữ/15 phút): 2 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, cỡ chữ vừa; trình bày sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 3 điểm.
c) Có thể đánh giá như sau
- Nội dung bài – viết đúng (5 điểm): Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, thiếu chữ) trừ 0,5 điểm/ 1 lỗi. Các lỗi sai trong bài giống nhau chỉ trừ một lần điểm.
- Chữ viết (1 điểm): Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, cỡ chữ vừa; trình bày sạch, đẹp. Tùy theo chữ viết, trình bày của học sinh, trừ chung từ 0 – 0,5 – 1điểm.
2. Bài tập chính tả và câu (4 điểm – 20 phút)
- Bài tập về chính tả âm vần (một số hiện tượng chính tả bao gồm các chữ có vần khó, dễ nhầm lẫn; các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh) – khoảng 8 ý : 2 điểm.
- Bài tập nối (hoặc điền) từ ngữ để tạo thành câu (4 ý): 1 – 2 điểm.
- Bài tập đặt câu với từ cho trước (1 câu): 1 điểm (vùng có điều kiện).
3. Lưu ý: bài tập chính tả học sinh làm trên giấy đã in sẵn đề, mẫu chữ, cỡ chữ phù hợp với học sinh lớp 1.
III. CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
1. Điểm bài kiểm tra đọc (đọc thành tiếng và đọc hiểu), bài kiểm tra viết (chính tả và bài tập) cho điểm theo thang điểm 10, có thể cho lẻ đến 0,5; không làm tròn ở từng bài kiểm tra.
2. Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của điểm bài kiểm tra Đọc và bài kiểm tra Viết, làm tròn theo quy tắc chung, không cho điểm thập phân.
Đề tham khảo kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27
Đề tham khảo 1
I. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng (6 điểm)
Bài 1:
Ở quê có khóm tre ngà vị vu gió. Đêm về, có chú đom đóm nho | nhỏ lấp ló ở bờ tre. Nghỉ hè, trẻ em ở xóm đụ họp, nô đùa tấp nập lắm.
Câu hỏi: Ở quê, đêm về có con gì lấp ló ở bờ tre?
Bài 2:
Mướp nhà bà vừa ra quả. Quả mướp khá to, bổ ra thơm lắm. Bé cầm quả mướp cú trầm trồ. Bé thủ thỉ bà: “Mướp thơm bờ nhỉ?”.
Câu hỏi: Bé thấy quả mướp thế nào?
Bài 3:
Hè về, mẹ Và Lê đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Mẹ để Lê Tụ đi bộ, tản mát hồ. Khi về, Lê cứ nhớ làn gió mát ở Đà Lạt.
Câu hỏi: Đi nghỉ mát về, Lê nhớ nhất điều gì?
Bài 4:
Chủ nhật, bố mẹ đi chợ, chỉ có Lê và chị Nga ở nhà. Thật bất ngờ, | bà ở quê ra. Bà có giỏ mận làm quà cho cả nhà.
Câu hỏi: Ở quê ra, bà có quà gì cho cả nhà?
2. Đọc hiểu (4 điểm)
BÉ HÀ MÊ VẼ
Bé Hà rất mê vẽ. Bé vẽ chú cún con mắt tròn ươn ướt. Bé vẽ khóm tre giữa làng. Bé vẽ giàn bí, quả già to như chân bố. Bé vẽ xe ô tô của chú đi băng băng trên phố…Tất cả bé vẽ lên trang vở trắng.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bé Hà rất mê làm gì? (M1) | |
A. Hát | C. Múa |
B. Vẽ | D. Đi học |
Câu 2: Nối đúng (M1) |
|
Câu 3: Bé Hà đã vẽ được những gì? (M2) | |
A. con mèo, chó, giàn bí | C. chú cún, giàn bí, khóm tre, xe ô tô |
B. búp bê, khóm tre | D. vẽ chị, xe ô tô |
Câu 4 : Sắp xếp các tiếng để được câu đúng: vẽ/ rất đẹp/ bé. (M3) |
II. Chính tả (Tập chép)
Rằm tháng tám, trăng sáng vằng vặc. Cá rô rủ cá cờ đi ngắm trăng. Cả đàn cá mê mẩn ngắm trăng bàng bạc in rõ khắp mặt hồ.
III. Bài tập chính tả
Câu 1: Điền ng hay ngh: (M1)
………ỉ hè ; bí …….. ô
Câu 2: Điền an hay at: (M1)
con ng………; bé h ……..
Câu 3: Viết tên con vật dưới mỗi tranh (M2)
…………………………… |
…………………………….. |
Câu 4: Ghép 2 tiếng thành 2 từ rồi viết lại: (M3)
Đề tham khảo 2
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: TIẾNG VIỆT (Bài kiểm tra Viết) – LỚP 1
(Thời gian làm bài: 35 phút)
1. Chính tả (nhìn – viết hoặc nghe – viết, 15 phút) (6 điểm)
âm, ươt, iêng, ênh |
vườn cây, xinh xắn |
Một ngày yên ả Bên cửa khép hờ Bé ngồi đọc sách Cún nằm ngủ mơ. |
(Giáo viên chép lên bảng hoặc đọc cho học sinh viết vào giấy ô ly hoặc đề thi có dòng kẻ trong thời gian 15 phút).
2. Bài tập (15 phút – 4 điểm)
a) Chọn âm, vần, tiếng thích hợp điền vào chỗ trống :
– c hay k: … à chua, gói …ẹo
– ng hay ngh: ngh.’… ngơi, cá …ừ
– ân hay âng: nhà cao t .`……., s…… chơi
– sương hay xương: giọt ………. .. ., …………. rồng
b) Nối ô chữ thích hợp:
(Học sinh làm bài vào đề in sẵn, lưu ý dùng mẫu chữ, cỡ chữ phù hợp với lớp 1).
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn ra đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27 Cách ra đề thi học kì 1 lớp 1 và bảng ma trận 3 mức độ tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.